Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

'Chống dịch như chống giặc'! Vậy tại sao thầy thuốc không được áp dụng phụ cấp như lực lượng vũ trang?

(Chinhphu.vn) - Có 3 nút thắt lớn về thể chế cần phải tập trung tháp gỡ để cán bộ ngành y tế được hưởng thù lao thoả đáng, đó là: Thiết kế bảng lương phù hợp; áp dụng phụ cấp nghề nghiệp và phụ cấp đặc biệt để khi có biến cố xảy ra.

22/02/2022  13:32

 

Ông Bùi Sĩ Lợi: Ngành y tế là ngành chăm lo cho sức khoẻ của người dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang bảo vệ nhân dân. Vậy tại sao ngành y tế không cho áp dụng phụ cấp 1,8 như lực lượng vũ trang?

Chưa lường hết những biến cố

Tại tọa đàm "Đại dịch COVID-19 và chính sách đối với nhân viên y tế", phân tích về những bất cập về cơ chế đãi ngộ đối với cán bộ y tế tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Bùi Sĩ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Hệ thống pháp luật của chúng ta là đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta chưa lường hết được chính sách đãi ngộ cho ngành y tế như trong trường hợp đại dịch COVID19.

Theo ông Lợi: "Đó là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ. Có những cái chúng ta chưa giải quyết kịp thời về chính sách cho cán bộ y tế nên dẫn đến có nhiều tâm tư. Do đó, việc chúng ta chậm hoặc không tính đến đặc thù tác động trực tiếp đến thu nhập của ngành y tế. Điều đó tác động đến vật chất, tinh thần các lực lượng cùng tham gia công tác phòng chống COVID. Đây là điểm lớn nhất. 

Tuy nhiên, chúng ta tự hào là họ vẫn kiên định vượt qua thách thức, vượt qua cuộc chiến chống dịch như chống giặc. Đây là điều rất quan trọng chúng ta trân trọng, đánh giá cao".

Ba nút thắt lớn về thể chế

Theo ông Bùi Sĩ Lợi: Có 3 nút thắt lớn về thể chế cần phải tập trung tháp gỡ để cán bộ ngành y tế được hưởng thù lao thoả đáng.

Vấn đề thứ nhất là ngành y được đào tạo dài hơn các ngành khác nên cần thiết phải thiết kế bảng lương phù hợp với quá trình đào tạo. Đào tạo càng dài thì bảng lương, hệ số lương phải khác với ngành nghề đào tạo ngắn hơn.

Thứ hai, ngành y tế là ngành chăm lo cho sức khoẻ của người dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang bảo vệ nhân dân.

Ông Lợi chia sẻ, "điều này tôi đã kiến nghị từ lâu. Tại sao ngành y tế không cho áp dụng phụ cấp 1,8 như lực lượng vũ trang? Nhiều lần tôi nói rằng, đối với ngành y tế thì chú ý về vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở những bệnh viện lớn được chuyển giao công nghệ thì được. Nhưng huyện, xã không có điều kiện thì chúng ta làm sao tự chủ được, kể cả không có bệnh nhân".

Thứ ba, do đặc thù đặc biệt, khi dịch bệnh phải đương đầu chống dịch nên chúng ta cần có phụ cấp đặc biệt để khi biến cố xảy ra, chúng ta áp dụng ngay chứ không phải ra nghị quyết rồi xin ý kiến.

Ông Bùi Sĩ Lợi cho rằng: Nếu chúng ta giải quyết được những nút thắt này thì họ sẽ toàn tâm toàn ý trong công tác chống dịch, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Dù chúng ta có nói tinh thần trách nhiệm, ý thức cách mạng như thế nào thì cuộc sống, đời sống của gia đình và chính bản thân bác sĩ phải được đảm bảo thì mới làm tốt và hiệu quả được.

Cần có phụ cấp đặc biệt đối với ngành y tế để khi biến cố xảy ra có thể áp dụng ngay.

Tăng phụ cấp, hỗ trợ đối với cán bộ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và rất cần thiết

Theo ông Bùi Sĩ Lợi, trước mắt chúng ta chưa kịp sửa đổi hệ thống pháp luật, chưa thực hiện được cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương thì việc tăng phụ cấp, hỗ trợ đối với cán bộ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và rất cần thiết, nhất là đối với cán bộ y tế cơ sở.

"Chúng ta phải duy trì cô đỡ thôn bản và nâng phụ cấp cho cô đỡ thôn bản là chính sách rất quan trọng và rất đúng đắn. Đồng thời, cần tiếp tục mô hình bác sĩ gia đình. Thực tiễn chống dịch vừa qua cho chúng ta thấy rõ vai trò của y tế cơ sở - là pháo đài chống dịch, là nền tảng rất quan trọng'.

Phải cải cách và đổi mới cơ chế tài chính y tế

Tuy nhiên, ông Lợi cho rằng, để cho công tác phòng chống dịch cũng như nâng cao hệ thống chăm sóc sức khoẻ của nhân dân bền vững thì phải cải cách và đổi mới cơ chế tài chính y tế.

Luật Khám chữa bệnh đã có trong chương trình rồi, Luật BHYT và những luật liên quan đến tiền lương và cải cách tiền lương tiếp tục bổ sung vào hệ thống các phụ cấp đang được dự thảo trong chính sách tiền lương. Tiền lương phải đúng chính sách và giá trị lao động.

Đối với ngành y tế, tiền lương không phải tiền nâng năng suất hiệu quả mà còn là giá trị nhân văn, tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân.

Theo ông Bùi Sĩ Lợi, hệ thống của chúng ta trước mắt tập trung xử lý theo đề xuất của Bộ Y tế là sửa Nghị định 56 để nâng và điều chỉnh các khoản phụ cấp.

Ông Lợi đề nghị, "trong các khoản phụ cấp này, chúng ta xác định phụ cấp 100% nhưng không phải lĩnh vực nào cũng 100% mà có những nơi phải là 120%, 150% và có những cái phải thấp hơn.

Điều quan trọng là phải có phụ cấp đặc thù, liên quan đến vấn đề bất trắc trong phòng chống dịch chưa có tiền lệ bao giờ"./.

 

Nguồn tin: https://baochinhphu.vn/chong-dich-nhu-chong-giac-vay-tai-sao-thay-thuoc-khong-duoc-ap-dung-phu-cap-nhu-luc-luong-vu-trang-102220221142939469.htm

Thứ ba, 22 Tháng 2 2022 08:28

Quy trình 4 bước xử trí F0 tại trường học

Written by

Quy trình 4 bước xử trí F0 tại trường học

   
 
  
 
 
 
 
(HNMO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong trường học (sửa đổi, bổ sung) được phê duyệt kèm theo Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27-1-2022, trong đó có nêu rõ quy trình xử trí F0 tại trường học với 4 bước cụ thể, để các đơn vị thực hiện thống nhất. 
 
 
ĐỌC BÀI CHI TIẾT TẠI LINK SAU:
 

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa Covid-19 "made in Việt Nam" vừa được cấp phép

Minh Nhật

(Dân trí) - Cơ sở cung ứng thuốc được yêu cầu phải thông báo cho bệnh nhân về các lợi ích, rủi ro khi sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị, các thuốc khác có thể thay thế molnupiravir trong điều trị Covid-19.

 

 

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa cấp số đăng ký lưu hành cho 3 thuốc chứa hoạt chất molnupiravir sản xuất trong nước. Đây là thuốc viên nang cứng, có hạn sử dụng 6 tháng.

Molnupiravir hoạt động như thế nào?

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa Covid-19 made in Việt Nam vừa được cấp phép - 1

Molnupiravir không tấn công vào gai protein của SARS-CoV-2, vốn là mục tiêu của các loại vaccine hiện nay, nên vẫn sẽ phát huy hiệu quả ngay cả khi virus tiếp tục đột biến.

Thay vào đó, molnupiravir nhắm vào polymerase, loại enzyme cần thiết để virus nhân bản. Thuốc hoạt động bằng cách đưa lỗi vào mã di truyền của SARS-CoV-2, nên thuốc có tác dụng trên các loại biến thể SARS-CoV-2, bao gồm chủng trội Delta. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy thuốc hoạt động hiệu quả nhất khi sử dụng vào giai đoạn nhiễm virus ban đầu.

Sử dụng molnupiravir thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".

Những ai không nên sử dụng molnupiravir?

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), dựa trên các kết quả thu được từ nghiên cứu về sinh sản ở động vật, molnupiravir có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên bào thai khi được sử dụng cho các cá thể động vật mang thai. Tuy nhiên, hiện chưa có các dữ liệu về việc sử dụng molnupiravir trên người để đánh giá tác động của molnupiravir đến nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc các nguy cơ liên quan đến thai kì khác.

Do đó, molnupiravir không được FDA khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kì mang thai. Molnupiravir chỉ được phép kê đơn cho phụ nữ mang thai sau khi bệnh nhân được nhân viên y tế xác định rằng lợi ích của việc điều trị bằng molnupiravir sẽ lớn hơn nguy cơ đối với bệnh nhân; và sau khi nhân viên y tế giải thích rõ những lợi ích về sức khỏe cũng như rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thuốc molnupiravir trong thời kì mang thai cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân cũng được khuyến cáo sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc molnupiravir.

Cũng theo FDA, molnupiravir không được chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn khớp.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có những cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc molnupiravir:

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

- Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.

- Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên

Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới

Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/suc-khoe/luu-y-khi-su-dung-thuoc-chua-covid19-made-in-viet-nam-vua-duoc-cap-phep-20220218111352877.htm

Thứ tư, 09 Tháng 2 2022 04:33

Không cực đoan trong phòng chống dịch

Written by

Không cực đoan trong phòng chống dịch 

Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Như thống kê của Bộ Y tế, hai ngày gần đây sau kỳ nghỉ tết, một số nơi ca mắc Covid-19 mới ghi nhận có tăng.

Tuy nhiên, việc này đã được Bộ Y tế dự báo từ trước, vì cuối năm và trong kỳ nghỉ tết, việc người dân đi lại giao lưu giữa các địa phương, giữa các gia đình lớn, do đó chắc chắn có tiếp xúc giữa các F0 và số ca nhiễm mới sẽ tăng lên.

Đánh giá diễn biến dịch và việc tăng cường các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa lây nhiễm là cần thiết, đặc biệt khi có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà quá hoảng hốt, để vội vã đưa ra các biện pháp phòng dịch cực đoan, với các quy định ngăn cấm không phù hợp.

Trước đây, chúng ta từng áp dụng một số biện pháp “cứng rắn” để chống dịch vì khi đó chưa bao phủ vắc xin và hệ thống y tế quá tải do kinh nghiệm và năng lực điều trị chưa được tốt như hiện nay... Hiện tại, với thành quả của bao phủ vắc xin rộng; ý thức phòng dịch của người dân đã gần như được phổ cập; năng lực phòng chống dịch của hệ thống y tế được củng cố và đặc biệt là hệ thống y tế đã bớt nguy cơ quá tải do đa phần người mắc đã có thể cách ly, quản lý tại nhà, do đó việc áp dụng các biện pháp phòng dịch cần được thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong giai đoạn này, hầu hết các địa phương đều đã thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về thích ứng linh hoạt để phát triển kinh tế; học sinh được trở lại trường học; và các biện pháp phòng dịch được đánh giá với quy mô đến tận xã, phường, thậm chí có thể quy mô nhỏ hơn. Việc này giúp cho các địa phương có biện pháp phù hợp, không ảnh hưởng đến sự phục hồi chung của nền kinh tế, đời sống người dân.

Chính phủ cũng đã có các công điện về việc đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19; bảo đảm an toàn, hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, trong đó đã nêu rõ yêu cầu của Thủ tướng với các địa phương về việc thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp y tế, hành chính (như xét nghiệm, cách ly...) liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19; không đặt ra những quy định về phòng chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế, của Chính phủ, gây khó khăn không cần thiết cho người dân.

Với tinh thần đó, thay vì cấm đoán để phòng dịch thì các địa phương phải có biện pháp phòng chống chủ động như: đảm bảo bao phủ vắc xin đúng tiến độ; hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại các điểm cung cấp dịch vụ; trong các đơn vị, trường học...; chủ động về kịch bản các phương án thu dung điều trị chứ không chỉ vì ca mắc vừa có xu hướng tăng mà đưa ra giải pháp phòng chống dịch cực đoan.

Vì vậy, phòng chống dịch Covid-19 lúc này là chuyển tư duy cấm đoán, zero Covid-19 sang chấp nhận ca mắc cộng đồng, cùng với phải kiểm soát rủi ro và phòng bệnh thực hiện chung sống nhưng vẫn đảm bảo an toàn với dịch.

Nguồn tin: https://thanhnien.vn/khong-cuc-doan-trong-phong-chong-dich-post1427768.html

Infographic các tiêu chí F0 mắc bệnh nền có thể được tự điều trị COVID-19 tại nhà

TTO - Theo hướng dẫn mới, kể cả người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vắc xin... cũng có thể được tự điều trị COVID-19 tại nhà nếu có sức khỏe ổn định và không có dấu hiệu viêm phổi.

Đọc bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://tuoitre.vn/infographic-cac-tieu-chi-f0-mac-benh-nen-co-the-duoc-tu-dieu-tri-covid-19-tai-nha-20220208065339939.htm

Trong buổi tư vấn trực tuyến Hướng dẫn F0 tự quản lý và chăm sóc tại nhà của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện và PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y học Gia đình & Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã đưa ra 10 khuyến cáo đối với các F0, F1 đang điều trị và cách ly tại nhà.

Theo 2 vị PGS, bên cạnh việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết như nhiệt kế, máy đo huyết áp, dung dịch sát khuẩn, các F0 và F1 nên lấy cả thông tin liên lạc của nhân viên y tế được phân công theo dõi sức khỏe cho mình. Bên cạnh đó, F0 và F1 cần đảm bảo sống trong phòng thông thoáng, cách ly với các thành viên khác trong gia đình, khử khuẩn và đeo khẩu trang thường xuyên, ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và tập luyện thường xuyên.

Điều quan trọng nhất cần làm đó là giữ tâm lý thoải mái, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày và báo ngay cho nhân viên y tế khi có những dấu hiệu bất thường.

Những lưu ý có chi tiết trong clip dưới đây: 

 

Xem video tại đây
10 khuyến cáo cho F0 và F1 cách ly tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong tình hình hiện nay có nhiều F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, Báo Sức khoẻ & Đời sống xin giới thiệu nội dung hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà để bạn đọc tham khảo.            

 Xem bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh-duong-cho-f0-dieu-tri-tai-nha-theo-huong-dan-chuan-cua-bo-y-te-169211224004926195.htm

Các loại liều tiêm và vaccine được tiêm trộn mũi 3

Bộ Y tế áp dụng 3 khái niệm liều tiêm là liều cơ bản, liều bổ sung và liều nhắc lại còn gọi liều tăng cường; trong đó cho phép vaccine công nghệ mRNA tiêm trộn với tất cả loại vaccine khác.

Xem bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://vnexpress.net/cac-loai-lieu-tiem-va-vaccine-duoc-tiem-tron-mui-3-4406185.html

F0 đáp ứng những điều kiện nào được tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir tại Hà Nội?

(HNMO) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Quyết định 4245/QĐ-SYT ban hành quy trình triển khai chương trình sử dụng thuốc kháng vi rút (Molnupiravir) có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 (F0) thể nhẹ. Điều này nhằm bảo đảm quản lý tốt thuốc đến đúng bệnh nhân, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí trong quá trình sử dụng thuốc.

                     Các loại thuốc cần thiết cho F0 điều trị tại nhà

Sở Y tế Hà Nội ban hành hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi. Cụ thể, thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà gồm 3 nhóm.

 

Các loại thuốc cần thiết cho F0 điều trị tại nhà - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

F0 tại Hà Nội tăng vọt trong ngày 15/12 (Hình minh họa).

Nhóm A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng:

- Paracetamol 500mg: Uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.

- Vitamin tổng hợp: Uống một viên/lần/ngày.

- Vitamin C: Sáng một viên, tối một viên.

Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 từ 96% trở xuống) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một liều duy nhất trước khi chuyển viện:

- Dexamathasone 0,5mg x 12 viên uống một lần, (12 viên tương đương 6mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống.

- Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý các thuốc trên không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý gây chảy máu khác).

Nhóm C là thuốc kháng virus:

- Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 5 ngày liên tục.

- Hoặc Favipiravir viên 200mg. Ngày đầu 1.600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600mh/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 - 14 ngày.

Thuốc nhóm C không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

F0 điều trị tại nhà cũng cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng . Nếu có một trong những dấu hiệu này, F0 điều trị tại nhà cần báo ngay với nhân viên y tế

Sức khỏe

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-loai-thuoc-can-thiet-cho-f0-dieu-tri-tai-nha-20211216104438922.htm