TIN NỔI BẬT |#ffcc00

TIN NỔI BẬT |#ffcc00 (42)

11 dấu hiệu F0 cần được cấp cứu và chuyển viện theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế

TTO - Theo hướng dẫn mới nhất do Bộ Y tế vừa ban hành, người bệnh COVID-19 cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời nếu có bất cứ một trong 11 dấu hiệu sau.

Đọc bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://tuoitre.vn/11-dau-hieu-f0-can-duoc-cap-cuu-va-chuyen-vien-theo-huong-dan-moi-nhat-cua-bo-y-te-20220201180904398.htm

Bộ Y tế cho phép Hà Nội sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0

 

Tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, số mắc có xu hướng tăng. Vì thế, nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả test nhanh dương tính thì cũng được xác định là nhiễm SARS-CoV-2.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội liên quan việc xét nghiệm xác định người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện.

Trước đó, ngày 5/12, Bộ Y tế nhận được công văn của Sở Y tế Hà Nội đề nghị cho ý kiến về việc sử dụng kết quả test nhanh kháng nguyên xác định người nhiễm SARS-CoV-2 và xác định tình trạng khỏi bệnh, cho ra viện.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, số mắc có xu hướng tăng. Để thích ứng tình hình mới và bảo đảm an toàn, linh hoạt phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, Sở Y tế căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng và các hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định ca bệnh theo hướng dẫn.

Bộ Y tế cho phép Hà Nội sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo đó, có 3 trường hợp để xác định một người nhiễm SARS-CoV-2.

Thứ nhất là người có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng RT-PCR.

Thứ 2 là trường hợp bệnh nghi ngờ có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính. Test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thứ 3, là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong khoảng 14 ngày và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với 2 loại test nhanh khác nhau (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện). Trong trường hợp chỉ có kết quả dương tính với một loại test nhanh thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Về đề xuất của Hà Nội liên quan sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày. Ngoài ra, ca bệnh có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Còn với người bệnh điều trị các cơ sở thu dung, điều trị, nếu là người bệnh Covid-19 đơn thuần hay người có bệnh nền/bệnh kèm theo, thì các triệu chứng lâm sàng cần phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc Ct từ 30 trở lên hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện.

Người bệnh Covid-19 đơn thuần sau khi ra viện cần ở tại nhà, tự theo dõi trong 7 ngày. Với người có bệnh nền/bệnh kèm theo, sau khi được xác định khỏi Covid-19, được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo/ bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú.

Nguồn tin:  https://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-cho-phep-ha-noi-su-dung-ket-qua-test-nhanh-de-xac-dinh-f0-20211213080246714.htm#dt_source=Home&dt_campaign=TinTieuDiem&dt_medium=4

Thứ sáu, 26 Tháng 11 2021 02:46

Giới khoa học cảnh báo 'siêu biến thể' nCoV

Written by

Giới khoa học cảnh báo 'siêu biến thể' nCoV

Các chuyên gia nhận định nếu nCoV tiếp tục biến đổi, thế giới sẽ đối mặt siêu biến thể với mức độ lây nhiễm, độc lực và khả năng tránh né miễn dịch khác hoàn toàn.

Mỗi tuần, một nhóm chuyên gia dịch tễ tại Đông Bắc nước Mỹ tham gia cuộc họp trực tuyến để thảo luận về biến thể nCoV trên thế giới. William Hanage, nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard, chia sẻ: "Nó giống kiểu dự báo thời tiết vậy. Chúng tôi từng bảo nhau ‘Tôi tìm thấy một ít biến thể Gamma ở đây. Chỗ kia thì có biến thể Alpha'. Nhưng giờ chỉ toàn biến thể Delta mà thôi", ông nói.

Kể từ lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 12/2020, Delta trở nên phổ biến đến mức các nhà khoa học cho rằng virus đã ngừng biến đổi, chuyển sang trạng thái ổn định. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99,5% trình tự gene ghi nhận trong cơ sở dữ liệu hiện là Delta.

Một số biến thể mới tiếp tục xuất hiện, như AY.4.2 hay Delta Plus thời gian gần đây, có khả năng lây truyền cao hơn 10-15%. Song chúng gần như giống với biến thể Delta, ngoại trừ một vài đột biến nhỏ khác lạ. Ông Hanage gọi chúng là "cháu chắt" của Delta.

"Có khá nhiều loại Delta Plus. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, tôi nhận định Delta Plus là tên gọi dành cho tất cả những biến thể cần quan tâm lúc này. Nhưng nó không dễ lây truyền hơn Delta quá nhiều", Hanage nói.

Hanage và các đồng nghiệp vẫn xem xét cơ sở dữ liệu Covid-19 mỗi tuần, mục đích của cuộc gặp là dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo. Họ cần tìm hiểu Delta thực sự là ngưỡng phát triển cuối cùng của virus, hay điều đáng ngại hơn đang chờ đợi nhân loại ở tương lai? Đây là câu hỏi chưa có lời giải chắc chắn.

Một giả thuyết đưa ra là sau thay đổi lớn ban đầu, tạo ra Alpha và Delta, nCoV giờ đây đột biến từ từ và ổn định, cuối cùng vượt ngoài tầm kiểm soát của vaccine hiện tại. Nhưng quá trình này sẽ tốn nhiều năm.

Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền UCL, cho biết: "Kiểu tiến hóa này gọi là ‘trôi’ kháng nguyên (antigenic drift), khi virus tiến hóa để thoát hệ miễn dịch, thường gây nên các đợt dịch vừa và nhỏ. Đối với cúm và các chủng corona khác, virus mất khoảng 10 năm để tích lũy đủ thay đổi mà các kháng thể trong máu không nhận ra được".

Kịch bản khác là nCoV sẽ đột biến thành chủng hoàn toàn mới, mức độ lây truyền, độc lực và khả năng né tránh miễn dịch khác hẳn. Ravi Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge gọi những chủng này là "siêu biến thể". Ông chắc chắn đến 80% chúng sẽ xuất hiện trong tương lai, chỉ chưa biết khi nào.

"Hiện giờ đại dịch chủ yếu là do Delta. Siêu biến thể tôi đang nói đến còn mạnh mẽ hơn Delta Plus. Tôi không nghĩ Delta Plus đáng lo ngại và có thể phát triển mạnh mẽ ở các nước khác. Nhưng biến thể bền vững hơn có thể xuất hiện trong hai năm tới, nó cạnh tranh trực tiếp với Delta, có khi vượt xa Delta", giáo sư Gupta nói.

 

Hình ảnh biểu thị các tế bào khoẻ mạnh (màu đỏ) bị nCoV (màu vàng) xâm nhập. Ảnh: NIH

Siêu biến thể phát sinh theo nhiều cách khác nhau.

Nửa cuối năm 2020, các chuyên gia dịch tễ quan sát được hiện tượng tái tổ hợp virus.Trong đó, các phiên bản khác nhau của nCoV trao đổi đột biến, kết hợp để tạo thành chủng hoàn toàn mới.

May mắn là hiện tượng này không phổ biến, theo lời ông Gupta. Nhưng nó vẫn có thể là nguồn cơn của siêu biến thể, đặc biệt tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nơi Covid-19 vẫn thoải mái lây lan.

"Hiện Delta đang là chủng áp đảo nên tỷ lệ xuất hiện biến thể mới ít hơn. Nhưng tại một số khu vực, chúng tôi không thể lấy mẫu xét nghiệm, cũng không biết tình hình dịch bệnh ra sao. Vì vậy, kịch bản siêu biến thể khá thực tế", ông nói.

nCoV cũng có thể xuất hiện hàng loạt đột biến lớn, tạo ra phiên bản Delta nâng cấp mạnh mẽ hoặc chủng virus khác hẳn. Gideon Schreiber, giáo sư khoa học phân tử tại Viện Khoa học Weizmann ở Israel, cho biết: "Các biến thể gần đây là phiên bản của Delta, nhưng virus có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Đột biến phức tạp hơn đồng thời xuất hiện ở nhiều vị trí. Điều này gây ra nhiều vấn đề".

Nhiều người lo ngại thuốc kháng virus có thể thúc đẩy nCoV tiến hoá nhằm thích nghi với cơ thể người. Ví du, molnupiravir của hãng dược Merck hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng sao chép của nCoV, chèn vào các đột biến cho đến khi virus không sinh sản được nữa. Một số nhà khoa học lập luận nếu bất kỳ đột biến nào trong đó tồn tại và lây lan sang người, về mặt lý thuyết, nó tạo ra biến thể mới. Những chuyên gia khác thừa nhận khả năng này, song họ cho rằng lợi ích cứu sinh của molnupiravir vẫn lớn hơn rủi ro trên.

Siêu biến thể cũng có nguy cơ xuất hiện tại các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao liên tục như Anh. Theo ông Gupta, khi Delta lưu hành trong các quần thể đã tiêm chủng, virus có cơ hội tiến hóa xa hơn để thích nghi.

"Càng nhiều ca nhiễm mỗi ngày, càng dễ xuất hiện một bệnh nhân X nào đó, với tế bào T không đủ mạnh để loại bỏ virus và bị ức chế miễn dịch. Họ mắc bệnh vài ngày, kháng thể chiến đấu với virus bởi họ đã tiêm vaccine, nhưng virus tìm cách trốn tránh miễn dịch và phát tán ra ngoài", ông giải thích.

Đầu năm nay, giáo sư Gupta xuất bản một nghiên cứu cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở bệnh nhân nặng, đã được dùng huyết tương dưỡng bệnh chứa kháng thể diệt nCoV. Hệ thống miễn dịch của họ không đủ khỏe để loại bỏ nCoV, virus đã học cách đột biến xung quanh các kháng thể đó. Nhiều chuyên gia suy đoán việc sử dụng tràn lan liệu pháp huyết tương trong thời kỳ đầu đại dịch là nguyên nhân thúc đẩy sự xuất hiện của các biến thể.

Các nhà khoa học cố gắng mô hình hóa siêu biến thể nCoV mới. Đến nay, những biến đổi chính đều giúp virus tăng khả năng lây truyền. Ông Hanage giải thích lý do khiến Delta tác động lớn đến vậy là tốc độ phát triển cực nhanh chóng trong tế bào người, trước khi hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Kết quả, tải lượng virus trong mũi người nhiễm Delta nhiều hơn khoảng 1.200 lần so với chủng ban đầu, triệu chứng xuất hiện sớm hơn từ hai đến ba ngày.

Đây là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Virus luôn tạo ra những bản sao khác nhau. Bản sao tồn tại cuối cùng và trở nên áp đảo có khả năng lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, tại các quốc gia như Anh, nơi tỷ lệ tiêm chủng giảm dần, xu hướng có thể thay đổi. Biến thể nCoV vượt được hàng rào miễn dịch có thể chiếm ưu thế hơn, siêu biến thể tiếp theo đủ sức né tránh ít nhất một phần phản ứng miễn dịch.

Dù điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó không phải tin xấu. Vaccine được tạo ra hướng tới sự tiến hóa của virus. Các chuyên gia dịch tễ không cho rằng nCoV sẽ phát triển đến mức khiến tiêm chủng hoàn toàn vô dụng. Họ cũng đang nghiên cứu vaccine thế hệ thứ hai, chống được biến thể tiềm năng.

Thục Linh (Theo Guardian)

 Nguồn tin: https://vnexpress.net/gioi-khoa-hoc-canh-bao-sieu-bien-the-ncov-4394093.html

Chi tiết các tiêu chí phân loại 4 cấp độ dịch COVID-19

TPO - Dựa trên những tiêu chí này, các địa phương sẽ phải đảm bảo một số biện pháp chuyên môn nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
 
XEM BÀI CHI TIẾT TẠI LINK SAU:
 

Người dân cần xét nghiệm, cách ly khi di chuyển giữa các vùng nguy cơ

(HNMO) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện số 1265/CĐ-TTg và Công điện số 122 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan về việc giám sát, xét nghiệm, cách ly theo dõi đối với những trường hợp người dân di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác.

 

XEM BÀI CHI TIẾT TẠI LINK SAU:

Nguồn tin: http://www.hanoimoi.com.vn/infographic/Xa-hoi/1013753/nguoi-dan-can-xet-nghiem-cach-ly-khi-di-chuyen-giua-cac-vung-nguy-co

[Infographic] Hà Nội nới lỏng một số hoạt động sản xuất, kinh doanh sau 6 giờ sáng ngày 21/9

 

Kinhtedothi - Ngày 20/9, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22 /CT-UBND về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Xem bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://kinhtedothi.vn/infographic-ha-noi-noi-long-mot-so-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-sau-6-gio-sang-ngay-219-435476.html

Hướng dẫn tự lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại nhà

 

Để tự xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà, cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, lấy mẫu, xử lý mẫu, cho mẫu vào kit xét nghiệm và đọc kết quả.

Cụ thể, theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, các bước lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập mẫu

Ở bước này, tùy theo mỗi bộ kit xét nghiệm khác nhau mà có thể yêu cầu lấy mẫu dịch tỳ hầu hoặc dịch mũi.

Thao tác lấy mẫu dịch tỵ hầu:

- Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đầu nghiêng về sau một góc 70 độ

- Người lấy mẫu cầm cán que lấy mẫu tỵ hậu thường kèm theo bộ test, nhẹ nhàng xoay và đưa đầu bông qua lỗ mũi, đẩy dọc sàn mũi tới khoang mũi hầu cho đến khi thấy có lực cản nhẹ. Sâu khoảng 1/2 khoảng cách từ đầu mũi đến dái tai.

- Xoay que ba lần và giữ yên 10 giây cho đầu que hấp thu tối đa mẫu phẩm; nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra khỏi mũi người được lấy mẫu và cho vào ống đã chữa sẵn đệm chiết mẫu.

 Thao tác lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh: HCDC

Thao tác lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh: HCDC

Thao tác lấy mẫu dịch mũi:

- Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đầu hơi nghiêng về phía sau.

- Người lấy mẫu cần que lấy mẫu dịch mũi, thường kèm theo bộ kit test) nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi có lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông (sâu khoảng hai cm). Xoay que ba lần và giữ yên 10 giây.

- Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn; Chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như lỗ mũi thứ nhất.

- Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

 Cách đưa que lấy mẫu dịch mũi. Ảnh: HCDC

Cách đưa que lấy mẫu dịch mũi. Ảnh: HCDC

Bước 2: Xử lý mẫu

- Cho 10 giọt (khoảng 300 µl) đệm chiết vào ống chiết rồi đặt lên giá đỡ.

- Nhúng đầu que lấy mẫu đã thực hiện lấy mẫu ở bước 1 vào ống chiết; xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống khoảng 10 lần. Để đầu que ngâm trong dung dịch khoảng một phút.

- Bóp cho hai thành ống ép vào đầu que, từ từ xoay que và ép đầu que khi rút que ea khỏi ống để thu được càng nhiều dung dịch càng tốt. Hủy que mẫu đã sử dụng theo quy định đối với chất thải lây

- Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt đi kèm. Giữ đầu ống thẳng đứng, miệng ống hướng lên trên; lắc qua lại theo chiều ngang phần đáy ống 10 lần để mẫu đều và đồng nhất.

- Chú ý quan sát mẫu trước khi thực hiện xét nghiệm, nếu các mảng dịch này còn trong mẫu, cần lắc thể để làm tan tối đa. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc của nắp nhỏ giọt trong quá trình lắc.

2x"> Các bước xử lý mẫu. Ảnh: HCDC

Các bước xử lý mẫu. Ảnh: HCDC

Bước 3: Thực hiện xét nghiệm và đọc kết quả

- Nhỏ ba giọt (khoảng 100 µl) mẫu chiết vào ô nhận mẫu của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

- Đọc kết quả tại thời điểm 15 phút, không sử dụng kết quả sau 20 phút.

Cách đọc kết quả:

Mẫu có kết quả dương tính khi xuất hiện hai vạch ở cả vị trí C và T trên khay thừ. Mẫu có kết quả âm tính khi chỉ xuất hiện một vạch ở vị trí C trên khay thử.

Trong trường hợp không xuất hiện vạch nào hoặc chỉ xuất hiện một vạch tại vị trí T trên khay thử là kết quả không hợp lệ, cần thực hiện lại xét nghiệm.

 Cách đọc kết quả xét nghiệm trên kit xét nghiệm nhanh. Ảnh: HCDC

Cách đọc kết quả xét nghiệm trên kit xét nghiệm nhanh. Ảnh: HCDC

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, Phòng Khám Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khuyến cáo người dân nên lựa chọn các bộ kit test có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép. Ngoài ra, người dân cần chú ý mỗi bộ kit test nhanh khác nhau có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định do đó cần đọc kỹ hướng dẫn của từng bộ kit. Hiện có 16 loại kit test nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam.

Cần chú ý đến thao tác lấy mẫu vì bước này vô cùng quan trọng, quyết định đến tính chính xác của việc thực hiện xét nghiệm. Đồng thời cần chú ý các biện pháp vệ sinh, xử lý các rác thải liên quan để đảm bảo an toàn sinh học.

"Sau khi làm xong thì vật dụng cần bỏ vào túi rác y tế màu vàng hoặc lưu trữ vào túi và có thêm túi nilon bên ngoài rồi đưa cho nhân viên y tế xử lý", bác sĩ Duy hướng dẫn.

Tại TP HCM, chiều 22/8, một số quận, huyện đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) Covid-19 tại nhà. Người kết quả test nhanh dương tính được xem là F0, nếu đủ điều kiện thì cách ly tại nhà, nếu cần nhập viện thì phải làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Hướng dẫn lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại nhà. Video: Bác sĩ Phạm Lê Duy

Lê Cầm

Tải bài chi tiết tại đây:

Nguồn tin: https://vnexpress.net/huong-dan-tu-lay-mau-test-nhanh-covid-19-tai-nha-4344811.html

Thành công không phải là tiêu diệt Covid-19 mà là giảm tác hại của dịch, đừng kén chọn vaccine nữa! Nghiên cứu mới nhất về AstraZeneca

Baoquocte.vn. Với hàng tỉ người chưa được tiêm chủng, thành công trong chống dịch Covid-19 không còn là việc loại bỏ nó mà là giảm tác hại của nó xuống mức thấp nhất. Biến bệnh trở thành cảm cúm thông thường, đó là một chiến thắng thực sự.

Vaccine của AstraZeneca hiện chiếm 71% nguồn cung vaccine Covid-19 trên cả nước. (Nguồn: BBC)

Hai liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca có hiệu quả khoảng 92% đối với việc hạn chế nguy cơ phải nhập viện do biến thể Delta. (Nguồn: Reuters)

Tháng 4/2021, trong một cuộc họp báo vào đêm muộn, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố, vaccine Pfizer sẽ được ưu tiên sử dụng hơn AstraZeneca đối với hầu hết người dân dưới 50 tuổi.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của Covid-19 và biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, tuyên bố trên đã phần nào thay đổi. Hiện tại, tất cả công dân trên 18 tuổi ở Greater Sydney đều được khuyến khích đi tiêm chủng với bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có, bao gồm cả AstraZeneca, để giúp kiểm soát dịch bùng phát.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về vaccine đã tăng vọt trong những ngày gần đây, theo Thủ hiến bang New South Wela Gladys Berejiklian, nhiều người vẫn còn do dự về AstraZeneca.

Cũng dễ hiểu vì sao niềm tin vào AstraZeneca lại giảm mạnh khi đã có những báo cáo, dù là hiếm gặp, về tình trạng đông máu sau tiêm ở một số nước.

Dù cho bạn vẫn còn băn khoăn về việc có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không, thì dưới đây là những thông tin mới nhất về một vũ khí lợi hại giúp chống lại đại dịch mà bạn cần biết.

AstraZeneca hạn chế bị bệnh nặng và tử vong

Trước khi biến thể Delta xuất hiện, đã có nhiều thử nghiệm về các loại vaccine ngừa Covid-19, và hiệu quả phòng bệnh của chúng rất khác nhau.

Ông Nick Wood thuộc Trung tâm Giám sát và Nghiên cứu Tiêm chủng quốc gia Australia cho biết, hiện tại, hàng triệu người trên toàn cầu đã được tiêm vaccine Covid-19 và đã biết về cách AstraZeneca hoạt động đối với virus trong cơ thể khi mà biến thể Delta đang làm mưa làm gió trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Wood nói: "Những gì chúng tôi biết hiện nay là hai liều vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer sẽ giúp bảo vệ bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, hạn chế khả năng phải nhập viện, thậm chí tử vong.

Ngay cả chỉ với một liều duy nhất cũng có thể bảo vệ bạn chống lại chủng Delta".

Ông Wood giải thích, theo nghiên cứu của Bộ Y tế Công cộng Anh trên khoảng 14.000 trường hợp mắc Covid-19, hai liều vaccine AstraZeneca có hiệu quả khoảng 92% đối với việc hạn chế nguy cơ phải nhập viện do biến thể Delta. Tỷ lệ này ở vaccine Pfizer là 96%.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada cũng cho thấy, dù chỉ tiêm một liều vaccine của AstraZeneca cũng có hiệu quả khoảng 88% đối với việc hạn chế nhập viện hoặc tử vong do biến thể Delta.

Việc so sánh hiệu quả của các loại vaccine có thể khập khiễng và không dễ dàng vì mỗi đợt bùng phát là duy nhất và các biến thể mới vẫn đang xuất hiện.

Nhà dịch tễ học Nancy Baxter nói: Điều đó có nghĩa là dữ liệu về hiệu quả của từng loại vaccine cũng đang thay đổi, nhưng hiệu quả phòng bệnh của AstraZeneca là rất hứa hẹn.

Bà nhận định: “Điều quan trọng là loại vaccine này giúp bạn không phải nhập viện hoặc tử vong, và một liều vaccine thực sự mang lại cho bạn sự bảo vệ rất tốt trước virus gây bệnh”.

AstraZeneca giúp giảm tỉ lệ nhập viện

Giáo sư Baxter nói: “Cả vaccine AstraZeneca và Pfizer đều không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm Covid-19 nhưng chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng".

Tình hình hiện tại ở Anh là một ví dụ điển hình cho điều này. Số ca mắc bệnh đã tăng lên, kể cả ở những người đã được tiêm phòng, nhưng tỷ lệ nhập viện không cao bằng khi phần lớn người dân chưa được tiêm chủng.

Đó cũng là quan điểm của ông Tony Kelleher, một nhà khoa học lâm sàng đồng thời là Giám đốc của tổ chức nghiên cứu y tế thuộc Viện Kirby.

Ông Kelleher cho biết, mặc dù vaccine AstraZeneca không hiệu quả bằng các loại khác, như Pfizer, nhưng khi đề cập khả năng bảo vệ, AstraZeneca luôn được biết đến là loại vaccine hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do Covid-19.

Giáo sư Kelleher nói: “Nếu bạn xác định hiệu quả của AstraZeneca trong việc ngăn ngừa người mắc bệnh nặng đến mức phải đến bệnh viện, thì nó cũng hiệu quả như bất kỳ loại vaccine nào khác”.

Thành công không phải là tiêu diệt Covid-19 mà là giảm tác hại của dịch, đừng kén chọn vaccine nữa! Nghiên cứu mới nhất về AstraZeneca

Người dân Sydney, Australia xếp hàng đợi tiêm vaccine Covid-19. (Nguồn: AFP)

Tại sao người ta vẫn cho rằng AstraZeneca 'kém hiệu quả' hơn?

Có nhiều cách khác nhau để đo lường hiệu quả của vaccine. Một số biện pháp liên quan đến việc xem xét phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong khi những biện pháp khác liên quan đến việc đo lường tỷ lệ những người đã tiêm chủng bị nhiễm virus phải đến bệnh viện hoặc tử vong.

Giáo sư Baxter đã chỉ ra rất nhiều thông tin về hiệu quả của vaccine AstraZeneca liên quan đến cách nó phản ứng với chủng SARS-CoV-2 đầu tiên. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi biến thể Delta xuất hiện.

Bà nói: "Ban đầu, khi nghĩ rằng có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, chúng tôi đã ưu tiên sử dụng vaccine Pfizer.

Giờ đây, biến thể Delta đã thay đổi mọi thứ, các loại vaccine, kể cả Pfizer cũng dường như kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus này".

Với rất nhiều người trên thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, Giáo sư Kelleher khẳng định, thành công sẽ không còn là việc tiêu diệt Covid-19 mà là giảm tác hại của nó xuống mức thấp nhất có thể.

Ông nói: "Nếu chúng ta có thể biến Covid-19 trở thành một bệnh cảm cúm thông thường thì đó cũng đã là một chiến thắng thực sự.

Nếu điều tồi tệ nhất mà người bệnh phải đối mặt chỉ là một vài ngày nghỉ làm, thì tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời”.

Các khuyến nghị theo độ tuổi

Lý do Pfizer là loại vaccine được khuyến nghị dùng cho người dưới 60 tuổi là vì nguy cơ đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở nhóm tuổi đó cao hơn so với nhóm tuổi lớn hơn.

Nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Tiêm chủng của Australia (ATAGI) - những chuyên gia tư vấn cho chính phủ về vaccine, đã khẳng định rằng, AstraZeneca có ưu thế vượt trội so với các vaccine khác khi đối mặt với những rủi ro hiếm gặp ở nhóm người lớn tuổi.

ATAGI cho biết, đối với những người dưới 60 tuổi, nguy cơ rủi ro ước tính là khoảng 2,6/100.000 và đối với người trên 60 tuổi là khoảng 1,7/100.000.

Tất nhiên, tuổi càng cao thì nguy cơ bị các triệu chứng nặng do Covid-19 càng tăng.

Cơ quan y tế công cộng Mỹ cho biết, so với những người từ 18-29 tuổi, nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn 35 lần ở những người từ 50 đến 64 tuổi, cao hơn 95 lần ở người từ 65 đến 75 tuổi và cao hơn 600 lần ở người 85 tuổi trở lên.

Ở Greater Sydney, nguy cơ mắc Covid-19 ngày càng tăng và đó là lý do tại sao mọi người đều được khuyến khích tiêm vaccine AstraZeneca, ngay cả khi họ dưới 60 tuổi.

Thực tế là đã có hàng nghìn người dưới 60 tuổi tiêm vaccine AstraZeneca, với mong muốn được chủng ngừa càng sớm càng tốt, thay vì chờ đợi Pfizer.

Nhưng cũng có nhiều người còn đắn đo.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của ABS, ước tính khoảng 35% những người chưa được chủng ngừa ở độ tuổi 50-69 cho biết mong muốn có một loại vaccine khác AstraZeneca là một yếu tố dẫn đến việc họ quyết định không tiêm vaccine.

Tuy nhiên, Giáo sư Kelleher cho biết, nghiên cứu khẳng định AstraZeneca cũng tốt như các loại vaccine khác xét về khía cạnh quan trọng nhất - ngăn ngừa nguy cơ phải nhập viện và bệnh trở nặng.

Nguồn tin: https://baoquocte.vn/thanh-cong-khong-phai-la-tieu-diet-covid-19-ma-la-giam-tac-hai-cua-dich-dung-ken-chon-vaccine-nua-nghien-cuu-moi-nhat-ve-astrazeneca-153892.html

Cần biết: Hà Nội công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID-19

 

 

Sở Tư pháp Hà Nội ban hành Văn bản số 1996/STP-PBGDPL về tuyên truyền một số quy định người dân cần tuân thủ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, loa kéo, loa trong các tòa nhà chung cư và các hình thức khác phù hợp như: thông báo trên bản tin thôn, tổ dân phố...

Ảnh minh họa

Theo Chỉ thị 17 mà UBND thành phố ban hành, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám, chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

 Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng; khai báo y tế hằng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone; liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác…

Trường hợp người dân khi di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, phục vụ sản xuất, phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố.

Cụ thể, Sở Tư pháp Hà Nội đã công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 20 năm.

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 7 năm)

13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm)./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Nguồn tin: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/can-biet-ha-noi-cong-bo-muc-xu-phat-16-hanh-vi-vi-pham-phong-chong-dich-covid-19

Thứ ba, 06 Tháng 4 2021 07:11

Thông báo tuyển dụng 2021

Written by

Trang 2 của 3