Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

Thứ sáu, 09 Tháng 12 2022 08:33

THÔNG TƯ SỐ: 14/2022/TT-BYT

Written by

BỘ Y TẾ
_______

Số: 14/2022/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành

___________

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và Đào tạo,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ năm (05) văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành

1. Quyết định số 36/2006/QĐ-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về thử nghiệm lâm sàng trang thiết bị y tế".

2. Quyết định số 19/2008/QĐ-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế làm việc của Bộ Y tế.

3. Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm.”

4. Thông tư số 09/2013/TT-BYT ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế về y tế tại Việt Nam.

5. Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

Điều 2. Bãi bỏ một phần quy định của hai (02) Thông tư do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

1. Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về danh mục thuốc hiếm: Bãi bỏ Điều 9 và cụm từ “và cập nhật Quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc hiếm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định” tại Khoản 1 Điều 10.

2. Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2020/TT-BYT): Bãi bỏ Khoản 3 Điều 8.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2023.

2. Khoản 2 Điều 2 Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký ban hành Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp đối với quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này

1. Kể từ ngày Khoản 2 Điều 2 Thông tư này có hiệu lực, việc xác định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn có liên quan về xây dựng giá gói thầu của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế đã phê duyệt kế hoạch lựa

chọn nhà thầu có giá gói thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 14/2020/TT-BYT trước ngày Khoản 2 Điều 2 Thông tư này có hiệu lực thì cơ sở y tế tiếp tục thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt hoặc thực hiện thủ tục để điều chỉnh giá gói thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan về xây dựng giá gói thầu của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Ủy ban xã hội của Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ (Công báo; Cổng thông tin điện tử CP);

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);

- Thanh tra Chính phủ;

- Kiểm toán nhà nước;

- Kho bạc Nhà nước;

- Đồng chí Bộ trưởng (để b/c);

- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Y tế ngành;

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;

- Đơn vị trực thuộc Bộ;

- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Xuân Tuyên

Thứ năm, 24 Tháng 11 2022 06:57

Tăng viện phí

Written by

Tăng viện phí

Bệnh nhân là một chị làm nông ở quê, đến viện khám vì thấy người mệt mỏi, ăn uống kém. Lấy số xếp hàng từ 5 giờ sáng và chờ bốn tiếng, chị được gặp bác sĩ trong vài phút.

Sau hai ngày khám đầy đủ, gồm siêu âm ổ bụng, chị nhận kết quả bình thường. Ba tháng sau, tình trạng mệt mỏi tăng hơn, chị lại đi khám, ổ bụng vẫn bình thường. Đến tháng thứ sáu khám lại, kết quả siêu âm bình thường nhưng bác sĩ vẫn cho chụp CT ổ bụng, không thấy tổn thương. Một năm sau, chị được phát hiện có khối u ác tính gan phải, 4 cm. Vì u đã to, bác sĩ phải điều trị đa mô thức, từ nút mạch hoá chất, đốt sóng cao tần, rồi chờ đợi thể tích gan trái phì đại mới có thể phẫu thuật cắt gan.

Chi phí điều trị ung thư như một cái hố không đáy, hút cạn tiền tích lũy của gia đình, hút sang cả những khoản vay mượn của thân thích, họ hàng. Dù có BHYT, chị vẫn phải chi trả 30%. Tôi chỉ tính hai loại dịch vụ để nhìn thấy khối u gan, gồm ba lần siêu âm với giá 43 nghìn đồng, hai lần chụp CT với giá 800 nghìn đồng, vậy số tiền túi người bệnh phải bỏ ra để khám là 520 nghìn đồng.

Cũng gặp triệu chứng tương tự, một bệnh nhân khác chọn khám ở bệnh viện tư - nơi anh được mời nước uống và thoải mái trao đổi với bác sĩ về bệnh tình. Sau khi siêu âm, giá dịch vụ 500 nghìn đồng, bác sĩ phát hiện khối u gan 5 mm, nhưng chỉ cần đốt sóng cao tần để tiêu diệt tế bào ung thư. Hai ngày sau, anh ra viện.

Những người ở vào tình huống của người bệnh thứ nhất thường thuộc nhóm thu nhập trung bình 5,4 triệu đồng/tháng ở thành phố và 3,5 triệu đồng ở nông thôn. Họ phần lớn có BHYT. Những người không có bảo hiểm có thể khám chữa dịch vụ ở bệnh viện công, giá dịch vụ cũng rẻ bằng giá bảo hiểm. Nhìn vào bảng giá dịch vụ ở bệnh viện công, bạn sẽ phải đặt ra nhiều câu hỏi: Làm thế nào để bệnh viện cứu chữa cho bệnh nhân và duy trì hoạt động với nguồn thu ít ỏi như vậy? Nền y tế giá rẻ đang vận hành thực sự rẻ hay sẽ tạo ra nhiều rủi ro, khiến cái giá phải trả trở nên quá đắt? Để trả lời những câu hỏi ấy, cần nhìn sâu vào từng vấn đề.

Đầu tiên là chính sách bệnh viện công không có quyền định giá. Kể từ cuộc cải cách y tế năm 1986, Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, áp dụng thống nhất toàn quốc. Các bệnh viện không được tự ý vượt khung. Giá dịch vụ quá thấp, bệnh viện phải tự túc thu chi nên không có tiền mua sắm máy móc chất lượng, vật tư tiêu hao và thuốc tốt, vì thế mà chẩn đoán và điều trị không hiệu quả.

Tôi lấy ví dụ, máy siêu âm có nhiều hãng, nhiều thế hệ, chất lượng khác nhau, giá thành cũng khác. Để siêu âm bệnh lý đơn giản chỉ cần máy 500-700 triệu đồng. Nhưng với bệnh lý phức tạp, phải dùng máy 5-7 tỷ đồng. Hiện tại, giá dịch vụ siêu âm "cào bằng" 43 nghìn đồng, bệnh viện chỉ đủ tiền mua máy 500-700 triệu đồng; không những thế, phải tìm cách duy trì hoạt động của những máy móc cũ kĩ để hạn chế tối đa mua sắm. Vì thế tình trạng thiếu máy móc ở Bệnh viện Bạch Mai không phải là vấn đề gì lạ mà đang xảy ra tại hầu hết cơ sở y tế công.

Mới chỉ một số bệnh viện công bố lo ngại phải đóng cửa, nhưng nhiều giám đốc tâm sự với tôi, họ thường trực nỗi lo kiếm đâu ra tiền để trả lương, để giải quyết số nợ khổng lồ của bệnh viện.

Vấn đề thứ hai, chiến lược "cho chính sách chứ không cho tiền" đã được áp dụng trong thời gian dài và bộc lộ nhiều bất hợp lý, nhưng sự giám sát lại lỏng lẻo. Khi đầu tư của chính phủ không đủ, thì tổng chi phí y tế sẽ được chuyển cho các cá nhân, cho xã hội và các cơ sở y tế.

Đối tượng phải gánh chịu đầu tiên là người bệnh. Tiếp đến là nhân viên y tế. Với giá dịch vụ quá thấp, việc định giá lao động của nhân viên y tế bị hạ thấp thảm hại. Bác sĩ y tá thường xuyên làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, nhưng tiền vẫn không tăng. Bệnh viện Bạch Mai có hơn 300 nhân viên y tế đã bỏ việc. Cả nước có hơn 10.000 y bác sĩ bỏ việc. Đồng nghiệp của tôi đã so sánh giá dịch vụ y tế và mức thu nhập với bệnh viện tư, chênh lệch lớn đến mức chúng tôi phải bật khóc.

Vấn đề thứ ba, là y tế giá rẻ cào bằng tạo nên bất bình đẳng trong khám chữa bệnh, khoét sâu khoảng cách giàu nghèo. Nếu chỉ nhìn vào giá dịch vụ siêu âm 43 nghìn và 500 nghìn đồng, ai cũng nghĩ y tế giá rẻ đứng về phía đa số người dân thu nhập thấp. Nhưng để phát hiện khối u người nghèo đã phải bỏ ra 520 nghìn đồng, trong khi người giàu chỉ mất có 500 nghìn. Bệnh nhân bị đẩy vào trạng trạng thái coi đi viện tương đương với "mua mạng sống". Họ sẽ xoay xở mọi cách để "mua", gây ra tình trạng tiêu cực trong hệ thống y tế. Ví dụ, người bệnh chấp nhận bỏ bảo hiểm để làm dịch vụ, chi thêm các khoản tiền để "ra ngoài" làm xét nghiệm hay chụp chiếu, dúi phong bì cho bác sĩ để được ưu tiên... Người nghèo sẽ nghèo thêm. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân nhìn vào y bác sĩ, họ cảm thấy đó là những "con thú" mặc blouse.

Vấn đề cuối cùng, là dịch vụ y tế giá rẻ, nhưng tổng chi phí y tế không hề nhỏ. Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, đầu tư cho y tế của Việt Nam chiếm 5,25% GDP năm 2019. Con số này cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á, ví dụ Thái Lan 3,79%, Philippines 4,08%, Malaysia 3,86%, Indonesia 2,90%, Singapore 4,08%. Ngay cả Trung Quốc, đầu tư cho y tế cũng chỉ 5,35% GDP.

Câu hỏi đặt ra là, nếu nâng giá dịch vụ y tế lên, thực hiện đúng nguyên tắc tính đúng tính đủ, ví dụ siêu âm có thể từ 43.000 lên đến 500.000 đồng, thì bảo hiểm lấy đâu tiền thanh toán, người dân lấy đâu tiền đóng chênh lệch?

Tôi đi một số nước và thấy chính sách bảo hiểm của họ rất hay. Ví dụ Thuỵ Điển, nguồn thu quỹ bảo hiểm trích từ lương chỉ chiếm phần nhỏ. Nguồn thu lớn hơn nhiều được trích từ thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các khoản thuế chung, đóng góp của các tổ chức, ngân sách của chính phủ.

Ngoài ra, người bệnh trong vòng 12 tháng phải đóng toàn bộ tiền khám, khi đóng đến một mức nào đó, ví dụ 3 triệu đồng, thì sẽ được bảo hiểm chi trả 100%. Cách làm này của họ giúp quỹ bảo hiểm thừa tiền chi, xoá bỏ tệ trục lợi bảo hiểm như ở Việt Nam.

Dự thảo thông tư về giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh đã được xây dựng lại sau khi từng bị hoãn ban hành vào 2019. Đây là lúc cần có quyết định dứt khoát, để cứu y tế công, xây dựng nền y tế hiện đại, chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho người dân.

Trần Văn Phúc

Nguồn tin: https://vnexpress.net/tang-vien-phi-4539713.html

Thứ sáu, 04 Tháng 11 2022 06:55

6 biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Written by

6 biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(HNMO) - Hà Nội đã ghi nhận 800 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 139 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện. Trong đó, một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân như ở thôn Bùng, Phùng Xá (huyện Thạch Thất); Phượng Trì, thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), Ngọc Đình, Hồng Dương (huyện Thanh Oai). Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy, lăng quăng và thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.
Đọc bài chi tiết tại link sau:
 
Thứ năm, 27 Tháng 10 2022 08:08

Nên tuyên bố kết thúc đại dịch Covid-19 chưa?

Written by

Nên tuyên bố kết thúc đại dịch Covid-19 chưa?

Mấy ngày nay trong dư luận lại dấy lên tranh luận sôi nổi về việc nên hay không nên tuyên bố kết thúc đại dịch Covid-19. 

Thật ra tranh luận này đã bắt đầu từ tháng 5/2022, khi Mỹ và một số quốc gia châu Âu nới lỏng việc phòng dịch, dỡ bỏ việc bắt buộc dùng khẩu trang nơi công cộng. Cuộc tranh luận này diễn ra ở tầm quốc tế, từ các chuyên gia gạo cội cho đến những người dân thường. Lý lẽ của ai cũng thuyết phục cả.

Bên chủ trương nới lỏng các biện pháp phòng dịch thì dựa vào dữ kiện vaccine đã phủ rộng, số người đã từng mắc cũng rất nhiều, dẫn đến số người đã có miễn dịch với Covid-19 chiếm đa số, có thể nói là đã đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Thêm nữa, chiều hướng của các đại dịch do virus là virus sẽ tiến hóa giảm dần độc lực rồi trở thành một bệnh lưu hành. Sự xuất hiện và phổ biến của biến chủng Omicron với độc lực thấp, đã phần nào chứng minh điều đó. 

Ngược lại, phe chủ trương vẫn giữ nghiêm các biện pháp phòng dịch thì lo ngại: Không có gì đảm bảo rằng virus không thể đột biến theo chiều ngược lại, trở nên độc hại hơn, chết người hơn. Kinh nghiệm từ ngay chính vụ dịch này đã cho thấy từ chủng ban đầu đã xuất hiện biến chủng Delta độc hơn, gây tử vong hơn chủng gốc gấp nhiều lần. Đợt dịch bùng phát thảm khốc nhất của năm 2021 chính là do biến chủng Delta này. Ký ức hãi hùng ấy khiến cho những ý kiến thận trọng càng có sức nặng. 

Hai năm qua con virus này đã gây quá nhiều đau thương, nhưng các biện pháp cách ly phòng dịch cũng gây nhiều tổn thất không kém. Cách ly phòng dịch đã làm đảo lộn cuộc sống thường ngày, đã gây tổn hại kinh tế, và nhiều khi chính cách ly phòng dịch nghiêm ngặt quá lại gây nên những hệ lụy cho sức khỏe, nhiều dịch bệnh khác bị lơ là, nhiều bệnh nhân không được điều trị… 

Khi mà các nhà chính trị, nhà khoa học còn đang tranh luận thì người dân đã có quyết định của riêng mình. Đó là phải sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Từ đầu mùa hè, người dân Việt Nam cũng như người dân trên toàn thế giới (ngoại trừ Trung Quốc) đã quay lại cuộc sống bình thường, đến công sở, đi du lịch… Các quán bar, bãi biển, nhà ga, sân bay dần nhộn nhịp trở lại. Kinh tế dần hồi phục.

Trái với sự lo ngại của nhiều người, việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch, cùng với sự tiếp xúc tăng cao trở lại, đã không xảy ra một đợt bùng phát mới của dịch Covid-19. Tỷ lệ mắc mới ở Việt Nam và thế giới giảm dần, thậm chí có lúc con số trở về như của năm 2020. Số ca nặng và tử vong còn giảm nhiều hơn nữa.

Từ thực tế đó, nhiều người cho rằng đã đến lúc tuyên bố kết thúc đại dịch, để cuộc sống thật sự trở lại bình thường. Việc tuyên bố này không chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, mà rất quan trọng, nó chính là cơ sở khoa học cho các quyết định về chính trị, pháp lý và kinh tế. Vì thế ngay cả các chính trị gia lớn cũng chưa dám quyết. Ngày 16/10, tổng thống Mỹ Biden tuyên bố đại dịch Covid-19 đã chấm dứt ở Mỹ. Tuy nhiên đây chỉ là mong muốn của cá nhân Tổng thống Mỹ, còn bản thân nước Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế của dịch Covid 19. Nghĩa là giới chuyên môn chưa đồng ý với Tổng thống.

Tại sao tuyên bố đại dịch đã chấm dứt lại khó như thế. Về việc này, Giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh dịch tễ và Y học nhiệt đới London (Anh), David Heymann, cho biết: "Không có tiêu chí thực sự nào cho sự kết thúc của đại dịch, nhưng có lẽ có thể cảm thấy điều này."

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa công bố kết thúc "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" đối với Covid-19. Đến nay, WHO vẫn họp thường kỳ về tình trạng dịch bệnh 3 tháng/lần. Kỳ họp gần nhất vào tháng 9, WHO vẫn yêu cầu các nước tăng cường giám sát, kiểm soát tốt dịch bệnh. Đại diện WHO cũng cho rằng thế giới đang ở thời điểm tốt nhất để chấm dứt đại dịch Covid-19, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Ở Việt Nam, ngay sau khi đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu cần tuyên bố đại dịch đã chấm dứt thì các quan chức của Bộ Y tế nhanh chóng lên tiếng, khẳng định chưa thể tuyên bố đại dịch đã kết thúc. Lý lẽ của cả hai bên thì tựu chung cũng như dư luận thế giới đã đề cập.

Nhưng Việt Nam bao giờ cũng có sáng tạo. Tuyên bố đại dịch kết thúc thì không ai dám tuyên bố, nhưng các biện pháp phòng chống dịch đã tùy ý lỏng đến mức không còn gì để lỏng hơn nữa. Cuộc sống tiếp tục vận hành với nhịp điệu hối hả, chẳng còn ai quan tâm đến Covid-19 nữa. Không còn ai yêu cầu xét nghiệm Covid, mà có xét nghiệm dương tính cũng chẳng ai yêu cầu cách ly, khỏi cũng chẳng ai chứng nhận. 

Bây giờ xã hội mới nhận ra nhiều bệnh khác còn gây chết người nhiều lần hơn Covid. Trẻ con thì đang bị dịch cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, adeno, virus hợp bào… Người lớn thì bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu mấy năm nay lơ là ít quan tâm…

Còn quan điểm cá nhân của người viết là gì? Từ tháng 2 năm 2022, Giáo sư y tế toàn cầu tại Đại học Washington (Mỹ), Ali Mokdad, đã cho rằng đại dịch đang bước vào giai đoạn trong đó mọi người tự cân nhắc rủi ro cá nhân thay vì được yêu cầu phải làm gì. Đúng vậy, với tôi dịch Covid-19 vẫn còn tồn tại nhưng chỉ như dịch cúm mà thôi. Tôi vẫn giữ nếp sống vệ sinh để phòng tránh tất cả các bệnh truyền nhiễm nói chung, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên, giữ không khí trong phòng thoáng đãng, uống đủ nước, ăn đủ rau xanh…

Còn việc khi nào Việt Nam tuyên bố hết đại dịch Covid-19, thì mọi người yên tâm đi. Khi nào WHO tuyên bố đại dịch kết thúc thì hôm sau Việt Nam cũng sẽ tuyên bố như thế. 

Tác giả: Tiến sĩ, bác sĩ Quan Thế Dân tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1983, từng công tác điều trị và giảng dạy tại một số cơ sở y tế ở TP HCM và Hà Nội, sau khi nghỉ hưu hiện đang tiếp tục công tác trong lĩnh vực y tế tư nhân.

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/tam-diem/nen-tuyen-bo-ket-thuc-dai-dich-covid-19-chua-20221026222045694.htm

Bi kịch của ngành y tế TP.HCM - Bài 1: “Cứu người như cứu hỏa”, nhưng vẫn phải chờ thuốc

Vướng víu cơ chế, doanh nghiệp không mặn mà đấu thầu cung cấp thuốc cho các trung tâm y tế khiến người bệnh phải chạy lên nhờ cậy bệnh viện lớn “cứu mạng”.

 

Số lượng bệnh nhân tăng nhanh, nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đang trong tình trạng thiếu thuốc điều trị

Oái oăm thay, cùng lý do này, các bệnh viện lớn cũng thiếu thuốc trầm trọng đến mức phải dừng hoặc thay đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

 Y tế cơ sở thiếu thuốc, dân phải “gửi mạng” bệnh viện lớn

PGS-TS, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM vừa phải ký văn bản gửi UBND TP.HCM “kêu cứu” về tình cảnh mà ngành y đang gặp phải, từ cấp cơ sở là trạm y tế phường/xã cho tới các bệnh viện lớn.

Theo Sở Y tế TP.HCM, cuối tháng 8/2022, Phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế TP.HCM) và các dược sĩ tại TP.HCM đã thực hiện khảo sát nhanh 36 người dân đang chờ khám tại các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố để nhận thuốc điều trị tại nhà đối với các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, đái tháo đường…

Khảo sát này nhằm đánh giá nhu cầu thực tế của người dân đối với hoạt động khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế phường, xã trên địa bàn Thành phố và làm cơ sở để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nhất là chăm sóc sức khỏe đối với nhóm nguy cơ (người cao tuổi, mắc bệnh nền).

Kết quả, có đến 80% người dân trả lời sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã thay vì đến bệnh viện nếu các trạm y tế được cung ứng đầy đủ thuốc điều trị ngoại trú như bệnh viện. Nhưng thực tế thì ngược lại, nên người bệnh buộc phải chạy lên bệnh viện lớn nhờ “cứu mạng”, gây quá tải cho các bệnh viện này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, công tác dự báo nhu cầu thuốc, vắc-xin cho khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn, nhiều thời điểm bị gián đoạn trong cung ứng thuốc. Dịch sốt xuất huyết đầu năm 2022 cũng hết sức phức tạp, nhu cầu về dịch truyền, dung dịch cao phân tử... tăng cao cũng ảnh hưởng đến khả năng cung ứng.

Tình hình cung cấp thuốc tại tuyến y tế cơ sở, nhất là trạm y tế gặp nhiều khó khăn do mua sắm riêng lẻ với số lượng ít, nên không nhiều nhà thầu quan tâm. Các loại thuốc chậm được gia hạn số đăng ký, tình hình xung đột trên thế giới... cũng ảnh hưởng đến việc cung ứng thuôc, nhất là những loại thuốc nhập khẩu. 

Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, có 2 lý do chính dẫn đến thực trạng trên.

Một là, hiện nay, hầu hết thuốc sử dụng tại trạm y tế phường, xã do trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thực hiện đấu thầu mua sắm đối với 324 hoạt chất được Bộ Y tế quy định thuộc danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả (tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT). Tuy nhiên, do nhân lực của trung tâm y tế thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu tính chuyên nghiệp, cộng với nhu cầu sử dụng thuốc của trung tâm y tế rất thấp, nên có rất ít nhà thầu tham gia cung ứng.

Hai là, danh mục thuốc theo phân tuyến kỹ thuật được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tại trạm y tế chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể, tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tại trạm y tế hiện nay có 324 loại, trong đó, có khoảng 50 loại thuốc cho các bệnh mạn tính không lây nhiễm. So với danh mục thuốc tại bệnh viện tuyến huyện, thì trạm y tế đang thiếu nhiều loại, trong đó có 41 loại thuốc được Hội đồng Chuyên môn Sở Y tế TP.HCM đánh giá là rất cần thiết.

Trong khi đó, Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025 và Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022 về đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế đã nêu rõ, việc bổ sung, mở rộng danh mục thuốc và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho trạm y tế là vấn đề rất cấp thiết.

Đổi phác đồ vì “đói thuốc”

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 trực thuộc Sở Y tế TP.HCM, tuyến cuối trong khám, chữa bệnh về ung thư của TP.HCM cũng như khu vực phía Nam.

Báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây, đại diện Bệnh viện cho hay, hiện số bệnh nhân đến khám đã tăng trở lại, khoảng hơn 3.700 lượt mỗi ngày, tăng gần 2% so với trước khi có dịch Covid-19. Số bệnh nhân nhập viện cũng tăng; các hoạt động phẫu thuật, hóa trị, xạ trị trở lại bình thường và tăng nhẹ so với trước dịch.

Với đặc thù chữa trị ung thư, phần lớn thuốc dùng chuyên khoa ung bướu là thuốc nhập khẩu, rất ít thuốc được sản xuất trong nước. Bệnh viện phải gửi dự trù hằng năm cho công ty nhập khẩu, song vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng không có thuốc cung ứng.

Trước tình cảnh này, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tổ chức đấu thầu một số thuốc, nhưng không có nhà thầu tham dự hoặc không lựa chọn được nhà thầu, dẫn đến một số mặt hàng thuốc phải đấu thầu rất nhiều lần.

TS, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thẳng thắn thừa nhận, việc thiếu thuốc của Bệnh viện Ung bướu đã trong tình trạng báo động, đặc biệt là nguy cơ thiếu hóa chất giải phẫu bệnh. “Nếu không mua được hóa chất sớm, thì khoảng một tháng nữa, Bệnh viện sẽ không có kết quả giải phẫu bệnh, không điều trị được cho bệnh nhân”, bác sĩ Dũng nói.

Không riêng Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng trong tình cảnh tương tự. ThS. Tôn Văn Tài, Trưởng đơn vị Đấu thầu (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho hay, bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên quá nhiều, trong khi bệnh viện này không chỉ thiếu một số loại thuốc hiếm, thuốc điều trị chuyên sâu, mà có thời điểm còn thiếu cả thuốc phổ biến.

Còn với Bệnh viện quận 11, dù đã chọn được đơn vị trúng thầu cung cấp thuốc, nhưng khi Bệnh viện đặt hàng, họ lại báo không có hàng cung ứng, buộc Bệnh viện phải xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung. Đại diện Bệnh viện quận 11 cho biết, Bệnh viện thực hiện tổng cộng 32 gói thầu, trong đó có nhiều gói thầu mua sắm bổ sung. Trong thời gian chờ kết quả của các gói thầu, Bệnh viện bị thiếu thuốc nhưng không thể tự tổ chức mua sắm các loại thuốc được quy định hình thức mua sắm tập trung. “Cứu người như cứu hỏa”, nhưng vẫn phải chờ thuốc, nếu cố mua, thì cũng sẽ vướng mắc ở khâu duyệt thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh.

“Điên đầu” vì đấu thầu thuốc

Ngoại trừ thiếu thuốc tạm thời do lượng bệnh nhân tăng đột biến, cung ứng đứt gãy…, thì sự vướng víu trong công tác đầu thầu là nguyên nhân chủ yếu và đáng báo động.

Theo phân tích của đại diện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, công tác đấu thầu vật tư, trang thiết bị gặp khó khăn do nhiều mặt hàng chưa được phân loại, phân nhóm vật tư y tế. Điển hình, với hóa chất trong phòng xét nghiệm, nhà thầu cho rằng, đó không phải vật tư y tế do không dùng trên người, nên không phân nhóm sản phẩm, không kê khai giá. Trong khi đó, bệnh viện không dám mua, bởi hóa chất gián tiếp dùng cho người, nhưng không trong danh mục phân loại nhóm nên không có giấy lưu hành y tế, không mua theo vật tư y tế. Nếu mua, khi cơ quan chức năng thanh, kiểm tra là… “chết”.

Trong khi đó, với hóa chất xét nghiệm đặc thù, bệnh viện không thể tìm được 3 báo giá theo quy định đấu thầu, vì hóa chất xét nghiệm đặc thù của hãng nào sản xuất thì chỉ chạy được duy nhất trên máy của chính hãng đó.

Với thuốc chữa bệnh khác, theo các bệnh viện, khó khăn nhất là giai đoạn xây dựng giá dự toán. Có những mặt hàng trong thời điểm đánh giá hồ sơ thầu vẫn còn lưu hành, nhưng khi dự thầu thì đã hết hạn, không thể mua được. Đó là chưa kể, hiện vẫn chưa có quy định cập nhật giá thị trường, trong bối cảnh dịch bệnh, biến động giá đã vượt ngoài khung giá mà Bộ Y tế quy định.

Ông Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện quận 11 chia sẻ, liên quan đến đấu thầu có rất nhiều văn bản hướng dẫn. Bệnh viện “rất mệt” khi triển khai, nhưng không thể tự mua thuốc được. Trong tổng số thuốc cung cấp cho Bệnh viện, 20% là thuốc qua đấu thầu tập trung quốc gia, Bệnh viện phải mua, không có quyền chọn; 80% còn lại, Bệnh viện tiến hành đấu thầu, nhưng trong số này chỉ lựa chọn được khoảng 60% trong mỗi đợt đấu thầu.

Theo đại diện các bệnh viện, Luật Đấu thầu áp dụng chung cho nhiều ngành, song đấu thầu thuốc cho bệnh viện là hoạt động rất đặc thù, bởi vậy, cần cho phép các cơ sở y tế lựa chọn giá thuốc, vật tư y tế “hợp lý nhất” chứ không phải là “giá thấp nhất” như quy định hiện nay.

Đối thoại để tìm cách tháo gỡ vướng mắc đấu thầu cung ứng thuốc

Ngày 8/9/2022, Sở Y tế TP.HCM đã gặp gỡ, đối thoại với Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, lãnh đạo 25 doanh nghiệp cung ứng thuốc và 33 đơn vị y tế công lập trên địa bàn Thành phố.

Tại cuộc đối thoại, một số doanh nghiệp dược “kêu” gặp nhiều khó khăn, trong đó, có bất cập trong quy định, hướng dẫn về công tác đấu thầu và thanh quyết toán tiền thuốc của các bên liên quan. Nhiều quy định còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất, gây khó khăn cho các nhà thầu trong thực hiện các thủ tục đáp ứng theo yêu cầu (như các điều khoản trong hợp đồng và thương thảo hợp đồng mua bán, việc thực hiện thủ tục thanh quyết toán, yêu cầu về mốc thời gian thanh quyết toán, điều kiện về hạn dùng thuốc, điều kiện về chênh lệch giá thuốc…).

Bên cạnh đó, việc xây dựng giá kế hoạch trong đấu thầu khiến giá thuốc bị đóng khung qua nhiều năm. Trong khi đó, thị trường đang biến động rất lớn về giá nguyên liệu đầu vào, giá các dịch vụ bổ trợ cho sản xuất, vận hành… có khuynh hướng tăng.

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, sẽ thành lập Tổ Tư vấn giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu, cung ứng và thanh toán công nợ thuốc. Thành viên của Tổ sẽ gồm đại diện Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, đại diện cơ sở khám, chữa bệnh và đại diện các doanh nghiệp dược.

 (Còn tiếp)

 Nguồn tin: https://baodautu.vn/bi-kich-cua-nganh-y-te-tphcm---bai-1-cuu-nguoi-nhu-cuu-hoa-nhung-van-phai-cho-thuoc-d175046.html

Tiếp tục vấn đề nóng về bi kịch của ngành y tế TP.HCM: Bất ổn, bất an và… bất lực

 “Bất ổn, bất an và bất lực” là tâm tư của các y, bác sĩ trước thực trạng của ngành y tế TP.HCM hiện nay gửi tới đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; còn PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TP.HCM không ngần ngại dùng từ “nguy kịch”.

 

Công việc vất vả, áp lực lớn, song đội ngũ y, bác sĩ khu vực công chưa được nhận chế độ đãi ngộ xứng đáng

Nỗi đắng cay trong chiếc áo blouse trắng

Mới đây, lãnh đạo Bệnh viện TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã họp kiểm điểm đối với 4 bác sĩ Khoa Ung bướu, do họ làm thêm ngoài giờ, nhưng không có sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện.

Theo tường trình của 4 bác sĩ, vì đồng lương quá thấp, khó khăn về kinh tế, khoảng nửa năm nay, cứ những ngày cuối tuần, ngày không có ra trực, họ chạy cả trăm ki-lô-mét từ TP. Thủ Đức xuống tận phòng khám tư nhân ở huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang) để làm thêm, để lo cho gia đình.

Lãnh đạo Bệnh viện Thủ Đức cho biết, giống như các bệnh viện công lập hiện nay, thu nhập của nhân viên y tế Bệnh viện Thủ Đức rất thấp, trong khi đó, bác sĩ vẫn phải lo “cơm - áo - gạo - tiền” cho gia đình, con cái. “Họ từ TP.HCM phải đến tận Tiền Giang đi làm cũng cực lắm chứ không sung sướng gì”, lãnh đạo Bệnh viện Thủ Đức chia sẻ với báo chí.

Có đến ba chữ “bất”…

Chúng tôi đi làm việc với ngành y tế, thì phải nói, anh em đang có đến ba chữ “bất” - bất an, bất ổn và bất lực. Giám đốc các bệnh viện biết cách làm, nhưng cũng không thể làm được, nên họ rất bức xúc.

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM

Nhưng, việc làm thêm không xin phép là vi phạm quy định, nên lãnh đạo Bệnh viện Thủ Đức “đành” phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, trừ thu nhập tăng thêm 6 tháng đối với 1 bác sĩ; phê bình, trừ thu nhập tăng thêm từ 2 - 3 tháng với 3 bác sĩ còn lại.

Đồng lương, thu nhập của y, bác sĩ thấp dẫn tới tình trạng nghỉ việc hàng loạt, đến mức, mới đây, tại buổi tiếp xúc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TP.HCM bức xúc than rằng, chế độ đãi ngộ quá thấp đối với người làm công tác y tế được nêu từ lâu và đã đến lúc trở thành “nguy kịch”.

Theo PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, y tế là một ngành đặc thù, nên việc thực hiện theo những quy định hay cơ chế vận hành có thể không phù hợp vào từng thời điểm. Do đó, cần phải được cấp trên “gỡ rối”, nếu không, dễ dẫn đến tình trạng toàn bộ hệ thống bị ngưng trệ. Thí dụ, việc chậm trễ trong đấu thầu đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân.

Tự chủ tài chính, bệnh viện lao đao

Bệnh viện mất cân đối thu - chi, không có tiền chi thu thập tăng thêm cho bác sĩ còn bởi thực hiện tự chủ tài chính theo chủ trương.

Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, 45/50 bệnh viện tại TP.HCM đã được giao tự chủ tài chính chi hoạt động thường xuyên (trừ các bệnh viện đặc thù điều trị bệnh tâm thân, phong, HIV/AIDS; Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố).

Theo đó, TP.HCM đã giảm cấp kinh phí thường xuyên cho ngành y tế. Năm 2015, tỷ lệ ngân sách TP.HCM cấp cho y tế/tổng chi thường xuyên là 9%, thì từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ  này chỉ còn 2%.

Điều này, theo Sở Y tế TP.HCM, chỉ có kết quả nổi bật là làm… giảm chi ngân sách Thành phố cho ngành y tế, còn hậu quả là hàng loạt bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa, khốn đốn về tài chính khi tự chủ tài chính, nhưng lại không được tự chủ giá viện phí, mà giá này theo khung lại chưa được tính đủ yếu tố chi phí.

Trong khi đó, nguồn thu từ khám bệnh, chữa bệnh chiếm 45 - 50% tổng nguồn thu; thu từ nhà thuốc chiếm 13 - 15% tổng nguồn thu. Tỷ lệ 2 nguồn thu này càng lớn, thì bệnh viện càng thiếu hụt kinh phí hoạt động, chưa kể nguồn thu từ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thường bị chậm thanh toán, hoặc không được thanh toán do vượt tổng mức thanh toán, vượt dự toán hoặc bị xuất toán vì rất nhiều lý do.

Đó là chưa kể, bệnh viện còn phải trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị; đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực...

Theo Sở Y tế TP.HCM, để đảm bảo cân đối thu - chi và có nguồn kinh phí để chi thu nhập tăng thêm cho người lao động, các bệnh viện phải tìm nhiều giải pháp để tăng nguồn thu dịch vụ (tổ chức khám theo yêu cầu, phẫu thuật theo yêu cầu, giường bệnh dịch vụ...). Tuy nhiên, có nhiều giải pháp lại có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các cơ sở y tế.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho rằng, cần thành lập tổ tư vấn lập đề án tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập, bao gồm các thành viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, y tế thuộc Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ. Đồ án tự chủ tài chính này cần được xây dựng trên các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với đặc thù của TP.HCM và cho phép triển khai thí điểm, trong đó có giải pháp điều tiết chênh lệch thu - chi giữa các bệnh viện nhằm tạo cơ sở để các bệnh viện tự chủ bền vững, đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân viên y tế và phát triển.

Liên quan vấn đề này, tại buổi tiếp xúc cử tri mới đây, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân (nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM) cho rằng, y tế thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp có mục đích hàng đầu không phải là nguồn thu, mà là phục vụ cho nhu cầu xã hội và chỉ được điều tiết bởi một nghị định về các đơn vị sự nghiệp, cùng với các luật đặc thù như Luật Dược, Luật BHYT… Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, muốn cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tự chủ hơn, thì phải xây dựng được Luật Đơn vị sự nghiệp và luật này đồng bộ với luật đặc thù từng ngành để đơn vị sự nghiệp toàn tâm theo nhiệm vụ đặc thù.

Lại thêm khốn đốn vì bảo hiểm xã hội

Hiện nay, nguồn thu khám, chữa bệnh BHYT của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập TP.HCM khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm 38 - 40% tổng nguồn thu của ngành y tế TP.HCM. Trong đó, đối với các bệnh viện đa khoa, đặc biệt là tuyến quận/huyện, nguồn thu này chiếm tỷ lệ cao, khoảng 60 - 70% và với lộ trình bao phủ BHYT, thì tỷ lệ này ngày càng tăng lên.

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định: “Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thẩm định, nhưng không vượt tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT”.


Chế độ đãi ngộ quá thấp

Chế độ đãi ngộ quá thấp đối với người làm công tác y tế đã được nêu từ lâu, nhưng hiện nay đã trở thành “nguy kịch” khi nhiều nhân viên y tế ở tất cả các cấp, chủ yếu ở các cơ sở công lập, đã bỏ nhiệm sở vì lý do thu nhập không đủ để đảm bảo cuộc sống.

- PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TP.HCM

Theo PGS-TS, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, do không có cơ quan chuyên trách và độc lập về thẩm định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, nên các bệnh viện gặp khó khăn khi phải giải trình với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) về tổng mức thanh toán, vì các yêu cầu giải trình quá chi tiết, mất nhiều thời gian và công sức, nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu của BHXH.

“Các bệnh viện thường gặp khó khăn, đôi khi chịu thiệt thòi do nhận định đôi lúc còn mang tính chủ quan, thiếu tính chuyên khoa của một số giám định viên thuộc cơ quan BHXH. Hệ quả là, nhiều bệnh viện không được thanh toán đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh đã thực chi cho người bệnh”, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.

Cùng với giá viện phí chưa tính đúng, tính đủ, việc không lấy lại được, hoặc lấy lại quá chậm tiền đã chi từ BHYT, trong khi đây là nguồn thu chính, các bệnh viện đã khó khăn lại càng liêu xiêu hơn. Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2021, các bệnh viện tại Thành phố đã chi phí vượt tổng mức thanh toán tới 423 tỷ đồng.

Điều này dẫn tới, không chỉ không có tiền chi thu nhập tăng thêm cho y, bác sĩ, mà công nợ của các bệnh viện với doanh nghiệp cung cấp thuốc, vật tư y tế đang có chiều hướng gia tăng đáng kể và kéo dài, gây khó khăn rất lớn cho việc vận hành doanh nghiệp.

Thực ra, để giải quyết khó khăn trên, TP.HCM đã thành lập Tổ Công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Tuy nhiên, tình trạng cũ vẫn xảy ra, nên Sở Y tế TP.HCM cho rằng, cần phải kiện toàn, nâng tầm từ Tổ Công tác thành Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, do một Phó chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng ban, định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất tổ chức các cuộc họp rà soát, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thì mới hy vọng cải thiện.

Mặt khác, theo Sở Y tế TP.HCM, Bộ Y tế cũng phải điều chỉnh cách tính tổng mức thanh toán khám, chữa bệnh BHYT; sớm tính đúng, tính đủ chi phí khám, chữa bệnh; giải quyết nhanh kinh phí cho các bệnh viện.

 

Nguồn tin: https://baodautu.vn/tiep-tuc-van-de-nong-ve-bi-kich-cua-nganh-y-te-tphcm-bat-on-bat-an-va-bat-luc-d175567.html

4 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU NSAID AN TOÀN

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm đau, sốt và viêm. Tuy nhiên, một số người dùng có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

 

Chỉ định của thuốc NSAID

   Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. NSAID hoạt động bằng cách can thiệp vào một số enzym được gọi là cyclo-oxygenase (COX) trong cơ thể. Enzyme COX kiểm soát việc sản xuất các chất hóa học prostaglandin, chất này chịu trách nhiệm cho nhiều phản ứng tế bào và các quá trình sinh lý bệnh.

   Có hai loại enzyme COX khác nhau, được gọi là COX-1 và COX-2. COX-1 hiện diện trong đường tiêu hóa để bảo vệ dạ dày khỏi axit và trong máu, chịu trách nhiệm về sự kết tụ của tiểu cầu. COX-2 chủ yếu điều chỉnh việc giải phóng các prostaglandin có tác dụng gây đau và viêm. Khi phóng thích lên não, prostaglandin có thể gây sốt.

   Thuốc cũng là một phương pháp điều trị phổ biến cho các vấn đề sức khỏe mãn tính lâu dài như viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp) và các bệnh khác.

NSAID cũng được sử dụng để điều trị các tình trạng không viêm như đau nửa đầu, đau sau phẫu thuật, và để hạ sốt.

   Ngoài ra, aspirin là một NSAID có đặc tính làm loãng máu, có thể được sử dụng với liều lượng thấp để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Một số NSAID thường được sử dụng bao gồm:

• aspirin

• ibuprofen

• naproxen

• diclofenac

• celecoxib

Với liều lượng thông thường, NSAID có cả tác dụng giảm đau kéo dài và chống viêm, làm cho chúng đặc biệt hữu ích để điều trị các cơn đau liên tục do viêm.

Ba cách sử dụng chính của NSAID bao gồm:

• Giảm đau nhẹ đến trung bình

• Giảm viêm cấp tính và mãn tính

• Hạ sốt

   NSAID có sẵn ở các dạng bào chế khác nhau, bao gồm thuốc uống (ví dụ như viên nén, viên nang và chất lỏng), tác dụng tại chỗ (ví dụ như gel, kem và thuốc đạn) và thuốc tiêm.

NSAID hiện nay là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong y học. Tuy nhiên Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp NSAID vào nhóm thuốc là nguyên nhân thường xuyên nhất gây ra các phản ứng có hại của thuốc.

Các phản ứng có hại của NSAID

Tất cả các loại thuốc đều có nguy cơ tác dụng phụ, kể cả NSAID. Điều quan trọng là phải hiểu những rủi ro và lợi ích của một loại thuốc trước khi quyết định dùng nó.

• Các tác dụng phụ trên dạ dày: Tổn thương có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân đã có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

• Các tác dụng phụ trên thận: Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm rối loạn chức năng thận cấp, rối loạn dịch và điện giải, hoại tử nhú thận và hội chứng thận hư/viêm thận kẽ.

• Các tác dụng phụ trên tim mạch: Có thể tăng lên khi sử dụng NSAID bao gồm biến cố huyết khối tắc mạch và rung nhĩ. Diclofenac là NSAID có sự gia tăng các biến cố tim mạch bất lợi được báo cáo cao nhất.

• Các tác dụng phụ trên gan ít gặp hơn: Nguy cơ nhiễm độc gan do NSAID không phổ biến và rất hiếm khi nhập viện liên quan đến gan. Trong số các NSAID khác nhau, diclofenac có tỷ lệ tác dụng độc gan cao hơn.

Có thể có các tác dụng phụ về huyết học: Đặc biệt với các NSAID không chọn lọc do hoạt tính chống kết tập tiểu cầu. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu này thường chỉ gây ra vấn đề nếu bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa, các bệnh làm suy giảm hoạt động của tiểu cầu.

Các tác dụng ngoại ý nhỏ khác: Bao gồm phản ứng phản vệ liên quan đến da và hệ thống phổi, như mày đay và bệnh hô hấp do aspirin.

   Mặc dù NSAID có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, một số có thể nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng nhưng nếu được kê đơn thích hợp và sử dụng theo hướng dẫn, thuốc có thể mang lại nhiều lợi ích.

   Bác sĩ sẽ cân nhắc những lợi ích và rủi ro của việc dùng NSAID để đảm bảo là lựa chọn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Những nhóm nguy cơ cao cần thận trọng sử dụng

• Phụ nữ mang thai: Việc sử dụng NSAID trong thai kỳ không được khuyến khích và chống chỉ định từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi.

• Phụ nữ cho con bú: Sử dụng NSAID trong thời kỳ cho con bú không được khuyến khích trừ khi chuyên gia chăm sóc sức khỏe cân nhắc lợi ích của việc điều trị lớn hơn nguy cơ.

• Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Việc sử dụng thuốc không được khuyến khích ở phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Sử dụng lâu dài một số NSAID như diclofenac có thể làm giảm khả năng sinh sản nhưng có thể hồi phục khi ngừng dùng thuốc.

‎• Người già: NSAID nên được sử dụng thận trọng ở người cao tuổi do làm tăng tính nhạy cảm với các tác dụng phụ.

• Bệnh nhân bị loét hoặc chảy máu dạ dày, ruột: Không nên dùng hoặc rất thận trọng khi sử dụng NSAID.

• Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và thận: Tuy không phổ biến, nhưng trong một số trường hợp, NSAID có thể gây hại cho thận và hệ thống tim mạch (tim và mạch máu). Do đó, việc sử dụng NSAID thường không được khuyến cáo cho những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc thận từ trước. Bệnh nhân suy tim nặng không nên dùng bất kỳ NSAID nào.

Bệnh nhân hen suyễn: Cẩn trọng dùng thuốc ở bệnh nhân hen suyễn vì có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn.

Tương tác thuốc cần lưu ý

NSAID có thể tương tác với các loại thuốc khác để gây ra các tác dụng không mong muốn. Ví dụ:

- Khi kết hợp với các loại thuốc làm loãng máu (như warfarin) NSAID làm tăng nguy cơ chảy máu.

- NSAID có thể gây suy thận khi kết hợp với thuốc ức chế ACE (thuốc dùng để điều trị các vấn đề về tim và huyết áp cao) và thuốc lợi tiểu.

- NSAID có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy tim, huyết áp cao, bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu.

- Khi kết hợp với một loại NSAID khác (bao gồm cả aspirin liều thấp) hoặc với một loại thuốc corticosteroid (ví dụ, prednisolone) NSAID làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa.

- Rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Uống rượu thường xuyên hoặc nhiều trong khi dùng NSAID có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hoặc tổn thương đường tiêu hóa.

Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, hãy hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng NSAID để đề phòng nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn.

 

                                                                                Tổng hợp: Bác sỹ Hải Anh                                                                                      

                                                                             Nguồn tin: Báo Sức khỏe đời sống

'Không dùng máy mượn, máy đặt thì bệnh viện đóng cửa'

TP HCMSáng 30/9, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hiện giá khám chữa bệnh chưa tính khấu hao máy móc trong khi bệnh viện không được dùng máy đặt máy mượn thì nguy cơ đóng cửa.

"Cơ cấu giá viện phí không có tính khấu hao, bệnh viện tự chủ từ năm 2009 đến nay các đời máy đều đã cũ, lấy tiền đâu mua máy mới, bắt buộc phải dùng máy mượn, máy đặt. Trong giai đoạn này chưa cơ cấu vào giá thì không mượn không đặt máy bệnh viện đóng cửa", tiến sĩ Nguyễn Nhật Hải, Trưởng Phòng Tài chính Kế toán, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ khi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM giám sát việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc.

Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, tuyến cuối tại miền Nam, quy mô 3.201 giường, được giao thực hiện cơ chế tự chủ theo nhiều giai đoạn, trong đó từ năm 2022 đến nay bệnh viện tự chủ theo nghị định 60 (chi thường xuyên). Tuy nhiên theo bà Hải, bệnh viện tự chủ nhưng nguồn thu do nhà nước quy định trong khi nguồn chi theo giá trị trường, nên không bao giờ đi đến điểm chung. Nghị định quy định giá dịch vụ y tế do nhà nước ban hành, bệnh viện không được quyền quyết định, nhưng hiện nghị định này cũng chưa ban hành. Bà Hải đề nghị nhà nước chỉ xây dựng định mức, còn giá cụ thể của bệnh viện thì phụ thuộc giá đầu vào.

Thời gian qua, cơ quan bảo hiểm xã hội ngừng thanh toán BHYT cho dịch vụ chẩn đoán hình ảnh thực hiện trên máy mượn, máy đặt tại bệnh viện do các công ty cung cấp, và Bộ Y tế cần hướng dẫn các bệnh viện chuyển sang thuê máy. Trong khi, hơn 90% máy móc trang thiết bị ở các bệnh viện nói chung là theo hình thức mượn, đặt. Do đó, việc BHYT ngừng thanh toán cho loại hình này bị các bệnh viện phản ứng là ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh của người dân.

Quy định "không được dùng máy đặt máy mượn" trong bệnh viện khiến các bác sĩ Chợ Rẫy bức xúc vì gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân thời gian qua. Bác sĩ Trần Thành Vinh, Trưởng Khoa Hóa sinh cho biết hiện bệnh viện thiếu hóa chất, thiếu trang thiết bị theo các hình thức đặt máy, nên không đủ xét nghiệm để trả cho người bệnh, đưa đến nguy cơ nguy hiểm là không đủ kết quả chẩn đoán để bác sĩ khám và điều trị bệnh nhân kịp thời. Ngoài ra tình trạng này còn tạo gánh nặng lớn cho công tác xét nghiệm. Ví dụ trước đây có thuốc thử, đủ hệ thống máy móc, giờ thiếu chỉ còn một hệ thống hoạt động, các hệ thống khác tạm dừng dẫn đến quá tải, nguy cơ sai sót.

Vấn đề nữa, theo bác sĩ Vinh, hiện nay phần lớn trang thiết bị là máy đặt, máy mượn. Hình thức khác như thuê cũng chưa có hướng dẫn, cho tặng thì các nhà cung cấp lớn chưa có chủ trương; bệnh viện cân nhắc tiếp nhận vì phải bảo trì bảo dưỡng sẽ vướng khi đấu thầu sửa chữa máy, mua thì không có tiền. "Hình thức máy mượn, máy đặt là hợp lý nhất, giúp cho lĩnh vực xét nghiệm rất nhiều. Đó là điều chúng tôi rất trăn trở", bác sĩ Vinh nói.

Đồng tình với ý kiến cần "máy mượn, máy đặt", Trưởng Khoa Huyết học, bác sĩ Trần Thanh Tùng chia sẻ rằng dưới góc nhìn "bác sĩ làm chuyên môn", chuyên khoa này có đặc thù vừa lâm sàng, vừa labo, gắn liền với các khâu hội đồng thuốc, hội đồng khoa học, chấm thầu... Đề xuất định mức thiết bị y tế là chủ trương đúng, cần có định mức, nhưng thông tư 08 ra đời năm 2019 chưa đầy đủ, cần bổ sung. Đặc biệt trong lĩnh vực huyết học chưa có định mức một số xét nghiệm như xét nghiệm sinh học phân tử di truyền.

Do đó ông cho rằng việc đặt máy, mượn máy đỡ được gánh nặng về chi phí nhà nước, phù hợp thông lệ quốc tế, nhiều nước giàu vẫn áp dụng. Ở các nước, máy đặt, mượn 3-5 năm thì hóa chất trọn gói 3-5 năm. Ở bệnh viện đặc biệt thì 3-5 năm là máy cũng đã xuống cấp, thiết bị mới ra đời. Các hệ thống máy xét nghiệm ở bệnh viện hiện nay chủ yếu là tự động với hàng loạt vấn đề đi theo là hóa chất, vật tư, không thể đem hóa chất máy này dùng cho máy kia, mà phải dùng hóa chất tương thích. "Chủ trương của Bộ Y tế là liên thông xét nghiệm đòi hỏi chuẩn một mức thì máy móc phải chuẩn", bác sĩ Tùng nói.

Đề xuất sửa viện phí

Thạc sĩ Tôn Văn Tài, Trưởng Đơn vị Đấu thầu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết khung giá dịch vụ khám chữa bệnh chỉ mới tính 4/7 cấu phần; thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao thanh toán bằng giá mua vào, chưa tính chi phí quản lý, hao hụt, bảo quản, kho lưu trữ. Chi phí điện nước tính theo thời điểm ban hành giá, trong khi giá thay đổi theo tình hình nhà nước, nếu tăng cũng được tính. Chi phí duy tu bảo dưỡng được tính 2-5%, nhưng hầu hết trang thiết bị y tế cũ nên cao hơn mức này.

Một số dịch vụ y tế chưa có khung giá để quy mức giá tương đương, chỉ 11% có giá, nếu áp giá tương đương thì một số dịch vụ không phù hợp. Các giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, theo nghị định 60 sẽ có mức cụ thể nhưng đến nay vẫn chưa có khung giá.

Chi phí tiền lương mới tính cho bộ phận trực tiếp là bác sĩ, điều dưỡng, còn bộ phận gián tiếp chưa được tính. Đại diện điều dưỡng bệnh viện ý kiến là khung viện phí chưa tính cho lực lượng điều dưỡng. Điều dưỡng trưởng Chợ Rẫy cho biết trong bệnh viện khoảng 60-70% khối lượng công việc do các điều dưỡng thực hiện, trong khi đó rất ít dịch vụ của người điều dưỡng được tính giá. Thực tế này đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân, ảnh hưởng tuyển dụng điều dưỡng, triển khai thêm các dịch vụ chăm sóc người bệnh. Ví dụ bệnh nhân thở máy, tối thiểu hút đàm 12 lần/ngày, đòi hỏi điều dưỡng được huấn luyện, tốn nhiều thời gian thực hiện, nhưng công việc này không được tính vào chi phí giá, chỉ tính cho các công việc kỹ thuật cao của bác sĩ.

Các bác sĩ thì thắc mắc "tại sao lại giới hạn định mức một bác sĩ được khám bao nhiêu ca một ngày", vì thực tế hiện nay số lượng bệnh nhân đông và bác sĩ khám theo nhu cầu người bệnh. Do đó họ đề nghị tính chất lượng bác sĩ vào giá khám chữa bệnh, chẳng hạn bác sĩ giỏi sẽ khám nhanh, siêu âm nhanh. Trả lời vấn đề này, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, cho biết năm 2018 đoàn làm việc với Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đại diện cơ quan quản lý trả lời là việc quy định định mức số ca khám bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe bác sĩ, máy móc có thời gian nghỉ ngơi để sử dụng bền hơn. Tuy nhiên bà cũng nhìn nhận là số lượng bệnh nhân quá đông, bác sĩ không thể bỏ bệnh nhân, cho nên cần phải tính toán lại định mức khám số bệnh nhân trên một bác sĩ.

Ba cấu phần chưa tính vào viện phí là khấu hao tài sản (sẽ không có nguồn thu để đầu tư mua sắm trang thiết bị); chi phí hoạt động gián tiếp để vận hành bệnh viện; chi phí đào tạo bồi dưỡng chuyển giao công nghệ (sẽ hạn chế phát triển các kỹ thuật mới, không có nguồn đào tạo cán bộ). Mức giá nhà nước quy định cho hoạt động thu chưa tính phần tích lũy, chi phí quản lý, giá trị hư hao trong quá trình lưu bảo quản vật tư, thiết bị, dẫn đến nguồn thu thấp hơn nguồn chi.

"Tính ổn định giá của nhà nước chưa thay đổi, trong khi giá đầu vào năm sau cao hơn năm trước. Giá trị thặng dư trong quá trình hoạt động gần như bị triệt tiêu do chính sách định mức số ca/ngày/máy", ông Tài nói và dẫn chứng như dịch vụ siêu âm bệnh viện được quy định thực hiện 48 ca/ngày, nếu cao hơn thì không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán. Trong khi đó, số bệnh nhân khám chữa bệnh hàng ngày tại Chợ Rẫy lên đến hàng nghìn lượt, nhu cầu siêu âm, xét nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh rất cao.

Vì vậy, "Chợ Rẫy đề xuất thanh toán đủ 7 cấu phần trong giá dịch vụ y tế. BHYT cần xem xét sửa đổi nghị định 146 trong thanh toán giá dịch vụ khám chữa bệnh", ông Tài đề nghị.

Mua thuốc tại nhà thuốc trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Quỳnh Trần

Bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Quỳnh Trần

Thiếu thuốc và đấu thầu mua sắmThời gian qua, Bệnh viện Chợ Rẫy gặp nhiều khó khăn trong đấu thầu, mua sắm y tế, dẫn đến thiếu thuốc, vật tư y tế điều trị bệnh nhân. Hồi tháng 6, bệnh viện không chỉ thiếu một số loại thuốc hiếm, biệt dược dùng điều trị chuyên sâu mà còn thiếu cả một số loại thuốc phổ biến, giá rẻ, chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu điều trị.

Về đấu thầu mua sắm, Trưởng Đơn vị Đấu thầu Bệnh viện Chợ Rẫy nêu khó khăn là giai đoạn xây dựng giá dự toán theo thông tư 58 phải xác định giá dự toán vì thuốc là hàng hóa đặc biệt. Việc mua thuốc hiếm gặp khó khăn trong cung ứng thuốc do nhiều nguyên nhân. Do đó ông Tài cho rằng nên đấu thầu tập trung quốc gia hoặc cho bệnh viện áp dụng chỉ định thầu rút gọn để đảm bảo thuốc điều trị bệnh nhân, vì đấu thầu rộng rãi sẽ tốn thời gian, ảnh hưởng điều trị.

Về giá hàng hóa mua sắm, ông đề nghị "chọn giá hợp lý nhất chứ không phải giá thấp nhất" để đảm bảo chất lượng vật tư phục vụ người bệnh. Ông cũng kiến nghị cho phép các bệnh viện hạng 1 trở lên được lựa chọn thương hiệu trong mua sắm các trang thiết bị, và Bộ Y tế cần quy định chi tiết như thế nào là "tình huống cấp bách trong y khoa" để chỉ định thầu giúp kịp thời có thuốc cho người bệnh.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, nhìn nhận những khó khăn trên bệnh viện đã kiến nghị rất lâu mà chưa giải quyết được. "Ngành y tế cần được cấp cứu để hoàn thành nhiệm vụ, bởi bác sĩ quá tải, điều kiện phục hồi sức khỏe khó khăn, vật tư thiếu thốn", ông Nhân nói và cho biết Đoàn sẽ nghiên cứu để chắt lọc, kiến nghị của thành phố đến Quốc hội về vấn đề liên quan tự chủ bệnh viện, đấu thầu, giải quyết nhanh các bức xúc hiện nay.

Chợ Rẫy là một trong 4 bệnh viện đầu ngành thí điểm tự chủ toàn diện, kế hoạch tiến hành từ năm 2019. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Chợ Rẫy cùng với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) xin không thực hiện tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33, mà chỉ tự chủ thanh toán chi phí (theo Nghị định 60). Giữa tháng 8, hai bệnh viện còn lại là Bạch Mai và K lần lượt xin dừng tự chủ toàn diện, chỉ thực hiện theo Nghị định 60, do gặp nhiều khó khăn.

Chiều 29/9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM giám sát việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Lãnh đạo bệnh viện cho biết gặp nhiều khó khăn khi hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính như thiếu kinh phí, càng làm càng thâm hụt...

Theo kế hoạch, chiều 30/9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM giám sát tại Bệnh viện Quận 11, tuần sau làm việc với Bệnh viện Ung bướu, tiếp theo là Sở Y tế để nghe thêm các kiến nghị.

Lê Phương

Nguồn tin: https://vnexpress.net/khong-dung-may-muon-may-dat-thi-benh-vien-dong-cua-4517392.html

Thứ năm, 22 Tháng 9 2022 07:08

Adenovirus lây nhiễm như thế nào

Written by

Adenovirus lây nhiễm như thế nào

Adenovirus lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn không khí, tiếp xúc gần, đang gây bệnh cảm cúm, viêm phế quản, đường ruột cho nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội.

Đọc bài chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://vnexpress.net/adenovirus-lay-nhiem-nhu-the-nao-4513852.html

Vai trò của vắc xin trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19

 

   Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể Delta với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn, gia tăng độ phức tạp, khó lường, khó dự báo thì vắc xin được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống đại dịch. Từ đó, đã thúc đẩy nhiều nỗ lực trên toàn cầu trong việc tìm hiểu, phát triển và cung cấp các loại vắc-xin phòng COVID-19 để kiểm soát đại dịch đang hoành hành. 

 

( Ảnh minh họa )

   Đại dịch COVID-19 từ khi xuất hiện đến nay gần được 2 năm và cũng chưa đầy 1 năm thế giới đã có vắc xin tiêm cho người dân. Đây là một thành quả vô cùng to lớn, bởi vì đại dịch này đã gây tổn hại rất lớn về người và của cải của nhân loại. Và cũng chỉ có vắc xin mới có thể phòng bệnh một cách bền vững nhất. Chỉ có vắc xin mới giảm được số mắc và tử vong.

   Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh; Tiêm chủng là đưa một lượng vắc xin vừa đủ vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chủ động sản xuất kháng thể đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Do vậy, Vai trò và lợi ích của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 được cho là biện pháp bảo vệ sức khoẻ con người hiệu quả nhất, làm giảm được số mắc, giảm nhẹ bệnh và giảm tử vong; ngăn ngừa sự bùng phát dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe và an sinh của cộng đồng.

   Hiện nay, trên thế giới có hàng chục các loại vắc xin phòng COVID-19, đã và đang tiến hành nghiên cứu cũng như đang sử dụng, nhưng có một số vắc xin sử dụng phổ biến như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V, Sinopharm, Sinovac .v.v.. các loại vắc xin này đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới công nhận như tổ chức FDA (đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ), Dược phẩm châu Âu và nhiều nước đang sử dụng ghi nhận.

Công nghệ sản xuất vắc xin hiện nay có thể là công nghệ mRNA, công nghệ tái tổ hợp protein, công nghệ véc tơ, công nghệ bất hoạt.

   Tất cả các vắc xin kể trên đều đảm bảo tính an toàn và hiệu lực. Cách bảo quản cũng khác nhau, có loại vắc xin bảo quản ở nhiệt độ âm sâu có thể lên tới -70 độ C (Pfizer), -50 độ C (Moderna) còn các loại vắc xin khác có thể bảo quản từ 2-8 độ C. Các vắc xin bảo quản ở nhiệt độ âm sâu nhưng trước khi tiêm phải được rã đông để ở nhiệt độ 2-8 độ C theo quy định. Việc bảo quản phải theo quy trình rất nghiêm ngặt từ khi sản xuất, trên đường vận chuyển đến trước khi tiêm cho người dân để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Phần lớn vắc xin đều có chỉ định tiêm 2 liều (2 mũi) và cách nhau 3-8 tuần. 

   Mặc dù các vắc xin đều phải an toàn nhưng không tránh khỏi những phản ứng không mong muốn. Các thành phần trong vắc xin có thể gây dự ứng đối với một số người được tiêm vắc xin. Những phản ứng này có thể là tại chỗ như đau, sưng tấy tại chỗ tiêm…hoặc toàn thân có thể gồm phản ứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, rét run…trường hợp nặng có thể sốc phản vệ và có cả tử vong. Nhưng lợi ích của tiêm chủng là phòng bệnh cho mỗi cá nhân và cộng đồng là lớn nên chúng ta rất cần và cấp thiết chọn tiêm vắc xin.

   Ở Việt Nam, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 được huy động tổng lực các lực lượng và triển khai tại các cơ sở y tế công lập, tư nhân và cả lưu động. Quy trình tiêm chủng bao gồm khám sàng lọc trước khi tiêm, tiến hành tiêm và sau tiêm được yêu cầu ở lại tại điểm tiêm để theo dõi trong khoảng thời gian là 30 phút và sau đó theo dõi sức khỏe tại nhà là 14 ngày. Trong thời gian theo dõi có dấu hiệu gì về sức khỏe cần liên hệ với y tế để được tư vấn và giải quyết kịp thời với phương châm tiêm đến đâu an toàn đến đó. 

  

     Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, Việt nam chúng ta, muốn khống chế dịch bệnh COVID-19 thì phải đạt miễn dịch cộng đồng là 70% có nghĩa là việc tiêm vắc xin phải đạt tối thiểu là 70% dân số được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ liều. Như vậy, chúng ta phải tiêm cho khoảng 70 triệu người đồng nghĩa với việc cần khoảng 150 triệu liều vắc xin nếu là vắc xin tiêm 2 liều (2 mũi).

   Hiện nay, việc quản lý tiêm chủng từ việc đăng ký tiêm của người dân, theo dõi tiêm đã được thực hiện bằng phần mềm. Người dân có thể đăng ký và theo dõi trên phần mềm một cách thuật lợi và có thể theo dõi suốt đời cũng như liên thông quốc tế quá trình tiêm chủng của mỗi người. 

   Với những lý do nêu trên, việc tiêm vắc xin vừa là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi người dân. Tất cả những ai thuộc đối tượng tiêm chủng hãy đi tiêm chủng để Việt Nam chóng đạt miễn dịch cộng đồng góp phần đẩy lùi dịch bệnh đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội.      

Trong lúc Việt Nam chưa đạt được miễn dịch cộng đồng nên mọi người vẫn phải tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là “vắc xin + 5k + Công nghệ thông tin + ý thức của người dân”.

 

                                                                        Tổng hợp : Bác sỹ Hải Anh

                                                                         Ảnh : nguồn internet