Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

Thứ năm, 23 Tháng 9 2021 03:16

Y tế lẽ ra cần phải làm gì, không làm gì?

Written by

Y tế lẽ ra cần phải làm gì, không làm gì?

TTCT - Đã có ai nhìn thấy cuộc khủng hoảng nhân sự y tế hiện nay là tất yếu chưa, và trong góc nhìn tâm lý, đã đọc qua “Căng thẳng tâm lý của nhân viên y tế khi bùng phát COVID-19 và sách lược điều chỉnh” CHƯA?

 

 

 

Số ca nhiễm mới tại Việt Nam tính đến ngày 13-9-2021

 Biểu đồ trên (của Wikipedia và JHU CSSE COVID-19 Data) cho thấy diễn biến đại dịch COVID-19 đã và đang như thế nào ở Việt Nam. Rõ ràng là đà gia tăng nghiêm trọng của đại dịch này, từ hạ tuần tháng 6 tới tuần này (13-9-2021), như có thể thấy trên biểu đồ, là “quá sức” quá thể. Mỗi ngày, số ca nhiễm mới tăng tới 12.720 ca (tính trong 7 ngày), chưa nói tới số tử vong cao đến đâu.

Đúng ra đã phải thành thật và thẳng thắn nhìn nhận để thấy cho được một thực tế nóng bỏng là ta đã bị tràn ngập về nhiều mặt một cách không ngờ bởi sự bùng phát của đại dịch. Tạm mượn thí dụ nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 ngày 26-2-2021. 

Đã phải mất bao lâu để sau đó mới có nghị quyết về mua vaccine phòng COVID-19 mà “Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương tổ chức thực hiện mua vaccine một cách nhanh nhất để có thể triển khai tiêm vaccine trên diện rộng cho nhân dân...”? Nghị quyết sau này ban hành ngày 19-5-2021, tức gần ba tháng sau, dưới thời tân Thủ tướng đương nhiệm.

Thí dụ trên cho thấy (có vẻ như) Bộ Y tế đã thiếu chuẩn bị, sẵn sàng “nghênh chiến” COVID-19 nên đã xảy ra nhiều sự cố không hay. Cho dù đã có nghị quyết 21 về các nhóm ưu tiên chích ngừa COVID-19, song những tin tức liên tiếp cho thấy hoặc nghị quyết trên đã không đến đúng người, đúng lúc, hoặc có nhưng bị bóp méo, chưa kể những “nhùng nhằng” về việc tiêm ngừa cho nhóm người trên 65 cho thấy tính “co dãn” bất thường trong cách nhìn nhận danh sách ưu tiên chích ngừa.

Bộ Y tế đã không chuẩn bị cẩn thận để chặn từ đầu những lạm dụng này, cũng chưa thấy động thái nào sửa sai cấp dưới ở các địa phương. Lẽ ra, sự minh bạch trong phân bổ và thực hiện tiêm chủng đã phải được nghiêm chỉnh theo dõi, đôn đốc không để cho vaccine biến thành một thứ đặc quyền, đặc lợi “ngang xương” như vậy, làm mất ý nghĩa của các lô vaccine viện trợ.

 

 

Võ Mạnh Trí, sinh viên Học viện Quân y, thăm khám và mang bình oxy tới cho một bà cụ mắc COVID-19 tại phường 2, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: Ngô Trần Hải An

 Từ chuyện vaccine trên tới chuyện một số nhân viên y tế nay mệt mỏi vì quá tải, xin thôi việc không có gì bất ngờ. Bộ Y tế một lần nữa đã không thấy hết các bác sĩ, điều dưỡng, y tá và cả người tình nguyện quá sức tới đâu.

Sự “chưa thấy” đó đã khiến không có những nhạy cảm cần thiết để cảm nhận những chao đảo trong tinh thần và khó khăn trong đời sống của nhân viên y tế, nhất là ở tuyến đầu, hầu có thể đưa ra những chính sách, quyết định “chung sức” với nhân viên y tế kịp thời. Thay vào đó là những suy nghĩ kiểu “rút chứng chỉ hành nghề” như thể các nhân viên y tế đã “phạm tội tày trời”!

Ngành y tế nói rằng họ đã học kinh nghiệm nhiều từ nước láng giềng vốn là đầu mối dịch và chống dịch. Song, có lẽ vẫn chưa học đủ các kinh nghiệm về việc “bảo vệ nhân viên y tế đối đầu thách thức trong bùng phát COVID-19” - một trong nhiều bài học đã tích lũy của ngành y tế các nước láng giềng. 

Những bài học rõ ràng ấy là gì: từ “hàng loạt biện pháp cung cấp an ninh và tăng cường hiệu quả cho nhân viên y tế trên 10 khía cạnh, chẳng hạn cải thiện tiền lương và phúc lợi, công nhận thương tật nghề nghiệp, đánh giá chức danh nghề nghiệp, thực hiện an ninh cuộc sống, tư vấn tâm lý, chăm sóc nhân văn cũng như tuyên dương liệt sĩ... cho đến “thiết lập một hệ thống luân chuyển hợp lý và điều chỉnh thời gian biểu để đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cũng như can thiệp khủng hoảng tâm lý kịp thời để giảm bớt căng thẳng về tinh thần”.

Liệu đã có chút ý nghĩ cũng sẽ “học tập” việc tổ chức hơn 300 chuyên gia y tế tâm lý lên đường đến Vũ Hán để cung cấp dịch vụ điều chỉnh tâm lý cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế? Đã có ai nhìn thấy cuộc khủng hoảng nhân sự y tế hiện nay là tất yếu chưa, và trong góc nhìn tâm lý chưa hoặc đã đọc qua “Căng thẳng tâm lý của nhân viên y tế khi bùng phát COVID-19 và sách lược điều chỉnh”?

Muốn chống... phải dưỡng “quân”! Đơn giản tự cổ chí kim là như vậy!

MỨC HỖ TRỢ QUÁ THẤP! CẦN NHỮNG CHÍNH SÁCH THIẾT THỰC HƠN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ!

Đợt dịch đầu tiên (đầu năm 2020), đoàn y bác sĩ từ Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới, BV Nhi trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Cục Quản lý khám chữa bệnh hỗ trợ chống dịch tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi ghi nhận những chùm ca bệnh đầu tiên. Đến tháng 7-2020, dịch bùng nổ ở Đà Nẵng với cường độ và quy mô dịch lớn hơn, y bác sĩ từ BV Bạch Mai, BV Bệnh nhiệt đới trung ương và từ Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định... hỗ trợ Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế. Đợt dịch thứ 3 diễn ra ở Hải Dương từ tháng 1 đến tháng 3-2021, các BV trung ương chi viện cho tỉnh này khoảng 100 y bác sĩ.

Trong đợt dịch thứ 4 kéo dài từ ngày 27-4 đến nay, ngành y tế đã điều động khoảng 20.000 y bác sĩ, học viên y khoa tham gia chống dịch: Tại Bắc Ninh và Bắc Giang khoảng 2.500 người, tại TP.HCM, Bình Dương và khu vực lân cận là trên 17.000 người (chưa tính lực lượng thay thế và bổ sung).

Theo quy định hiện hành, phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch là 130.000 - 300.000 đồng/người/ngày. Công đoàn y tế Việt Nam cho biết ngoài phần phụ cấp này, cán bộ y tế được nhận gói hỗ trợ dinh dưỡng 1 triệu đồng/đợt chống dịch. Các BV bị phong tỏa cũng được nhận hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ rất ít ỏi.

Một thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh chống dịch cho biết sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Công đoàn y tế Việt Nam đã tặng đoàn 50 triệu đồng. Đoàn hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh có số lượng thành viên không nhiều, nhưng đoàn hỗ trợ Bắc Giang và hiện các đoàn hỗ trợ TP.HCM, Bình Dương lên tới hàng chục ngàn người, cần những chính sách thiết thực hơn cho cán bộ y tế.

Hiện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đang xây dựng mức hỗ trợ mới cho cán bộ y tế tham gia chống dịch. Trong đó, mức cao nhất (áp dụng cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị) được đề nghị mức 600.000 đồng/người/ngày, gấp đôi so với mức hiện nay. Tuy nhiên so với khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày, mức hỗ trợ này vẫn thấp. Tại vùng dịch, mỗi điều dưỡng có thể phải chăm sóc tới 140 - 150 bệnh nhân, ca làm việc kéo dài 12 tiếng. 

Hiện đã có hàng ngàn cán bộ y tế bị lây nhiễm COVID-19 và 3 người đã tử vong.

LAN ANH

Nguồn tin: https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/y-te-le-ra-can-phai-lam-gi-khong-lam-gi-1605124.html

Hướng dẫn chăm sóc với từng đối tượng người mắc COVID-19 tại nhà

Bộ Y tế vừa ra Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà; trong đó có hướng dẫn cụ thể đối với từng đối tượng mắc COVID-19 như: Trẻ em, người già, người có bệnh nền...

Cách phân biệt triệu chứng mắc sốt xuất huyết và Covid-19

 (HNMO) - Ngày 1-7, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết phải nhập viện, trong đó, một số trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như: Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính... Riêng tại Hà Nội, từ đầu hè tới nay đã ghi nhận các ca sốt xuất huyết ở các quận, huyện: Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng...

 

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thăm khám cho bệnh nhân.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân H.M.T (37 tuổi, ở phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Theo lời kể của bệnh nhân, ngày 18-6, bệnh nhân được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Sau tiêm, bệnh nhân xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau cơ. Tưởng đó là các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm nên bệnh nhân tự theo dõi tại nhà. Đến ngày thứ 3, bệnh nhân hết sốt, xuất hiện ban đỏ vùng mặt kèm ban đỏ rải rác toàn thân, mệt mỏi..., bệnh nhân mới đến bệnh viện.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân T cho thấy, anh bị tiểu cầu hạ, xét nghiệm test Dengue NS1 dương tính. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, được điều trị theo phác đồ sốt xuất huyết: Truyền dịch, hạ sốt, truyền tiểu cầu... Sau 6 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...

"Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong", PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: Sốt, đau mỏi cơ. Do đó, người dân cần hết sức chú ý và các nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

PGS.TS Đỗ Duy Cường lưu ý, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi rút gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền.

Ngoài ra, sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi..., nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.

Nguồn tin: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1004343/cach-phan-biet-trieu-chung-mac-sot-xuat-huyet-va-covid-19

Thứ tư, 01 Tháng 9 2021 06:59

Bước ngoặt trong tư duy chống dịch Covid-19

Written by

Bước ngoặt trong tư duy chống dịch Covid-19

 

Chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch với 1.060 xã, phường, thị trấn tại 20 tỉnh, thành phố, Thủ tướng có một chỉ đạo mang tính bước ngoặt.

Thích nghi với dịch bệnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại cuộc họp ngày 29/8: “Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên”.

Quan điểm này được đưa ra sau khi Thủ tướng phân tích diễn biến, tình hình dịch bệnh trên thế giới, ngay cả các nước có điều kiện, tiềm lực kinh tế lớn vẫn bị động và quá tải về hệ thống y tế… và đặc biệt là sau chuyến đi thực tế với rất nhiều kinh nghiệm phong phú ở các tỉnh phía Nam trên cương vị Trưởng Ban chỉ đạo.

Bước ngoặt trong tư duy chống dịch Covid-19

 

Thủ tướng thị sát, kiểm tra việc cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân tại chợ đầu mối Đông Phú, phường Thuận Giao, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nhật Bắc

Cá nhân tôi rất tán thành với quan điểm này. Virus Sars-Cov-2 sẽ tồn tại chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt và đang tiếp tục sản sinh ra nhiều biến thể không lường được trong khi người tiêm đủ vắc xin vẫn nhiễm và lây truyền virus. Cách tiếp cận của chúng ta vẫn phải theo phương châm 5K + vắc xin + công nghệ. Chúng ta sẽ phải sống chung với virus, khi nào dịch sắp lên đỉnh, đe dọa hệ thống bệnh viện quá tải thì sẽ tiến hành phong tỏa.

Còn nhớ, hàng loạt hiệp hội doanh nghiệp đã đề nghị thay đổi tư duy, cách thức chống dịch khi Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp gần đây. Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN khẳng định, các nước trên thế giới đều xác định sống chung với dịch trong ít nhất vài năm tới, kể cả khi đã phủ vắc xin cho toàn bộ dân số cần tiêm. Vì vậy không thể duy trì phong tỏa trong thời gian dài.

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) bổ sung thêm, ngành thuỷ sản đã xác định sẽ phải “sống chung” với đại dịch lâu dài do nhiều chuyên gia dịch tễ và nhà kinh tế học đã nhận định nhân loại sẽ phải “sống chung với đại dịch”.

Những đánh giá đó của các hiệp hội không mới vì thế giới đã phải điều chỉnh, thích nghi với chủng Delta có hệ số lây nhiễm quá cao, làm thay đổi mọi kinh nghiệm chống dịch trong quá khứ. Theo WHO, 142 quốc gia đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta. Chỉ trong 6 tháng, thế giới đã có thêm 100 triệu ca nhiễm biến thể Delta, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu ca vào đầu tháng 8.

Úc, quốc gia có cách phòng chống dịch khá tương đồng như Việt Nam - truy vết, phong tỏa chặt - nay đã có cách nhìn khác. Thủ tướng Scott Morrison, dù bảo vệ chiến lược phong tỏa cho đến khi đạt 70% dân số tiêm ngừa đầy đủ, cho rằng cần chuyển trọng tâm từ số ca bệnh sang tỉ lệ nhập viện. Ông thừa nhận khó đạt mục tiêu ‘Zero-Covid’. Nhận thức của ông có được sau khi Úc liên tiếp thực hiện phong tỏa khi có vài ca mắc mới, nhưng cứ dỡ phong tỏa lại có các ca mắc mới xuất hiện. 

Đàm bảo luồng xanh

Tư duy, quan điểm mới, như Thủ tướng nói, đó là rất quan trọng trong các bước chống dịch và phát triển kinh tế tới đây. Phong tỏa dài giúp hạn chế lây lan dịch bệnh, tránh hệ thống y tế quá tải, nhưng ở góc độ khác, làm kiệt quệ sinh kế, làm đứt gãy chuỗi sãn xuất và lưu thông.

Đáng lo lắng hơn, không ít địa phương đã thực hiện các biện pháp rất cực đoan, be bờ, đắp đập, rào làng, rào tỉnh, rào quốc lộ... về thực chất là làm cho hàng hóa dồn ứ ngoài cảng, trong kho, rau quả rục chín trên đồng, gà lợn không có thức ăn, và người cũng thiếu ăn vì sản xuất và lưu thông tê liệt.

Chẳng hạn, Cần Thơ ra quy định, toàn bộ xe vào TP phải giao cho đội lái xe trong nội đô lái vào nhưng đội lái xe không đủ lực lượng, không đủ năng lực để làm, gây ách tắc với hàng đoàn xe nối dài tại cửa ngõ.

Tình huống đó làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phái gắt lên khi đối thoại với lãnh đạo Cần Thơ: “Các anh gây bức xúc khi hàng hóa cả khu vực miền Tây không đi qua các anh được; hàng chất lên, chất xuống, chờ đợi cả 10 tiếng đồng hồ, tốn bao nhiêu chi phí cho doanh nghiệp".

“Tôi ước gì cái cầu Cần Thơ được ở tỉnh khác, đừng nằm ở TP Cần Thơ. Cầu trọng điểm nằm ở địa phương các anh mà các anh làm khó người ta thì ai mà ưa Cần Thơ cho được. Tôi là dân ĐBSCL mà tôi cũng ghét Cần Thơ đó”, ông nói. 

Trước thực tế các địa phương cát cứ, gây ách tắc lưu thông, Thủ tướng đã phải ban hành văn bản yêu cầu, các địa phương bãi bỏ ngay những quy định cản trở lưu thông hàng hóa và dứt khoát không ban hành giấy phép con, nếu có thì Bộ Giao thông Vận tải phải phê bình, chấn chỉnh, báo cáo Thủ tướng nếu Bộ không xử lý được.

Bước ngoặt trong tư duy chống dịch Covid-19

 

Ảnh: Thanh Tùng

Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Tất cả đường là luồng xanh, mọi hàng hóa đều thiết yếu”.

Chúng ta chống dịch để cứu sinh mạng là điều rất quan trọng nhưng cứu sinh kế của nhân dân, sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. Nhận thức đó phải được thống nhất mới tránh được những đổ vỡ không đáng có và có chiến lược hiệu quả trong cuộc chiến trường kỳ chống virus.

Vẫn biết nếu dịch bùng như TP.HCM và các tỉnh phía Nam, phải phong toả rất chặt thì hệ luỵ vô cùng lớn, sụp đổ cả y tế lẫn kinh tế và sinh kế. Nhưng từ kinh nghiệm ở đó đã rút ra nhiều bài học tốt như mở lại chợ, cho shipper công nghệ hoạt động, không rào quốc lộ để đảm bảo lưu thông...

Cá nhân hóa chống dịch

Từ quan điểm của Thủ tướng “xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”, tôi cho rằng phải cá nhân hóa việc phòng và chống dịch bệnh. Mỗi người dân, từng công dân phải được xác định là “một chiến sỹ” chống dịch, bên cạnh “các pháo đài” khác để đi tiếp chặng đường phía trước còn rất dài và đầy rủi ro. 

Mỗi một người dân phải nâng cao ý thức và kỹ năng phòng dịch thì mới bảo vệ được mình và người thân cũng như hệ thống y tế. Bộ Y tế, Chính phủ đã phổ biến các quy tắc, kinh nghiệm để cho người bệnh điều trị tại nhà.

Chủ trương cho F0 tự cách ly ở nhà cần được triển khai một cách nghiêm túc ở một số tỉnh sắp quá tải, dù đó là tình huống xấu. Không đưa ra các kịch bản xấu nhất và làm quen với nó, làm sao đối phó được với tình huống xấu hơn trong một tương lai vẫn toàn Covid-19?

Nhìn sang Israel, nơi tiêm chủng nhiều nhất thế giới mà vẫn ghi nhận hàng chục ngàn ca dương tính mỗi ngày, họ đã chấp nhận sống chung với virus. Thủ tướng Naftali Bennett  cam kết, chính phủ của ông sẽ không lạm dụng lockdown nữa, coi lockdown là biện pháp cuối cùng, chỉ dùng khi nào không còn cách nào khác. “Người dân Israel hiện nay không thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ con cháu phải trả”, ông nói.

Tôi nghĩ, đó là niềm hy vọng, là ánh sáng cuối đường hầm cho tất cả.

Tư Giang

Nguồn tin: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/buoc-ngoat-trong-tu-duy-chong-dich-covid-19-770775.html

Bộ Y tế hướng dẫn Danh mục 7 nhóm thuốc điều trị COVID-19 tại nhà

 

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời 'Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà', gồm 7 nhóm thuốc.

 

Ảnh minh họa

7 nhóm thuốc trong Danh mục gồm:

1- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol: cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn: viên nén 250mg hoặc 500mg

2- Thuốc cân bằng điện giải: Dung dịch Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

3- Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.

4- Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối) và thuốc sát khuẩn hầu họng khác.

5- Thuốc kháng vi rút: Sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

6- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5mg (viên nén); Methylprednisolon 16mg (viên nén); Prednisolon 5mg (viên nén). (Thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định).

7- Thuốc chống đông máu đường uống: lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên); Apixaban 2,5mg (viên). (Thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định).

Hướng dẫn nêu rõ, hiện nay, thuốc kháng vi rút chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức. Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.

Thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu thực hiện kê đơn điều trị ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.

Việc kê đơn các thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế, các hướng dẫn có liên quan, trên nguyên tắc: Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển người bệnh COVID-19 đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch và người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc (theo hướng dẫn sử dụng thuốc trong giấy phép đăng ký lưu hành sản phẩm).

Các dấu hiệu suy hô hấp là: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc): ≥ 21 lần/phút ở người lớn; ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi; ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi; và/hoặc SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo; khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Người kê đơn lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn; tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Hướng dẫn tạm thời "Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà" được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà và theo sự chỉ đạo của sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương.

Phương Nhi

Nguồn tin: https://baomoi.com/bo-y-te-huong-dan-danh-muc-7-nhom-thuoc-dieu-tri-covid-19-tai-nha/c/40015166.epi

Thứ sáu, 27 Tháng 8 2021 01:20

Chống nhiễm khuẩn

Written by

Chống nhiễm khuẩn khi lấy mẫu xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho nhân viên y tế

SKĐS - TS.BS. Trương Anh Thư, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai đã trả lời phỏng vấn về việc bảo đảm chống nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế khi lấy mẫu xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID- 19 tại TP HCM.

Xem bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://suckhoedoisong.vn/video-chong-nhiem-khuan-khi-lay-mau-xet-nghiem-va-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-cho-nhan-vien-y-te-169210826104013366.htm

Bộ Y tế cảnh báo 20 bệnh nền dễ 'trở nặng' khi mắc COVID-19

TPO - Theo Bộ Y tế những người mắc đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; Bệnh thận mạn tính; Béo phì, thừa cân... sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.
 
 
Kiều Tú - Lê Vũ

35 ngày dập dịch COVID-19 thần tốc của Trung Quốc

Trung Quốc đã dập dịch COVID-19 sau 35 ngày bùng phát.

Trung Quốc đã dập dịch COVID-19 sau 35 ngày bùng phát.

TPO - Ngày 23/8, Trung Quốc đã kiểm soát được đợt bùng phát diện rộng mới nhất trong vòng 35 ngày vì không có ca mắc COVID-19 mới nào. Đây là một kết quả mà các chuyên gia cho rằng đã chứng minh mô hình chống dịch hiệu quả của Trung Quốc.

Kể từ những ca nhiễm đầu tiên trong đợt bùng phát gần nhất (ngày 20/7) từ một sân bay ở Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hơn mười tỉnh và khu vực ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, và được coi là đợt lây lan rộng nhất kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 ở Vũ Hán vào năm 2020.

Wang Guangfa, một chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về hô hấp, cho biết, chiến lược không khoan nhượng của Trung Quốc đã bảo vệ đất nước chống lại sự bùng phát dịch bệnh một lần nữa, bất chấp biến thể Delta có khả năng lây lan cao và tính hiệu quả tiếp tục được chứng minh khi Trung Quốc đối phó với làn sóng dịch mới. Các biện pháp được gói gọn theo mô hình "Bốn sớm": Phát hiện sớm; báo cáo sớm; cách ly sớm và điều trị sớm.

35 ngày dập dịch COVID-19 thần tốc của Trung Quốc ảnh 1

Mô hình “Bốn sớm”

Theo một nhà miễn dịch học Trung Quốc, với mô hình chống dịch COVID-19 không khoan nhượng này, chính quyền Bắc Kinh có thể dập tắt dịch bệnh bùng phát trong 35 ngày. Trong tương lai, phản ứng của Trung Quốc có thể còn nhanh hơn và chính xác hơn nữa vì nước này đã có thêm sự chủ động khi đối mặt với những đột biến mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Phương pháp không khoan nhượng của Trung Quốc trong chiến lược đối phó với dịch bệnh sẽ tiếp tục, kết hợp việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng nhằm làm chậm quá trình lây lan và giảm nguy cơ bệnh trở nặng đối với người nhiễm.

Sau 35 ngày, cuối tuần qua, những nơi như Bắc Kinh, Giang Tô và Tứ Xuyên tuyên bố dỡ bỏ dần các hạn chế, khôi phục cuộc sống và sản xuất bình thường.

Kể từ ngày 23/8, những người rời Nam Kinh sẽ không cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính. Những người có ý định vào Nam Kinh từ các khu vực có nguy cơ thấp sẽ chỉ cần mã QR sức khỏe và đo nhiệt độ bình thường. Giao thông công cộng tại địa phương cũng được không phục.

Nam Kinh cho biết địa phương này không có ca mắc COVID-19 được xác nhận trong 10 ngày qua (tính đến 23/8), trong khi cả tỉnh Giang Tô báo cáo không có ca COVID-19 nào được xác nhận lần đầu tiên vào hôm 23/8.

35 ngày dập dịch COVID-19 thần tốc của Trung Quốc ảnh 2

Phản ứng chính xác hơn

Trung Quốc đã loại bỏ virus corona trong các đợt bùng phát gần đây nhất giống như cách Trung Quốc chặn đợt bùng phát vào năm 2020. Nhưng lần này, Trung Quốc đã phản ứng chính xác hơn trong việc truy vết F1 và thực thi phong tỏa, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường bất chấp biến chủng Delta đã quét qua hàng chục địa phương trên cả nước.

Ví dụ, với biến chủng Delta lan rộng, thủ đô Bắc Kinh vẫn duy trì đời sống sinh hoạt bình thường và chỉ phong tỏa một số khu vực sau khi xác nhận các ca F0. Trong khi đó, người dân ở Vũ Hán vẫn xếp hàng để xét nghiệm một cách trật tự và bình tĩnh, và thành phố chỉ có vài chục khu vực bị phong tỏa.

Để phát hiện các trường hợp tiềm ẩn, Dương Châu đã triển khai 12 đợt xét nghiệm lớn, Nam Kinh đã tổ chức 7 đợt và Trịnh Châu đang tiến hành đợt xét nghiệm thứ năm. Một khi các trường hợp dương tính được tìm thấy, F1 sẽ được cách ly và điều trị.

Vệ sinh kém thúc đẩy sự lây lan

Các chuyên gia Trung Quốc chỉ ra rằng, sự yếu kém của công nhân vệ sinh ở cả Nam Kinh và Trịnh Châu đã thúc đẩy sự lây lan của biến thể Delta, khiến chủng virus này dễ dàng lan từ Sân bay Quốc tế Nam Kinh, Lộc Khẩu sang các tỉnh khác. Ngoài ra, việc quản lý lỏng lẻo ở những nơi tập trung đông người như tiệm mạt chược ở Dương Châu, khiến những nơi này trở thành “tâm điểm” trong đợt dịch này.

Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh, Nam Kinh cũng bị công chúng và một số chuyên gia đổ lỗi vì chính quyền địa phương này phản ứng chậm chạp trong việc điều tra dịch tễ học. Bài học lớn cần rút ra từ đợt bùng phát dịch COVID-19 liên quan đến Nam Kinh và Trịnh Châu là các nhân viên tại sân bay và bệnh viện phải được kiểm tra y tế, công tác vệ sinh thường xuyên, đi kèm với việc phân loại và khử khuẩn hàng hóa và đồ vật.

Kiểm soát nguồn lây nhiễm và cắt đứt kênh lây nhiễm là hai phương thức tiên quyết để ngăn chặn và kiểm soát bất kỳ sự bùng phát dịch bệnh nào ở Trung Quốc. Nếu không theo dõi chặt chẽ và bảo vệ sức khỏe các F1 hằng ngày, các đợt bùng phát mới có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát chung của Hội đồng Nhà nước ngày 23/8 đã đưa ra thông báo yêu cầu các bệnh viện và chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa để tối ưu hóa việc bố trí nhân viên kiểm soát dịch bệnh trong bệnh viện, không giảm lương của họ để củng cố những kết quả đã đạt được trong cuộc chiến chống dịch.

35 ngày dập dịch COVID-19 thần tốc của Trung Quốc ảnh 3

Ít nhất 70 quan chức bị kỷ luật

Một số chuyên gia cũng cho rằng, trong đợt bùng phát mới nhất, việc kỷ luật những quan chức chây ỳ trong công tác chống dịch cũng là một phần trong mô hình chống dịch hiệu quả của Trung Quốc.

Ít nhất 70 quan chức đã bị kỷ luật, một số đã bị cách chức hoặc bị cảnh cáo vì vô trách nhiệm trong việc đối phó với sự bùng phát COVID-19 tại địa phương.

Một quan chức cấp cao giấu tên tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết, việc kỷ luật các quan chức lơ là trách nhiệm trong công tác phòng dịch là cần thiết, bởi thực tế là dân số Trung Quốc quá đông, lãnh thổ quá rộng, nhiều cấp quản lý, nên nguy cơ dịch bùng phát diện rộng là rất cao.

Nguồn tin: https://tienphong.vn/35-ngay-dap-dich-covid-19-than-toc-cua-trung-quoc-post1368938.tpo

Dùng thuốc đúng cách cho F0 tại nhà khi chưa gọi được cấp cứu

TPO - Sở Y tế TPHCM vừa có công văn gửi các cơ sở y tế trực thuộc "Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0" phiên bản 1.3. Theo đó, Sở Y tế TPHCM đã cập nhật thêm cách dùng thuốc kháng virus Molnupiravir cho F0 tại nhà, giúp hạn chế bệnh nhân trở nặng và giảm tỷ lệ tử vong hiện nay.
 
Đọc bài chi tiết tại link sau:
 

 Nguồn tin: https://tienphong.vn/dung-thuoc-dung-cach-cho-f0-tai-nha-khi-chua-goi-duoc-cap-cuu-post1368787.tpo

Những nội dung cần chú ý trong thực hiện giãn cách theo Công điện 19/CĐ-UBND


(HNMO) - Ngày 21-8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký Công điện hỏa tốc số 19/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch Covid-19.