Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (301)

Thứ tư, 13 Tháng 3 2024 07:22

Phá sản vì viện phí

Written by

Phá sản vì viện phí

 

Nền y tế Mỹ nổi tiếng với chất lượng cao và công nghệ hàng đầu nhưng kèm theo là viện phí đắt đỏ bậc nhất thế giới. Theo thống kê, 41% dân số Mỹ đang có một khoản nợ y tế. Hàng triệu người trì hoãn đi khám chữa bệnh vì không kham nổi chi phí. Bảo hiểm y tế là con đường duy nhất giúp giảm gánh nặng nhưng đôi khi cũng không trả hết mọi khoản. 

VietNamNet đăng tải loạt bài viết "Chi phí y tế đắt không tưởng ở Mỹ" chia sẻ góc nhìn về vấn đề viện phí ở Mỹ so sánh với một số nước phát triển khác trên thế giới cùng những hoàn cảnh éo le của người bệnh tại đây. 

Bài 1: Chưa được chữa trị đã mất trăm triệu đồng ở bệnh viện tại Mỹ

Hơn 90% dân số Mỹ có bảo hiểm y tế dưới các hình thức khác nhau nhưng theo Business Insider, khoảng 41% người dân đang mắc một khoản nợ y tế với tổng số tiền lên tới 220 tỷ USD. Theo CNBC, 25% dân số Mỹ nợ chi phí chăm sóc sức khỏe từ 10.000 USD trở lên dù một nửa trong số họ có bảo hiểm y tế đã giảm thiểu được phần lớn tiền viện phí. 

Tỷ lệ nợ y tế ở Mỹ, số liệu năm 2021. Đồ họa: HST

Theo Balance Money, khoảng 62% số vụ phá sản ở Mỹ liên quan đến y tế tuy nhiên, một số trường hợp cũng có các khoản nợ khác, bị mất việc, không có tiền tiết kiệm. 

Trên thực tế, mức tăng lương ở Mỹ không theo kịp tốc độ tăng của chi phí chăm sóc sức khỏe. Phí bảo hiểm y tế cũng tăng 54% trong khi thu nhập chỉ tăng 26% trong khoảng thời gian 2009-2019. 

Chữa Covid-19 hết triệu đô

Năm 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn ra, báo chí Mỹ đã lên tiếng về nhiều trường hợp phải đối mặt với hóa đơn khổng lồ sau khi điều trị bệnh do rắc rối thủ tục bệnh viện và bảo hiểm. 

Một người đàn ông có cha mất vì virus SARS-CoV-2 vào mùa thu năm 2020 phải sử dụng Excel để sắp xếp các khoản nợ chưa thanh toán. Bảng Excel có tới 457 hàng, mỗi hàng là một hóa đơn của cha anh, tổng số tiền hơn 1 triệu USD.

Những người Mỹ mắc các bệnh nghiêm trọng thường xuyên phải đối mặt với các hóa đơn đắt đỏ, nhưng mọi chuyện được cho sẽ khác đối với bệnh nhân Covid-19. Nhiều chương trình y tế lớn đã đưa ra các quy tắc đặc biệt, miễn các khoản thanh toán cho người nhập viện vì virus SARS-CoV-2.

Theo New York Times, Mỹ đã chi hơn 30 tỷ USD cho các ca nhập viện do Covid-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân nằm viện là hơn 23.500 USD. Khi bệnh viện nhận các khoản cứu trợ, Quốc hội đã ra lệnh cấm không để người bệnh “thanh toán số dư” vượt quá những khoản công ty bảo hiểm đã trả.

Tỷ lệ nợ tiền điều trị y tế ở từng nhóm tuổi. Đồ họa: HST

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nỗ lực đó đã thất bại. Một số người có bảo hiểm tư nhân vẫn phải trả các hóa đơn có thể lên tới hàng chục nghìn USD.

Các bệnh viện và công ty bảo hiểm nói rằng họ đã cố gắng thích ứng với các hướng dẫn thanh toán khác nhau cho đại dịch. Nhưng những rắc rối có thể nảy sinh khi các quy tắc mới được thiết lập nhanh chóng.

Bệnh nhân Covid-19 phải rút tiền từ tài khoản tiết kiệm và quỹ hưu trí để trả cho bệnh viện. Nhiều người phải vật lộn với các chi phí phát sinh, như hàng giờ đồng hồ gọi điện cho công ty bảo hiểm để giải quyết các thủ tục.

“Tôi có bằng tiến sĩ, nhưng điều này nằm ngoài khả năng của tôi. Tôi còn chưa xem các hóa đơn năm 2021 vì vẫn đang xử lý các hóa đơn năm 2020”, Jennifer Miller, một bệnh nhân Covid-19, cho hay vào cuộc phỏng vấn năm 2021. 

Một số người không bị bệnh nhưng đang đối mặt với những hóa đơn mà người thân đã khuất để lại.

Shubham Chandra phải rời bỏ công việc lương cao tại một công ty khởi nghiệp ở TP New York để xoay xở với hàng trăm hóa đơn trong thời gian nằm viện 7 tháng của cha mình. Cha của anh, một bác sĩ tim mạch, đã mất vì Covid-19 vào mùa thu năm ngoái.

Trong nhiều tháng, Chandra dành buổi sáng để đọc các hóa đơn, buổi chiều gọi cho các công ty bảo hiểm và bệnh viện. 97 hóa đơn bị bảo hiểm từ chối khiến gia đình có nguy cơ rơi vào khoản nợ hơn 400.000 USD.

“Một phần lớn cuộc đời tôi vướng bận với những giấy tờ này. Thật khó để ngủ ngon khi bạn phải trả hàng trăm nghìn USD", Chandra tâm sự.

Tỷ lệ nợ theo bang ở Mỹ. Đồ họa: HST

Hàng triệu người trì hoãn khám chữa bệnh

Susan Finley quay trở lại công việc tại một cửa hàng bán lẻ ở bang Colorado sau thời gian bị viêm phổi. Nhưng người phụ nữ 53 tuổi đã bị sa thải do nghỉ quá một ngày cho phép sau khi làm việc 10 năm tại đây. 

Không có việc làm, Finley cũng không còn bảo hiểm y tế và chật vật tìm công việc mới. Ba tháng sau, bà được phát hiện đã chết trong căn hộ của mình sau khi không đi khám bác sĩ dù có các triệu chứng giống cúm.

Finley là một trong hàng triệu người Mỹ không điều trị y tế do vấn đề chi phí. Một cuộc thăm dò vào tháng 12/2019 do Gallup thực hiện cho thấy 25% số người Mỹ cho biết họ hoặc một thành viên trong gia đình đã trì hoãn việc điều trị do vấn đề chi phí. 

Mỹ là nước chi nhiều nhất cho việc chăm sóc sức khỏe so với bất kỳ quốc gia phát triển nào trên thế giới nhưng lại chữa cho ít người hơn. Năm 2018, 3,65 nghìn tỷ USD tiêu tốn cho y tế ở Mỹ và khoản này được dự đoán sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 5,5%. 

Bà Susan Finley trải qua chuỗi ngày khó khăn vào cuối đời. Ảnh: Guardian

Viện phí cao đang khiến các bệnh nhân Mỹ ốm nặng hơn do trì hoãn hoặc ngừng điều trị. 

Anamaria Markle làm nhân viên bán hàng 20 năm tại một công ty ở bang New Jersey. Bà được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn ba vào năm 2017. Người chủ đã sa thải bà với trợ cấp thôi việc và bảo hiểm y tế một năm. 

Khi hợp đồng bảo hiểm trên kết thúc, Markle gặp khó khăn trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh thông qua Cobra (chương trình bảo hiểm y tế dành cho những nhân viên mất việc hoặc bị giảm giờ làm). Một số chi phí y tế không được bảo hiểm chi trả. 

Markle quyết định ngừng điều trị do nợ nần ngày càng tăng và qua đời vào tháng 9/2018 ở tuổi 52.

Một nghiên cứu năm 2009 của Trường Y Harvard cho thấy 45.000 người Mỹ chết mỗi năm do không có bảo hiểm y tế. Theo CNBC, ở Mỹ vẫn còn 8% dân số không có bảo hiểm y tế, tương đương với 26 triệu người (số liệu năm 2022). 

Bà Anamaria Markle (giữa) và hai con gái. Ảnh: Guardian

Giáo viên dạy thay Gretchen Hess Miller, 48 tuổi, ở bang Pennsylvania, nhận chẩn đoán mắc ung thư miệng vào năm 2009 khi đang mang thai. Cô đã phẫu thuật để loại bỏ khối u. Bác sĩ căn dặn cô phải chiếu chụp hằng năm để theo dõi bệnh tình nhưng cô không thể làm như vậy do không đủ khả năng chi trả.

Hess-Miller tâm sự: “Bác sĩ nói với tôi rằng đây là một dạng ung thư nguy hiểm sẽ quay trở lại vào một ngày nào đó nhưng khoản khấu trừ và khó khăn trong thanh toán bảo hiểm đã khiến tôi không thể thực hiện được việc kiểm tra định kỳ”. 

Amy Keeling, 51 tuổi, trợ lý pháp lý ở bang Iowa, đã không tới gặp gặp bác sĩ trong hơn một năm dù mắc bệnh Graves - chứng rối loạn tự miễn dịch. “Tôi cảm thấy không khỏe trong một thời gian nhưng tôi chỉ nghĩ đó là do tuổi tác của mình. Vào tháng 9/2019, tôi bị cúm và phải nhập viện cấp cứu vì không thở được”, Keeling nói.

“Nếu đến gặp bác sĩ sớm hơn, tôi đã có thể xử lý vấn đề này trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng tới vậy. Tôi đang ở thời điểm mà thuốc men không thể kiểm soát được bệnh và lựa chọn duy nhất là phẫu thuật”, nữ bệnh nhân bày tỏ. 

Ban Mai

Nguồn tin: https://vietnamnet.vn/pha-san-vi-vien-phi-o-my-2257941.html

62 loại bệnh cả năm chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 1 lần

(Dân trí) - Nhiều người mắc bệnh mãn tính, đi khám chữa bệnh nhiều lần trong năm và phải xin giấy chuyển tuyến nhiều lần. Thực tế, có những trường hợp mà người bệnh chỉ cần xin một giấy chuyển tuyến dùng cả năm.

Với 62 bệnh thuộc danh mục Bộ Y tế ban hành, người bệnh có thể xin giấy chuyển tuyến một lần dùng cho cả năm (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Thủy Tiên là sinh viên đại học, em bị bệnh ngoài da khá nặng nên thường xuyên đi bệnh viện, mỗi năm đều chuyển tuyến từ cơ sở y tế đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu đến bệnh viện tuyến trên nhiều lần.

Mỗi lần xin giấy chuyển tuyến, nhân viên y tế đều hỏi Thủy Tiên xin mấy lần rồi. Em thắc mắc: "Em muốn hỏi là số lần xin giấy chuyển tuyến có bị giới hạn không?".

Trả lời Thủy Tiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: "Theo quy định hiện hành về thực hiện chính sách BHYT, không có quy định nào về số lần cấp giấy chuyển tuyến cho người tham gia BHYT".

Theo BHXH Việt Nam, trong trường hợp người tham gia BHYT bị mắc một trong số các bệnh, nhóm bệnh thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, khi được chuyển tuyến thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong năm dương lịch (cấp 1 lần và có thể sử dụng đến hết ngày 31/12 của năm đó).

Theo BHXH Việt Nam, người bệnh tham gia BHYT có thể căn cứ vào danh mục trên để xác định mình có đủ điều kiện để được cấp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong năm dương lịch hay không. Nếu đủ điều kiện, có thể xin giấy chuyển tuyến này để sử dụng trong cả năm, không mất công đi lại để xin giấy chuyển tuyến nhiều lần.

Ngoài ra, từ ngày 1/4, cơ quan BHXH và các bệnh viện sẽ triển khai kiểm tra, thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử giấy chuyển tuyến BHYT và giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai trong toàn quốc từ ngày 1/7.

Theo kế hoạch, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, BHXH Việt Nam nghiên cứu, triển khai tích hợp 2 loại giấy tờ này trên các ứng dụng VNeID, VssID.

Khi 2 loại giấy tờ này được tích hợp trên ứng dụng VNeID, VssID, người bệnh khi làm thủ tục chuyển tuyến hoặc tái khám chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc VssID (có tích hợp sẵn mã QR).

Việc triển khai giấy chuyển tuyến BHYT điện tử và giấy hẹn khám lại điện tử có thể giúp người bệnh thuận tiện hơn khi chuyển tuyến, tái khám…

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/an-sinh/62-loai-benh-ca-nam-chi-can-xin-giay-chuyen-tuyen-1-lan-20240309060504008.htm

6 điều nên và 3 điều không nên làm khi bị đột quỵ

(Dân trí) - Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh của miền Bắc, mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 50-55 người bị đột quỵ, trong đó khoảng 8% là người trẻ.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam.

Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới.

6 điều cần làm với bệnh nhân bị đột quỵ

Theo PGS Tôn, đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, khoảng 8% những người bị đột quỵ nhập viện gần đây là người trẻ (Ảnh: Thế Anh).

https://cdn.dtadnetwork.com/img/favicon.svg") 102px center / 16px 16px no-repeat white; display: inline-block; bottom: 5px; height: 16px; width: 120px; line-height: 16px;">Quảng cáo của DTads

Gọi xe cứu thương

Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cấp cứu 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất. 

Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 cũng được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau. Họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.

Phải nói đột quỵ não với cấp cứu 115

Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.

Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh

Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. 

Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử.

Hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống

Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì không cố di chuyển họ.

Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR)

Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi...

Phải bình tĩnh

Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến. 

3 điều không nên làm

PGS Tôn cũng khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não gồm:

Không được cho người bệnh uống thuốc

Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. 

Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống an cung...

Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.

Không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện

Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.

Làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm?

Những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của đột quỵ gồm:

- Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, hãy yêu cầu người đó cười và quan sát. 

- Tay yếu hoặc tê (nếu bạn yêu cầu họ nhấc cả hai tay lên, một tay sẽ hạ xuống thấp hơn tay kia). 

- Các vấn đề về giọng nói như nói ngọng hoặc khó lặp lại một câu. 

Tuy nhiên, có một số triệu chứng khác có thể xảy ra mà bạn cũng nên chú ý:

- Đau đầu đột ngột và dữ dội.

- Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc phối hợp.

- Mất thị lực hoặc thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt, điều này thường xảy ra đột ngột.

- Cảm thấy bối rối hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu những điều thường dễ dàng đối với bạn

- Tê hoặc yếu ở một bên cơ thể (hoặc ở một cánh tay hoặc chân). 

Bạn có nhiều khả năng bị đột quỵ nếu:

- Bị thừa cân, béo phì. 

- Hút thuốc. 

- Uống nhiều rượu.

- Bị cholesterol cao.

- Bị huyết áp cao. 

- Mắc một số bệnh như tiểu đường hoặc rung nhĩ.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tận hưởng lối sống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu nhiều yếu tố rủi ro này. Kiểm tra huyết áp, mức cholesterol và các yếu tố khác có thể cho bạn biết liệu bạn có nhiều khả năng hình thành cục máu đông có thể gây đột quỵ hay không.

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/suc-khoe/6-dieu-nen-va-3-dieu-khong-nen-lam-khi-bi-dot-quy-20240228093123153.htm

 

 
Thứ ba, 27 Tháng 2 2024 09:34

GS.BS. Nguyễn Lân Hiếu

Written by

 

(Dân trí) - Không ngại trả lời câu hỏi khó trong cuộc đối thoại với báo Dân trí, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cho hay "làm việc ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chắc tiền thuế của tôi không đứng thứ hai cũng đứng thứ ba".

Cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, đại biểu Quốc hội khóa XV, là một cuộc phỏng vấn cởi mở và thú vị, khi vị bác sĩ gánh "nhiều vai" chia sẻ rất thẳng thắn và không hề né những câu hỏi khó.

Dành cho phóng viên Dân trí một giờ đồng hồ trong chuỗi lịch trình dày đặc ngày cuối tuần, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã cho thấy một bức tranh nhiều màu sắc và nhiều cung bậc cảm xúc của những người "làm dâu trăm họ".

Thú thật, tôi là người rất ghét lễ lạt. Hầu như tất cả các năm vào 27/2 hay 20/11 (vì tôi còn là thầy giáo), tôi đều trốn khỏi Hà Nội hoặc đi can thiệp ở nước ngoài. Tôi sợ những lời chúc tụng vì cảm thấy nó sáo rỗng. Đặc biệt trong thời gian ngành y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, bao nhiêu chuyện xảy ra mà cứ chúc tụng nhau, rồi ngày hôm sau, lại xuất hiện những vấn đề như cũ.

Năm nay cũng khá đặc biệt khi 27/2 gần với Tết, tôi cũng vừa cùng gia đình nghỉ Tết nên không có lý do gì trốn khỏi Hà Nội và Bình Dương. Vì thế, tôi sẽ có ngày 27/2 ở cả Hà Nội và Bình Dương.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 5

Trong thâm tâm, lúc nào tôi cũng nghĩ mình chỉ là bác sĩ thôi. Nơi mà tôi cảm giác đam mê nhất chính là trong phòng phẫu thuật can thiệp.

Trước đây, có những lúc bà xã tôi bảo "Anh phải đi khám bệnh đi, có khi anh bị tự kỷ", vì về nhà tôi còn mặc áo mổ. Nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái trong bộ quần áo đó.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 7
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 9

Cũng có (Cười). Trước đây tôi bị "phê bình", đặc biệt con gái tôi không đồng ý khi tôi mặc quần áo mổ ở trong nhà nên tôi cũng bỏ sở thích hơi kỳ lạ đó của mình.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 11
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 13

Có một lý do rất đơn giản, đó là tôi thích lý luận về logic. Trong tim mạch, hầu hết triệu chứng, bệnh lý đều có thể lý giải bằng logic. Nó như vòng tuần hoàn, đều có nguyên tắc, nguyên nhân và chính vì sự logic ấy, tôi cảm giác rất thú vị.

Đơn giản như nghe một tiếng thổi trong tim cũng sẽ hiểu được logic dòng máu đi qua một chỗ thủng hướng đi đâu, chạy ra sao, kèm theo cái gì… Rất dễ để chúng tôi nhớ ngay từ ngày đi học.

Lúc đó tôi đã nghĩ trong đầu là mình sẽ tham gia vào ngành tim mạch, nhưng GS Nguyễn Lân Việt là chú ruột của tôi, khi ấy là Phó viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, lại rất sợ điều này.

Vì chú nghĩ "thằng Hiếu hồi bé rất nghịch, giờ vào tim mạch có khi lại nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và cả uy tín của gia đình". Chú muốn tôi làm lĩnh vực khác, nhưng tôi nói nếu không làm bác sĩ tim mạch, tôi không thi bác sĩ nội trú nữa. Cả gia đình tôi thuyết phục và cuối cùng chú cũng ủng hộ tôi.

Dù vậy, giai đoạn đầu tiên rất khó khăn vì chú rất nghiêm khắc. Người khác học một, tôi phải học ít nhất gấp đôi để đạt kỳ vọng của chú.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 15
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 17

Gia đình tôi không phải "danh gia vọng tộc", mà có nguyên tắc, con cái dâu rể đều là bác sĩ hoặc giáo viên.

Hồi đó ông nội tôi gần như ra một luật bất thành văn, tất cả ai là giáo viên hay bác sĩ sẽ được chào đón trong gia đình, nên các con cháu nhiều người đi theo y tế hoặc giáo dục.

Điều này khiến tôi thấy bị áp lực. Tôi vẫn nhớ trước đây bố tôi đi Mỹ về, mua quần bò có chữ USA mà ông nội cầm kéo cắt chữ đó đi ngay. Cái gì khác thường không được xuất hiện trong gia đình tôi.

May mắn là bố tôi "ở rể" nên tôi thường ở bên ngoại nhiều hơn, nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác mỗi lần về nhà ông nội ở Kim Liên, sợ lắm vì ông rất nghiêm khắc.

Nhưng sau này lớn lên, tôi mới nhận thấy đó là những giá trị rất tốt mà ông và gia đình truyền lại cho chúng tôi, đó là sự nghiêm túc trong công việc và quan trọng nhất là đạo đức.

Câu nói "lương y như từ mẫu" nặng nề vì đầy trách nhiệm, nhưng đạo đức do các ông, các chú truyền lại rất đơn giản, đó là coi những người mình chữa bệnh, mình giảng dạy như người thân trong nhà, nghiêm khắc với họ nhưng nghiêm khắc bằng tình thương. Đó là cái tôi học được nhiều nhất từ gia đình.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 19

Cái đó nó ngấm vào máu mình rồi. Ở bệnh viện, anh em rất sợ vì tôi rất nghiêm khắc. Ngay sáng nay, trước cửa phòng tôi có hai điều dưỡng cầm hai tờ tường trình, chỉ vì ngày hôm trước tôi bắt gặp trong thang máy họ có thái độ không đúng mực với bệnh nhân.

Tuy nhiên, cách tôi đối xử với anh em, bạn bè cũng như nhân viên bệnh viện, là nghiêm khắc nhưng coi họ như người thân, anh em ruột thịt của mình để có cách ứng xử nhân văn.

Cái đó không chỉ tôi mà cả Ban giám đốc bệnh viện cũng như các lãnh đạo khoa, phòng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều thấm rất sâu. Chúng tôi coi đây như một tập thể, một gia đình lớn, bao trùm lên gia đình nhỏ của mình.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 21
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 23

Câu hỏi này trước đây tôi dễ trả lời hơn. Bởi trước đây tôi ở trong một môi trường quen thuộc là Đại học Y Hà Nội, mọi người biết tôi hết nên dù không phải đảng viên,  việc phối hợp với hệ thống Đảng bộ ở đây rất tốt. Chi bộ, đảng ủy nhà trường hỗ trợ tôi rất nhiều.

Nhưng vào Bình Dương lại là câu chuyện khá khó khăn vì nhiều người chưa quen với việc giám đốc bệnh viện không phải đảng viên, Bí thư Đảng ủy. Sau 1 năm làm việc, cũng nhờ sự chân thành và làm việc hết sức, chúng tôi đã xây dựng được đảng bộ mới rất vững mạnh.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 25

Điều tôi trăn trở không phải "là đảng viên hay không", mà là con người và sự đoàn kết trong chi bộ, đảng bộ mới có ảnh hưởng lớn. Ở bệnh viện hay bất cứ tổ chức nào, sự đoàn kết trong đảng bộ và chính quyền rất quan trọng, quyết định mọi thành công.

Đảng viên mà làm việc xấu, không biết đấu tranh, đóng góp cho xã hội còn nguy hiểm hơn những người không phải đảng viên.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 27

Tôi từng chia sẻ, nếu tôi chỉ làm bác sĩ, chắc chắn tôi cũng sẽ thăng tiến hơn bây giờ trong chuyên môn, được nhiều nước, nhiều bệnh viện mời đi làm, tay nghề cũng sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, việc chữa bệnh cũng chỉ chữa được cho số lượng bệnh nhân hữu hạn. Giỏi lắm mỗi năm tôi chỉ chữa được 1.000 bệnh nhân, nhưng nếu chúng tôi tổ chức tốt được ở bệnh viện, như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, mới có mấy năm đã làm được lượng công việc khổng lồ. Việc này có lợi hơn rất nhiều.

Ở Bình Dương cũng vậy, khi tôi vào chống dịch, Bí thư và Chủ tịch tỉnh chia sẻ những con số khiến tôi rất bất ngờ. Bệnh viện tỉnh mà chỉ còn  hơn 300 bác sĩ, như bệnh viện huyện; điều dưỡng chỉ có hơn 400 người. Bệnh viện 1.000 giường mà tổng số nhân viên y tế hơn 800 người, đó là sự phi lý vô cùng. Trong bệnh viện các phương tiện quan trọng không hoạt động, máy cộng hưởng từ, máy CT, can thiệp đều hỏng hết, máy xét nghiệm không có hóa chất để chạy...

Chính vì nghe những điều đó, tôi muốn thử sức, muốn dấn thân chứ không phải vì thích làm quản lý hay làm chính trị.

Làm quản lý bệnh viện ở Bình Dương tôi cũng không thêm sự oai phong lẫm liệt gì cả, nhưng tôi muốn thử sức mình để thay đổi, thay đổi chính bản thân bởi tôi nghĩ mình vẫn còn năng lực và có thể cống hiến thêm.

Tôi dấn thân để giúp nhiều người và cũng là để giúp đỡ chính mình, tạo động lực cho bản thân. Điều này cũng thật khó lý giải, nó như một mong muốn bản thân sẽ đạt mục đích gì đó trong từng giai đoạn của cuộc đời có ý nghĩa hơn.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 29
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 31

Tôi quản lý Bệnh viện Đa khoa Bình Dương đến tháng 4 này tròn 2 năm. Lúc đầu, anh em thấy một ông bác sĩ nói giọng Bắc đến làm quản lý, người ta không hợp tác. Năm đầu tiên khó khăn, thực sự rất khó khăn, nhưng từ năm thứ hai trở đi, công việc thuận lợi hơn nhiều.

Chúng tôi tuyển được nhiều nhân viên y tế. Năm 2023 tuyển được 150 bác sĩ, gồm cả bác sĩ nội trú, thạc sĩ. Thậm chí, một bệnh viện tỉnh như Bình Dương đã có 2 tiến sĩ, 1 tiến sĩ và 1 phó giáo sư cũng đang xin về làm. Như vậy tức là chúng tôi đã tạo ra được sân chơi cho những người giỏi.

Mới đây tôi cũng chia sẻ với lãnh đạo tỉnh, lần đầu tiên Bình Dương thi tuyển viên chức cho các bác sĩ mà có đến 30% trượt, trong khi trước đây, tỉnh phải "xin người về không được". Đó là điều tôi mừng nhất.

Về chuyên môn, chúng tôi triển khai nhiều kỹ thuật mới ở Bình Dương. Có thể nói Bình Dương đã có một số kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, bệnh nhân ở các nơi đến Bình Dương để mổ rất đông.

Ở Bình Dương cũng có những bác sĩ rất giỏi, như bác sĩ Võ Thái Trung, là người mà tôi rất yêu quý, khi về làm giám đốc tôi tạo mọi điều kiện vì anh ấy là một tài năng.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 33
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 35

Nói ngắn gọn chỉ có 2 từ thôi, là "làm gương". Nghe thì có vẻ sáo rỗng nhưng thực tế mình phải làm gương trong mọi hành động. Về Bình Dương tôi không nhận lương, không nhận thưởng. Với những khoản tiền bắt buộc phải nhận, tôi thường dành cho khoa khó khăn nhất, như khoa sơ sinh.

Làm gương cũng là công tâm, tất cả vì công việc, ai làm tốt thì khen thưởng, không tốt thì xử phạt.

Thêm vào đó là làm gương trong công việc, hết mình vì công việc. Ca khó và phức tạp, mình phải xắn tay vào làm, nếu bệnh nhân khiếu kiện phải đứng ra giải quyết. Vai trò của người đứng đầu là quan trọng nhất.

Tất cả bác sĩ chúng tôi, đặc biệt lãnh đạo các bệnh viện, luôn luôn chịu áp lực từ xã hội. Đó là điều đương nhiên thôi, vì y tế là ngành làm dâu trăm họ, mà đã làm dâu, kiểu gì cũng gặp bà mẹ chồng khó tính, mình phải chấp nhận việc đó và từ đó rút kinh nghiệm để cùng nhau vượt qua khó khăn.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 37
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 39

Nhờ trợ lý thôi, chẳng còn cách nào khác cả. Ở Hà Nội tôi có một thư ký cực kỳ giỏi. Trong miền Nam tôi cũng có một người giúp việc tốt để sắp xếp công việc. Tôi thường nhắn các bạn những ưu tiên, nếu trùng nhau không sắp xếp được, phải lược bớt. Các bạn đang vận hành tốt và tôi vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 41

Đây là một câu hỏi rất khó. Thật ra thời gian không phải cứng nhắc đúng một giờ phải làm cả ba công việc đó. Nhưng nếu chẳng may có việc gì liên quan đến bệnh nhân, tôi sẽ ưu tiên số 1.

Nếu đang họp Quốc hội, một bệnh nhân gặp biến chứng trong phòng mổ mà anh em không xử lý được, tôi sẽ bỏ họp về xử lý, nhưng cũng rất hãn hữu thôi.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 43
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 45

Tôi đã từng bị phản ứng vì câu nói này. Ý tôi nói rất rõ, rằng "bác sĩ giỏi không thể nghèo được", nhưng nhiều người lại hiểu ngược lại theo hướng "bác sĩ nghèo là dốt".

Cái đó không phải, tôi xin khẳng định như thế để nhà báo thanh minh cho tôi.

Bác sĩ không thể nào giàu nhanh như các thương nhân, vì không thể đi buôn hay chơi chứng khoán để làm giàu nhanh chóng. Bác sĩ lúc trẻ, thời gian hành nghề còn ngắn, tay nghề chưa cao thì chưa thể giàu; muốn giàu phải dần dần tích lũy tay nghề và kinh nghiệm theo thời gian.

Đến khi giỏi rồi, đồng tiền sẽ đến với mình bằng rất nhiều cách khác nhau, không phải từ tiền đi mổ, tiền khám bệnh của bệnh nhân, mà từ những đồng tiền rất đặc biệt.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 47

Ví dụ, một bác sĩ giỏi của tôi ở Bình Dương, anh rất nghèo, hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng Tỉnh ủy, UBND sẵn sàng mua cho anh ấy nhà, mà anh ấy còn chưa nhận. Như vậy, người bác sĩ đã giỏi, sự trân trọng của xã hội đến với mình theo nhiều cách.

Còn bản thân tôi, nói giàu có thì không phải. Cả gia đình tôi từ bố tôi, mẹ tôi chẳng ai giàu có nhưng không ai phải nghĩ đến đồng tiền, vì chúng tôi có khả năng kiếm thu nhập từ khả năng chuyên môn rất tốt.

Làm việc ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chắc tiền thuế của tôi không đứng thứ hai cũng đứng thứ ba. Ngoài thu nhập từ công việc khám chữa bệnh, tôi còn có thêm thu nhập khác từ giảng dạy, từ phẫu thuật can thiệp ở nước ngoài. Hầu như tôi không bao giờ nghĩ đến mình có bao nhiêu tiền và cũng không bao giờ phải đi vay tiền ai trong cuộc đời. Đó là điều tôi cảm thấy rất may mắn.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 49
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 51

Có 3 vấn đề tôi đã trình bày với Bộ trưởng Y tế và các vị lãnh đạo.

Một là đào tạo con người. Chúng ta phải chuẩn hóa việc đào tạo, chuẩn hóa việc bác sĩ được cử đi học, thực tập. Phải có chuẩn đầu ra nhất định, không để cho chất lượng phân biệt sự khác nhau vì bệnh nhân vào bệnh viện đâu biết ông bác sĩ này được đào tạo ở Đại học Y của thành phố A , ông bác sĩ kia được đào tạo ở tỉnh B hay tỉnh C.

Ở nước ngoài, khi thi đỗ được bằng bác sĩ y khoa, tiêu chuẩn và nền tảng phải như nhau.

Hai là quy định vẫn bị chồng chéo. Dù luật rất nhiều nhưng có quá nhiều cấp quản lý để lãnh đạo một cơ sở y tế. Tôi đề nghị cần trao thêm quyền cho các giám đốc bệnh viện, lãnh đạo cơ sở y tế.

Chúng ta nói sợ họ làm sai, sợ họ tham nhũng, nhưng rõ ràng qua càng nhiều cấp càng nhiều tham nhũng. Và khi có chuyện gì xảy ra, tội nặng nhất vẫn là giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm.

Hiện nay, ta đang rất rối trong mua sắm, đấu thầu. Việc nhận định bất cập trong vấn đề này đã giảm nhưng chỉ là tạm che lại, rồi một ngày sẽ lại bùng ra do chưa được giải quyết từ gốc.

Nếu trao quyền cộng thêm cơ chế luật pháp và sự giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý, đó sẽ là cách làm khả thi.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 53

Vấn đề thứ ba là thu nhập của nhân viên y tế cần thay đổi. Tôi đã đề xuất với lãnh đạo nhiều tỉnh như Bình Dương hay Bình Định nơi tôi ứng cử đại biểu Quốc hội, là nếu các bệnh viện không tự chủ được, đừng bắt người ta tự chủ. Bắt người ta kiếm tiền nuôi quân, họ sẽ làm bậy, làm quá lên.

Hiện nay, sợ nhất không phải không có trang thiết bị chữa bệnh, mà bệnh nhân sợ bị lạm dụng chỉ định. Không có phương tiện, người ta ra bệnh viện tư làm, nhưng lạm dụng chỉ định làm sao người ta biết được. Đáng ra không cần mổ lại lôi ra mổ, không phải đặt stent lại đi đặt stent…

Chính vì vậy, tôi đề xuất làm sao cho nhân viên y tế có lương cứng như viên chức Nhà nước trong hệ thống công. Tại sao giáo viên mỗi tháng được nhận lương mà lại bắt bác sĩ phải đi kiếm tiền, bác sĩ phải tự chủ?

Bệnh viện nào tự chủ được là tốt, nhưng với bệnh viện còn khó khăn như ở miền núi và bệnh viện huyện, đừng bắt họ tự chủ. Ta vẫn nên trao quyền, vẫn nên trả lương cứng cho các bác sĩ và nhân viên y tế, để ông giám đốc bệnh viện mỗi sáng thức dậy không phải lo kiếm được bao nhiêu tiền để trang trải tất cả chi phí và lương cho toàn bộ đội ngũ.

Muốn nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, phải làm dịch vụ, kỹ thuật mới, nâng cao sự hài lòng của người bệnh, rồi lấy tiền nâng cao chất lượng và dịch vụ điều trị để chi trả thu nhập tăng thêm cho anh em.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 55

Về đào tạo con người, tôi nghĩ mọi người đều hiểu, trong luật đã ghi rõ. Luật Khám chữa bệnh cũng nêu rõ phải có kỳ thi tốt nghiệp bác sĩ y khoa cấp quốc gia.

Tuy nhiên lúc triển khai, lãnh đạo dù tâm huyết nhưng số lượng người giúp cho vận hành sự thay đổi này rất ít nên gặp nhiều khó khăn.

Còn vấn đề về tiền lương, thu nhập, rất nhiều tỉnh ủng hộ. Như Bình Dương đã có nghị quyết của HĐND về nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế. Tôi có nói với lãnh đạo tỉnh, ngày xưa phải bỏ tiền, có nơi thậm chí phải bỏ tiền tỷ để mời bác sĩ về làm. Giờ vượt qua giai đoạn đó, bác sĩ về rất đông rồi, thì phải có cơ chế để giữ người và tạo điều kiện cho họ phát triển.

Hay như ở Lào Cai cũng có những bước tiến rất tốt, số lượng bác sĩ tăng lên, thu nhập tốt hơn, kỹ thuật mổ nhiều hơn, tỷ lệ chuyển tuyến giảm rõ rệt.

Lào Cai là tỉnh duy nhất trên cả nước hiện nay trang bị tất cả máy CT scan hiện đại đến cả cấp huyện bằng nguồn tiền ngân sách, sự mạnh dạn đó thu được thành công ngay lập tức chứ không phải chờ 5-10 năm như các ngành khác.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 57

Có tỉnh nghèo tỉnh giàu, nhưng ở những nơi tôi đến, tôi không thấy nơi nào thiếu tiền cho y tế.

Mới đây, Phó Bí thư Hà Nội khi đến thăm Bệnh viện Đại học Y cho biết địa phương chuẩn bị có một chương trình khổng lồ cho y tế với số tiền hàng chục nghìn tỷ. Địa phương quan tâm và muốn phát triển y tế, quan trọng là lựa chọn tốt để tránh lãng phí.

Các tỉnh khác cũng vậy, đều không thiếu tiền cho y tế, nhưng quan trọng là hướng đi và cách làm cho hiệu quả, bền vững.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 59
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 61

Câu trả lời chắc ai cũng biết, buồn lắm. Những người mình vẫn gặp hàng ngày, vẫn trao đổi công việc, thậm chí là những người bạn rất thân, lại vướng vào vòng lao lý.

Bài học rút ra là trong quá khứ chúng ta quá chủ quan, quá lỏng lẻo trong việc quản lý. Vì lý do đơn giản là không cung cấp đủ thu nhập chính đáng cho anh em bác sĩ nên sinh ra chuyện người ta làm sai một, rồi sai hai, sai ba… Đến lúc cả hệ thống sai, mọi người đều gật đầu với cái sai đó, nghĩ chuyện đó là bình thường, là đương nhiên.

Sau những chuyện vừa qua, buồn thật, đau thật nhưng tôi nghĩ sẽ có rất nhiều sự thay đổi tích cực; mọi chuyện sẽ trở nên tường minh hơn, rõ ràng hơn trong hệ thống y tế.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 63
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 65

Tự hào - đó tưởng là câu hỏi vui nhưng lại là câu hỏi buồn với tôi.

Tự hào chỉ có ít thôi, và đều là nhỏ lẻ. Chúng ta có thể thực hiện ca này ca nọ, một thủ thuật nào đó, giỏi một phẫu thuật nào đó, để bệnh nhân nước ngoài sang Việt Nam hoặc bác sĩ Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. Nhưng về tổng thể, chúng ta thua xa các bạn ở những nước xung quanh, vì họ làm rất bài bản.

Bác sĩ thường có 2 nhóm. Một là bác sĩ ứng dụng (application) - những bác sĩ mổ rất nhiều và rất thạo, dân gian hay gọi là "bàn tay vàng".

Thứ hai là bác sĩ phát kiến (inventor) - những người nghĩ ra phương pháp và dụng cụ mới.

Nhóm thứ nhất Việt Nam rất nhiều, nhưng nhóm 2 gần như không có.

Nguyên nhân thứ nhất là do chúng ta chưa đầu tư cho khoa học cơ bản trong y tế. Đơn giản là phòng thí nghiệm động vật, nghĩ ra dụng cụ gì đưa vào cơ thể con người hay phương pháp mới đều phải thử trên động vật, nhưng cả Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm động vật nào tiêu chuẩn.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 67

Nguyên nhân thứ hai là thiếu sự đầu tư của các công ty. Nói đến chuyện này tôi nhớ câu chuyện của bản thân. Tôi từng nghĩ ra một kiểu van động mạch phổi thay qua da, làm cùng một công ty của Trung Quốc. Ca đầu tiên chúng tôi làm trên động vật nhưng sau đó họ loại mình ra khỏi cuộc chơi, và tất nhiên giai đoạn đó mình thiếu kinh nghiệm.

Sau đó tôi cũng tức giận, tìm một công ty khác của Thái Lan để tìm tài trợ, và người bạn của tôi đã tài trợ nghiên cứu đó, làm thí nghiệm trên động vật rất nhiều nhưng cuối cùng thất bại, bạn tôi mất 1 triệu USD, thậm chí phá sản, gần như không làm trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ y khoa nữa. Thực tế đó cho thấy đầu tư lĩnh vực này cũng là sự mạo hiểm rất lớn.

Nhưng nếu thành công, như van tim của Trung Quốc bán trên thị trường thế giới hàng chục nghìn cái/năm, với giá khoảng 30.000 USD/cái, số tiền thu lại sau đầu tư lớn sẽ rất lớn.

Vì thế ở Việt Nam đang thiếu hai thứ, một là Nhà nước không đầu tư khoa học cơ bản và hai là thiếu các công ty dám đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực y khoa.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 69
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 71

Tôi chẳng thấy mình mạnh gì cả, nhưng tố chất của tôi ham học hỏi, ham thay đổi. Đó có thể là điểm mạnh nhưng cũng có thể là điểm yếu, ham quá lại làm quá sức mình.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 73

Là ham chơi. Tôi thích cuộc sống tự nhiên, thích khám phá. Cuộc đời ngắn lắm nên tôi luôn mong có thật nhiều trải nghiệm. Trong công việc, buổi sáng tôi đi làm nhưng tối vẫn thích uống rượu vang. Có hôm uống rượu vang đến 23h về đi ngủ và sáng 5h vẫn dậy đi làm, đó là việc hại sức khỏe, tôi tự biết thế nhưng vẫn chưa dừng được.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 75

Tôi thích uống rượu vang và chơi thể thao. Trước đây tôi thích các môn thể thao va chạm như bóng đá, bóng rổ, nhưng giờ không có điều kiện chơi nữa. Khi có thời gian, tôi cố gắng vận động bằng cách đi bộ. Một ngày cố đi bộ 10.000 bước là thành công nhưng đa phần tôi chỉ giữ được mức 6.000-7.000 bước.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 77
BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 79

Được là tôi được đi nhiều, được trải nghiệm đúng sở thích của tôi. Có lẽ chưa chỗ nào ở Việt Nam mà tôi chưa từng đặt chân đến, các xã, huyện xa nhất tôi đều có mặt, kể cả ở vùng sâu vùng xa nơi địa đầu Tổ quốc.

Mất là có những cái rất muốn làm nhưng không được, ví dụ chơi thể thao.

Xưa tôi rất mê bóng rổ, nhưng giờ chơi bóng rổ mà chẳng may chấn thương ở tay thì "gãy mất cần câu cơm" (Cười).

Đánh golf là môn mà tôi nghĩ tôi cũng rất thích, nhưng không dám cầm đến gậy vì mất nhiều thời gian, đang đánh mà có điện thoại liên tục, làm sao tập trung được.

Với ngành y, các bác sĩ không thể quản lý được thời gian riêng của mình nên bị hạn chế nhiều thứ, không phải tôi mà các bác sĩ khác đều thế, đang chơi mà có ca cấp cứu thì phải chạy thôi, không thể tránh được.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 81

Tôi không để ý vì tôi không bao giờ nghĩ đến điều đó. Làm bộ trưởng, thứ trưởng chắc chắn mình phải tách rời khỏi chuyên môn, vì tôi chưa thấy ông bộ trưởng, thứ trưởng nào còn đi mổ cả. Mà với tôi, công việc chuyên môn mới là đam mê của tôi.

Ấp ủ lớn nhất của tôi là hoàn thành nhiệm vụ giám đốc hai bệnh viện.

BS Nguyễn Lân Hiếu: Vị trí tôi thích nhất là ở phòng phẫu thuật can thiệp - 83

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Nội dung: Hoài ThuVõ Thành

Ảnh: Tiến Tuấn

Video: Minh QuangPhạm Tiến

Thiết kế: Thủy Tiên

Thứ tư, 21 Tháng 2 2024 01:14

Thuốc trầm cảm

Written by

Thuốc trầm cảm

Bùi Võ

Bùi Võ

Điều tra viên, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

“Thuốc nhẹ, không sao đâu”.

Cô dược sĩ an ủi sau khi bán thuốc ngủ cho tôi.

Năm 2018, tôi hay thức đêm câu cá, sinh hoạt không điều độ nên bị mất ngủ, cuộc sống đảo lộn. Tôi đến khám một bác sĩ nổi tiếng ở Hà Nội. Sau gần 30 phút trò chuyện, anh chẩn đoán tôi bị rối loạn lo âu, trầm cảm và kê thuốc liệu trình uống sáu tháng.

Thời gian đầu uống thuốc, tôi ăn ngủ ngon, tăng cân. Đến khoảng tháng thứ tư, tôi thấy bản thân không còn nhạy bén, cảm xúc thô cứng nên xin bác sĩ dừng thuốc. Dừng thuốc, tôi mới biết mình đã trở thành "con nghiện" lúc nào không hay. Chỉ hai viên thuốc an thần nhỏ như cúc áo nhưng thiếu nó tôi mất ngủ, kéo theo trào ngược dạ dày, huyết áp có lúc tụt xuống còn 58-80 mmHg.

Triệu chứng cai thuốc rất khó chịu, tôi bỏ rồi uống, uống rồi bỏ như cái vòng luẩn quẩn. Không muốn lệ thuộc nên đầu năm 2019, tôi quyết tâm bỏ thuốc an thần. Tôi dành thời gian ngồi thiền, chơi các môn thể thao. Nhưng sau nửa năm cố gắng, sức khỏe và tinh thần tôi ngày càng sa sút. Tôi đi khám lại bác sĩ trước đây thì được anh khuyên nhập viện để điều trị. Điều trị nội trú gần hai tuần ở một bệnh viện, tôi xin ra viện. Các bác sĩ nói tôi phải uống thuốc an thần cả đời.

Cuối năm 2020, cô bạn Hải An gửi cho tôi bài viết của một hành giả Phật giáo. Nội dung bài viết hàm ý: kỳ vọng là mong muốn, bắt sự việc nào đó phải xảy ra theo ý mình, kỳ vọng tất yếu sẽ sinh ra đau khổ. Tôi bừng tỉnh nhận ra mình đã sai. Trước đây, chỉ vì muốn thoát khỏi cơn trầm cảm, không chấp nhận việc mất ngủ mà tôi đã hành xác như con thiêu thân. Chính tâm lý "phải thế này, phải thế kia" đã làm bệnh của tôi nặng thêm.

Hiểu vấn đề, tôi bắt đầu thay đổi thái độ sống. Phóng sinh thay cho câu cá, yêu thương thay cho sân hận; tăng dần khả năng chấp nhận, chấp nhận cả những suy nghĩ tiêu cực nhưng quyết tâm không phản ứng tiêu cực ra bên ngoài, không làm tổn thương người bên cạnh. Nửa năm sau, sức khỏe và tinh thần tôi trở lại bình thường.

Theo ICD-10 (Phiên bản thứ 10 của Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới), trầm cảm có những triệu chứng như: buồn rầu, giảm sự quan tâm thích thú, mệt mỏi, mất tự tin vào bản thân, bi quan, giảm sự tập trung chú ý, có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý tưởng và hành vi tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ngon miệng.

Với các triệu chứng như trên, có lẽ trong đời ai cũng từng có lần bị trầm cảm, ở các mức độ khác nhau.

Chị họ tôi, được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm và kê thuốc cho uống. Nghe nữ bệnh nhân bên cạnh hỏi về triệu chứng rụng tóc khi dùng thuốc, chị sợ quá về nhà không dám uống. Về sau, chị thấy đã may mắn không nghe lời bác sĩ. Tự mình thay đổi cách sống, các biểu hiện trầm cảm của chị dần biến mất.

Phong ở Hải Phòng, 15 năm trước, cũng được chẩn đoán trầm cảm như chị tôi. Phong đang bị tiểu đường, dạ dày do tác dụng phụ của thuốc gây ra nhưng cậu vẫn chưa thể ngưng thuốc vì hội chứng "nghiện thuốc". Tôi hỏi Phong nếu được lựa chọn lại thì ngày đó có uống thuốc trầm cảm hay không. Phong dứt khoát là không.

Tôi không phủ nhận vai trò của thuốc trầm cảm vì thuốc có thể không tác dụng với người này nhưng đáp ứng với người khác. Vấn đề là các bác sĩ tâm thần liệu có lạm dụng kê thuốc an thần cho người bệnh hay không? Vì ngay tại các nước có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ thì số người tự tử vì trầm cảm vẫn rất cao. Thuốc trầm cảm gây tác dụng phụ, tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Sẽ là con dao hai lưỡi nếu bác sĩ lạm dụng kê thuốc an thần cho người bệnh trong khi họ có thể đáp ứng các liệu pháp điều trị khác an toàn hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc trầm cảm và ít nhất 15% dân số có biểu hiện trầm cảm rõ rệt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Năm 2000, trầm cảm đứng thứ tư trong 15 bệnh gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán năm 2030 sẽ lên vị trí thứ nhất.

Bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý là những người cần tìm đến để ngăn chặn kịp thời các hành vi dại dột, thiếu kiểm soát. Nhưng người bệnh cũng phải nỗ lực tự thân nhìn sâu vào nội tâm, tiến đến thay đổi nhận thức, hành vi của chính mình. Hiểu vấn đề gặp phải, chấp nhận sống chung và từng bước khiến nó tan biến bằng việc thay đổi bản thân là cách hỗ trợ hiệu quả cho điều trị trầm cảm.

Sau nhiều lần cố gắng vượt qua trầm cảm bất thành, tôi và Hải An không còn chống lại các triệu chứng của bệnh. Nỗ lực chống lại sẽ gia tăng căng thẳng và mất năng lượng, trực tiếp làm biểu hiện của bệnh "phình to". Thay vào đó, chúng tôi chấp nhận, nỗ lực thay đổi bản thân, cho đến lúc nào đó, trầm cảm tự rời bỏ chúng tôi.

"Điều bạn chống lại sẽ ở lại, điều bạn chấp nhận sẽ tan biến", câu nói của học giả người Ba Tư Rumi thật thấm thía không chỉ trong các vấn đề tinh thần mà với cả cuộc sống. Với chúng tôi, trầm cảm là một sự cố lớn trong đời nhưng cũng là động lực, là cơ hội tuyệt vời để sống ý nghĩa.

Bùi Võ

Nguồn tin: https://vnexpress.net/thuoc-tram-cam-4708045.html

Từ 1-4, bắt đầu thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử

Theo lộ trình, từ ngày 1-4-2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và Giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai chính thức trên toàn quốc từ ngày 1-7.

Tối 1-1, theo tin từ Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), trong buổi làm việc cuối cùng của năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4750/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung Quyết định 130/QĐ-BYT ngày 18-1-2023 quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ việc quản lý, giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và giải quyết các chế độ liên quan.

Đáng chú ý tại Quyết định này, Bộ Y tế đã chính thức bổ sung thêm 2 Bảng dữ liệu mới, gồm Bảng dữ liệu Giấy chuyển tuyến BHYT và Bảng dữ liệu Giấy hẹn khám lại theo quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo lộ trình, từ ngày 1-4-2024, cơ quan BHXH và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến BHYT và Giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai chính thức trên toàn quốc từ ngày 1-7-2024.

Tiếp đến, theo kế hoạch trong năm 2024, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng với Cục C06 - Bộ Công an, BHXH Việt Nam để nghiên cứu, triển khai tích hợp 2 loại giấy tờ này trên các ứng dụng VNeID, VssID.

Đây là một nỗ lực của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) trong chuyển đổi số lĩnh vực BHYT, tiến tới loại bỏ hoàn toàn giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại bản giấy.

Khi 2 loại giấy tờ này được tích hợp trên ứng dụng VNeID, VssID, người bệnh khi làm thủ tục chuyển tuyến hoặc tái khám chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc VssID (có tích hợp sẵn mã QR).

Việc triển khai Giấy chuyển tuyến BHYT điện tử và Giấy hẹn khám lại điện tử hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị thiết thực.

Trước hết là phục vụ quản lý nhà nước về công tác chuyển tuyến BHYT, tạo kho dữ liệu tập trung phục vụ phân tích, thống kê, kịp thời điều chỉnh chính sách BHYT sát với thực tế. Mặt khác, giúp công khai, minh bạch trong công tác chuyển tuyến.

Bên cạnh đó, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi, tiện ích cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển tuyến/tái khám. Đặc biệt, hạn chế các hành vi gian lận, giả mạo trong công tác chuyển tuyến. Đồng thời, hỗ trợ cơ quan BHXH trong công tác giám định, thanh toán BHYT.

Những điểm mới cơ bản trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

 (Chinhphu.vn) – Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 có nhiều nội dung mới, quan trọng.

Những điểm mới, quan trọng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 1.

Họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Sự cần thiết ban hành luật Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm: Tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Đồng thời, đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh.

Tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm bình đẳng giới.

Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 Điều và có những điểm mới cơ bản. Trong đó, nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề: Để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám bệnh, chữa bệnh, Luật quy định mở rộng đối tượng hành nghề - thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề. Cụ thể, Luật thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề

Quy định người nước ngoài hành nghề hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo.

Quy định áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng với đó, Luật cũng có các quy định về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn.

Cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trịngười bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ.

Phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên.

Bên cạnh đó, đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, quy định cụ thể chính sách của Nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh: Có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. 

Hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước; 

Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tương ứng với mức quy định tại điểm (2) khoản này nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.

Đồng thời, bổ sung một số quy định về tài chính: Bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong đó Luật khẳng định "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh củaNhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao".

Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được: Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật cũng Quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023, với đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả, Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1/ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục, và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2/ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật.

3/ Xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật.

4/ Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết./.

Những điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 3.

Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đồ họa Quochoi.vn

Nguồn tin: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nhung-diem-moi-quan-trong-trong-luat-kham-benh-chua-benh-sua-doi-119230203112956887.htm

Từ 1/1/2024: Phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y sang giấy phép hành nghề

(Chinhphu.vn) - Luật số 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2024, trong đó quy định chuyển tiếp về chuyển đổi chứng chỉ hành nghề sang giấy phép hành nghề.

1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.

2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01/01/ 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

3. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại (2) nêu trên phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và gia hạn theo quy định tại (1) nêu trên.

4. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được áp dụng đến hết ngày 31/12/2031.

Theo Điều 27 của Luật khám bệnh, chữa bệnh, mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số dịnh danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.

5. Việc đình chỉ, thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được thực hiện theo quy định về đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề tại Luật này.

6. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh bác sỹ từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12 /2026 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

7. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2027 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

8. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2028 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

9. Người được cấp phép hành nghề theo quy định tại  1, 2, 6, 7 và 8 nêu trên phải tuân thủ các quy định có liên quan đến hành nghề theo quy định của Luật này.

10. Người được cấp văn bằng đào tạo y sỹ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026 thì không được cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ.

Theo Điều 26, Luật 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh, chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
 
 

Bụi phổi khiến nhiều công nhân tử vong ở Nghệ An: Căn bệnh nghề nghiệp để lại nhiều di chứng nặng nề cho người lao động

 

Vụ việc nhiều công nhân Nghệ An tử vong do bụi phổi trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại.

 

Vừa qua, tại Nghệ An chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt công nhân làm việc trong cùng một công ty chuyên về khai thác và chế biến khoáng sản ( sản xuất bột đá silic trắng) phát hiện mắc bệnh bụi phổi. Trong số đó có 4 công nhân đã tử vong, 5 người hiện đang điều trị tại các bệnh viện. Trước đó, các công nhân này đều là những người khỏe mạnh, thời gian làm việc tại công ty chưa lâu, người làm lâu nhất chưa đến 5 năm.

Đầu tháng 10/2023, công ty đã bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính 116 triệu đồng vì không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại với sức khỏe người lao động và không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 14 lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm (Ảnh: VTC News)

Công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm (Ảnh: VTC News)

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi nằm trong danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế thanh toán và chiếm tỷ lệ cao nhất với 74% các trường hợp. Bệnh bụi phổi, đặc biệt là bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi. Bệnh gây di chứng nặng nề về sức khỏe cho người lao động với tỷ lệ tử vong cao.

Vậy bệnh bụi phổi là gì? Nguyên nhân của bệnh do đâu?

Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh phổi kẽ do hít phải một số loại hạt bụi gây tổn thương phổi. Bệnh xảy ra do bụi tích lũy trong phổi thông qua quá trình hít thở không khí có nồng độ hạt bụi cao. Nếu hạt bụi có kích thước lớn, chúng sẽ được bắt giữ ở đường hô hấp trên và đào thải ra ngoài dễ dàng. Với những hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ tiến sâu vào trong phế nang và việc đào thải khó khăn hơn.

Do không thể loại bỏ được tất cả các hạt bụi này nên chúng sẽ gây viêm trong phổi và dẫn tới hình thành các mô sẹo. Bệnh thường tiến triển trong một thời gian dài trước khi có biểu hiện ra ngoài.

Tùy thuộc vào loại hạt bụi mà người lao động hít phải trong môi trường làm việc mà bệnh bụi phổi được chia thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm một số dạng chính như sau:

Bệnh bụi phổi silic: Đây là căn bệnh nghề nghiệp đã có từ lâu. Người lao động hít phải các hạt bụi chứa tinh thể silic tự do. Hạt bụi này tương đối nhẹ, lơ lửng trong không khí và không nhìn thấy được bằng mắt thường. Bệnh thường gặp những người làm việc với đá ( thợ nổ đá, nghiền đá, mài đá..), cát ( thổi thủy tinh…), sa thạch, đá phiến, một số loại quặng hoặc bê tông. Bệnh cũng gặp phải ở những người vận chuyển hoặc nổ đá và cát như thợ mỏ, thợ xay silica, thợ xây đường hầm, những người làm đồ gốm hoặc thủy tinh, …

Bệnh bụi phổi ở thợ mỏ than: Do hít phải bụi than từ than carbon cao (than đá, than mỡ) hoặc muội than. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người khai thác, chế biến và vận chuyển than trong nhiều năm ( thường > 20 năm) màcó thiết bị bảo hộ không đảm bảo.

Bệnh bụi phổi amiăng: Amiăng là tên chung của một họ khoáng chất dạng sợi, có trong các vật liệu xây dựng cách nhiệt, gạch lát sàn và trần nhà, vật liệu chống cháy, lót phanh ôtô … Bệnh thường gặp ở những người lao động trong các công ty đóng tàu, công nhân phá dỡ, thợ mỏ, thợ cơ khí ôtô làm việc với phanh,… Bệnh tiến triển âm thầm trong vòng 20 năm hoặc lâu hơn trước khi có biểu hiện bệnh lý.

Bệnh bụi bông: Thường xảy ra ở những người lao động có tiếp xúc khoảng 10 năm với bông thô chưa qua chế biến, đặc biệt ở những người tiếp xúc với kiện hàng mở hoặc làm việc trong bông quay hoặc trong buồng chải.

Biểu hiện của bệnh bụi phổi

Do bệnh tiến triển trong một thời gian dài nên các triệu chứng thường xuất hiện từ từ, mức độ tăng dần và trở lên rầm rộ khi có các biến chứng. Các biểu hiện bao gồm:

Ho: Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho kéo dài và có thể khạc ra đờm màu đen hoặc màu vàng, xanh nếu có nhiễm trùng hô hấp đi kèm.

Khó thở: Cảm giác khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi tập thể dục, mức độ khó thở tăng dần. Tức ngực, cảm giác đau nhói ở ngực hoặc khó chịu, nặng tức ngực.

Ở giai đoạn muộn, khi có các biến chứng của bệnh xảy ra như ung thư phổi, suy tim, suy hô hấp… thì người bệnh có khó thở nhiều, tăng lên khi đi lại hoặc làm việc, tím môi và móng tay, hoặc phù 2 chân, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh, da xanh xao …

Chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi

Việc chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu thường rất khó khăn do hình ảnh tổn thương không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dựa vào thông tin tiền sử mắc bệnh, môi trường làm việc, thời gian làm việc, các bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm phù hợp như chụp Xquang phổi hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, xét nghiệm khí máu…

Việc điều trị bệnh thường rất phức tạp, tốn kém chủ yếu là hỗ trợ hô hấp, rửa phổi và dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Tiên lượng của bệnh

Tiên lượng bệnh bụi phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc và người bệnh có hút thuốc lá hay không. Điển hình như bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi, thường có xu hướng tiến triển nặng dần lên mặc dù đã được điều trị và không còn tiếp xúc với bụi silic.

Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau đớn, khó thở, mất khả năng lao động và cuối cùng dẫn đến tử vong Trong trường hợp người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi silic cao thì thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc khởi phát bệnh sẽ ngắn hơn, có trường hợp ghi nhận chỉ sau 3 tháng tiếp xúc.

Hoặc những người mắc bệnh bụi phổi do amiăng có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư biểu mô ác tính. Do nam giới thường đảm nhiệm các công việc liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và có thói quen hút thuốc nên các trường hợp tử vong do bệnh bụi phổi thường gặp hơn ở nam giới.

Phòng ngừa biến chứng bụi phổi bằng cách nào?

Để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh bụi phổi, người lao động cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với bụi khoáng tại nơi làm việc bằng cách: Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang hoặc đeo mặt nạ phòng độc vừa khít, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; mặc quần áo bảo hộ đạt tiêu chuẩn, đeo kính mắt…

- Rửa sạch mặt và tay chân, quần áo sau khi tan làm. Không ăn uống ở trong hoặc gần khu vực làm việc. Rửa tay và mặt trước khi ăn.

- Bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Do hút thuốc làm trầm trọng thêm tác hại của bệnh và tăng thêm nguy cơ bị ung thư phổi. Tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ phổi.

- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý của phổi, người bệnh cần sớm nhập viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.

BS Phạm Thị Hằng

 

Nguồn tin: https://baomoi.com/bui-phoi-khien-nhieu-cong-nhan-tu-vong-o-nghe-an-can-benh-nghe-nghiep-de-lai-nhieu-di-chung-nang-ne-cho-nguoi-lao-dong-c47805828.epi

Thứ tư, 13 Tháng 12 2023 09:52

Mua thuốc ngoài viện

Written by

Mua thuốc ngoài viện

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân

Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Mấy hôm nay bệnh viện tôi xôn xao vì cái tin sắp tới BHYT sẽ trả tiền các đơn thuốc mua ngoài. Bệnh nhân mừng rỡ, hy vọng. Bác sĩ thì bối rối lo âu vì lường trước biết bao rắc rối đang chờ đợi mình.

Dù mừng hay lo, chúng tôi đều thấp thỏm rằng câu chuyện này rồi sẽ thoảng qua, như chút nắng ấm trong ngày đông thôi. Nhưng lần này Bộ Y tế làm thật. Bộ vừa ra dự thảo thông tư về việc BHYT thanh toán tiền thuốc và vật tư mà bệnh nhân mua ngoài. Khi vấn đề đã được đưa thành văn bản pháp luật thì cần nói cho hết nhẽ. Vì nếu dự thảo thông qua mà không thực hiện được thì tình hình y tế có thể càng rối hơn.

Trước hết, phải nói ngay rằng việc bệnh nhân phải mua thuốc ngoài là chuyện thường ngày, đã có từ lâu, vì thế mới có cái "Nhà thuốc bệnh viện". Bệnh viện nhỏ thì một nhà thuốc, bệnh viện lớn có đến vài nhà thuốc mới đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.

Lần lại lịch sử y tế, thời bao cấp bệnh nhân không phải mua thuốc ngoài. Khi đó mọi nhu cầu khám chữa bệnh đều được bao cấp. Bệnh viện rất khó khăn, nhưng có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, bác sĩ và bệnh nhân đều hiểu và chấp nhận giật gấu vá vai. Vả lại khi đó thuốc ngoài cũng không có mà mua.

Từ những năm 1990, khi đất nước dần từ bỏ mô hình bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường, cách thanh toán trong ngành y cũng thay đổi. Hoạt động bệnh viện được chi trả từ ba nguồn riêng biệt. Một là từ ngân sách nhà nước, bao cấp cho mua sắm cơ sở vật chất lớn, xây dựng, điện nước, trả lương nhân viên y tế. Nguồn thứ hai từ bảo hiểm y tế, chi trả cho thuốc men, vật tư tiêu hao, xét nghiệm... hàng ngày. Nguồn thứ ba là từ chi trả trực tiếp của người bệnh, cho các dịch vụ hoặc thuốc ngoài. Theo nhiều thống kê đã công bố, nguồn chi trả trực tiếp từ người bệnh chiếm 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.

Kế hoạch năm của BHYT là khoảng 110 nghìn tỷ đồng. Ngân sách Nhà nước bỏ ra một khoảng tương đương. Tức tổng cộng xấp xỉ 10 tỷ USD/năm. Người dân chi trả trực tiếp 5-6 tỷ USD. Như vậy tổng ngân sách y tế Việt Nam một năm khoảng 15 tỷ USD. Cho 100 triệu dân. Tính ra chi phí y tế bình quân đầu người một năm có 150 USD. Để so sánh, con số này ở Mỹ, cao nhất thế giới, là gần 11.000 USD, Nhật (4.690 USD), Hàn Quốc (3.400 USD), Trung Quốc (810), Indonesia (337 USD), Ấn Độ (257 USD), theo số liệu của WHO năm 2019.

150 USD, dễ thấy ngay, là không đủ cho nhu cầu y tế của người dân. Nhưng chúng ta ít khi nói rành mạch về vấn đề này. Nhiều người dân vẫn hiểu lơ mơ rằng tôi đã mua BHYT là tôi được thanh toán hết các chi phí khám chữa bệnh. Nếu tôi còn phải chi thêm tiền ngoài thì là do ngành y làm ăn tiêu cực. Bao nhiêu năm nay ngành y vẫn phải mang điều tiếng như vậy.

Vì nguồn tài chính không đủ, BHYT chỉ đáp ứng những chi phí cơ bản nhất, hướng tới số đông. Thuốc và vật tư y tế cũng vậy, luôn phải chọn những gì rẻ nhất. Tôi thật sự thông cảm và thấu hiểu cho những người đang được giao một việc rất khó khăn, là với nguồn tài chính ít ỏi, làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho 100 triệu dân.

Lý thuyết và thực tiễn vênh nhau mới sinh ra thuốc ngoài, thuốc trong; khiến người thầy thuốc trực tiếp chữa bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Ví dụ đơn giản: bệnh nhân sốt, cho uống viên paracetamol trong BHYT mãi chưa hạ sốt, vì thuốc viên nén cần có thời gian tan ra mới ngấm; còn cho uống viên sủi paracetamol nhập ngoại, thả vào nước tan ra thơm mát thì hạ nhiệt ngay. Nhưng giá của hai viên thuốc này chênh nhau khoảng 10 lần. Là bác sĩ ai chẳng muốn cho người bệnh uống thuốc tốt nhất, mau ra viện. Nhưng chi phí chênh lệch, ai sẽ bù cho?

Tôi vừa trình bày lý do lớn nhất của việc mua thuốc ngoài. Nếu không nắm được lý do chính này để ra chính sách, sẽ gây ra những hiểu lầm rất lớn. Tuy Bộ Y tế đã rất thận trọng, dự thảo thông tư nói rõ những thuốc trong phạm vi thanh toán của BHYT mà để người bệnh tự mua thì BHYT sẽ phải thanh toán lại cho người bệnh. Tức là trong ví dụ trên của tôi, để hạ sốt thì BHYT có viên nén paracetamol, nếu thuốc này trong bệnh viện hết, người bệnh phải tự ra ngoài mua, thì BHYT sẽ thanh toán đúng giá viên nén paracetamol; còn những ai muốn dùng viên sủi ngoại nhập thì BHYT không thanh toán. Nhưng người bệnh không phải ai cũng hiểu cặn kẽ như vậy. Họ chỉ nghe vắn tắt là mua thuốc ngoài cũng được thanh toán, ai không chịu thanh toán là đang gây khó dễ cho. Nhận thức này nếu không được truyền thông đầy đủ sẽ có thể gây ra mâu thuẫn không đáng có giữa người bệnh và nhân viên y tế, tạo ra hiểu nhầm giữa người dân và ngành y.

Nếu thông tư chỉ nhằm thúc ép các bệnh viện mua sắm đủ thuốc men và vật tư y tế trong kế hoạch, không để người bệnh phải tự đi mua, thì thật sự không đáng. Các tháo gỡ của chính phủ cho BYT về đấu thầu đã tháo bỏ hầu hết trở ngại do chủ quan. Phần lớn bệnh viện hiện nay đã có đủ thuốc trong BHYT cho người bệnh. Số lượng thuốc và vật tư trong BHYT mà người bệnh phải tự mua còn rất ít. Tôi quan sát thấy số lượng người bệnh quay lại viện công tăng rõ rệt so với cao điểm khủng hoảng do đấu thầu cách đây một năm.

Công việc cần làm tiếp của BYT là khẩn trương xây dựng quy chế đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Làm sao tất cả thuốc và vật tư y tế của cả nước được đấu thầu cấp quốc gia, các bệnh viện chỉ căn cứ vào giá đó để lên kế hoạch mua sắm. Như vậy ngành y sẽ mua được thuốc và vật tư với giá tốt nhất, tiết kiệm được một số tiền lớn nếu xét ở quy mô quốc gia. Các bệnh viện cũng sẽ tiết kiệm được số nhân lực lớn trong tổ chức đấu thầu mua sắm. Việc này cũng giúp ngăn được một trong những nguyên nhân gây tham nhũng trong bệnh viện.

Sau cùng, nếu Bộ Y tế muốn trả lại tiền thuốc BHYT cho bệnh nhân mua thuốc ngoài, thì về cách thực hiện, phải làm sao đừng đẩy cái khó khăn khi thanh toán cho người bệnh. Các nguyên tắc tài chính đều cần sự chặt chẽ. Thuốc nào được BHYT chi trả, thuốc nào không. Giấy tờ nào giúp chứng minh nằm viện, giấy nào chứng minh thuốc được mua đúng bệnh... những thủ tục này, nếu không được làm cho đơn giản, rành mạch, sẽ khiến nhiều người bỏ cuộc, không dám đi lấy lại tiền. Rút cuộc, ý định tốt đẹp của người thiết kế thông tư có thể không đến được với người bệnh.

Vì thế theo tôi, nếu vẫn quyết thực hiện trả lại tiền cho người bệnh đã mua ngoài, thì đó phải là việc của bác sĩ với BHYT. Chính bác sĩ là người rõ nhất bệnh nhân cần thuốc nào, thuốc đó có trong BHYT hay không. Nếu bác sĩ biết thuốc đó có trong BHYT mà bệnh viện hiện tại không có, họ sẽ kê đơn cho bệnh nhân đi mua ngoài, và bản sao đơn thuốc cùng hóa đơn từ nhà thuốc bệnh viện sẽ được chuyển cho BHYT thanh toán, người bệnh không phải bận tâm. Nhưng bệnh viện và BHYT sẽ không thích điều này, vì họ phải thêm việc.

Đó đều là những phiền toái mà nhà làm chính sách cần nghĩ tới trước khi ra quyết định.

Quan Thế Dân

Nguồn tin: https://vnexpress.net/mua-thuoc-ngoai-vien-4688043.html

Trang 1 của 22