Super User

Super User

Từ 1-4, bắt đầu thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử

Theo lộ trình, từ ngày 1-4-2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và Giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai chính thức trên toàn quốc từ ngày 1-7.

Tối 1-1, theo tin từ Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), trong buổi làm việc cuối cùng của năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4750/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung Quyết định 130/QĐ-BYT ngày 18-1-2023 quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ việc quản lý, giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và giải quyết các chế độ liên quan.

Đáng chú ý tại Quyết định này, Bộ Y tế đã chính thức bổ sung thêm 2 Bảng dữ liệu mới, gồm Bảng dữ liệu Giấy chuyển tuyến BHYT và Bảng dữ liệu Giấy hẹn khám lại theo quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo lộ trình, từ ngày 1-4-2024, cơ quan BHXH và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến BHYT và Giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai chính thức trên toàn quốc từ ngày 1-7-2024.

Tiếp đến, theo kế hoạch trong năm 2024, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng với Cục C06 - Bộ Công an, BHXH Việt Nam để nghiên cứu, triển khai tích hợp 2 loại giấy tờ này trên các ứng dụng VNeID, VssID.

Đây là một nỗ lực của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) trong chuyển đổi số lĩnh vực BHYT, tiến tới loại bỏ hoàn toàn giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại bản giấy.

Khi 2 loại giấy tờ này được tích hợp trên ứng dụng VNeID, VssID, người bệnh khi làm thủ tục chuyển tuyến hoặc tái khám chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc VssID (có tích hợp sẵn mã QR).

Việc triển khai Giấy chuyển tuyến BHYT điện tử và Giấy hẹn khám lại điện tử hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị thiết thực.

Trước hết là phục vụ quản lý nhà nước về công tác chuyển tuyến BHYT, tạo kho dữ liệu tập trung phục vụ phân tích, thống kê, kịp thời điều chỉnh chính sách BHYT sát với thực tế. Mặt khác, giúp công khai, minh bạch trong công tác chuyển tuyến.

Bên cạnh đó, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi, tiện ích cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển tuyến/tái khám. Đặc biệt, hạn chế các hành vi gian lận, giả mạo trong công tác chuyển tuyến. Đồng thời, hỗ trợ cơ quan BHXH trong công tác giám định, thanh toán BHYT.

Những điểm mới cơ bản trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

 (Chinhphu.vn) – Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 có nhiều nội dung mới, quan trọng.

Những điểm mới, quan trọng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 1.

Họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Sự cần thiết ban hành luật Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm: Tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Đồng thời, đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh.

Tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm bình đẳng giới.

Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 Điều và có những điểm mới cơ bản. Trong đó, nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề: Để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám bệnh, chữa bệnh, Luật quy định mở rộng đối tượng hành nghề - thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề. Cụ thể, Luật thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề

Quy định người nước ngoài hành nghề hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo.

Quy định áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng với đó, Luật cũng có các quy định về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn.

Cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trịngười bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ.

Phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên.

Bên cạnh đó, đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, quy định cụ thể chính sách của Nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh: Có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. 

Hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước; 

Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tương ứng với mức quy định tại điểm (2) khoản này nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.

Đồng thời, bổ sung một số quy định về tài chính: Bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong đó Luật khẳng định "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh củaNhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao".

Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được: Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật cũng Quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023, với đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả, Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1/ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục, và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2/ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật.

3/ Xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật.

4/ Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết./.

Những điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 3.

Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đồ họa Quochoi.vn

Nguồn tin: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nhung-diem-moi-quan-trong-trong-luat-kham-benh-chua-benh-sua-doi-119230203112956887.htm

Từ 1/1/2024: Phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y sang giấy phép hành nghề

(Chinhphu.vn) - Luật số 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2024, trong đó quy định chuyển tiếp về chuyển đổi chứng chỉ hành nghề sang giấy phép hành nghề.

1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.

2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01/01/ 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

3. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại (2) nêu trên phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và gia hạn theo quy định tại (1) nêu trên.

4. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được áp dụng đến hết ngày 31/12/2031.

Theo Điều 27 của Luật khám bệnh, chữa bệnh, mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số dịnh danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.

5. Việc đình chỉ, thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được thực hiện theo quy định về đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề tại Luật này.

6. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh bác sỹ từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12 /2026 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

7. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2027 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

8. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2028 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

9. Người được cấp phép hành nghề theo quy định tại  1, 2, 6, 7 và 8 nêu trên phải tuân thủ các quy định có liên quan đến hành nghề theo quy định của Luật này.

10. Người được cấp văn bằng đào tạo y sỹ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026 thì không được cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ.

Theo Điều 26, Luật 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh, chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
 
 

Bụi phổi khiến nhiều công nhân tử vong ở Nghệ An: Căn bệnh nghề nghiệp để lại nhiều di chứng nặng nề cho người lao động

 

Vụ việc nhiều công nhân Nghệ An tử vong do bụi phổi trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại.

 

Vừa qua, tại Nghệ An chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt công nhân làm việc trong cùng một công ty chuyên về khai thác và chế biến khoáng sản ( sản xuất bột đá silic trắng) phát hiện mắc bệnh bụi phổi. Trong số đó có 4 công nhân đã tử vong, 5 người hiện đang điều trị tại các bệnh viện. Trước đó, các công nhân này đều là những người khỏe mạnh, thời gian làm việc tại công ty chưa lâu, người làm lâu nhất chưa đến 5 năm.

Đầu tháng 10/2023, công ty đã bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính 116 triệu đồng vì không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại với sức khỏe người lao động và không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 14 lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm (Ảnh: VTC News)

Công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm (Ảnh: VTC News)

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi nằm trong danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế thanh toán và chiếm tỷ lệ cao nhất với 74% các trường hợp. Bệnh bụi phổi, đặc biệt là bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi. Bệnh gây di chứng nặng nề về sức khỏe cho người lao động với tỷ lệ tử vong cao.

Vậy bệnh bụi phổi là gì? Nguyên nhân của bệnh do đâu?

Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh phổi kẽ do hít phải một số loại hạt bụi gây tổn thương phổi. Bệnh xảy ra do bụi tích lũy trong phổi thông qua quá trình hít thở không khí có nồng độ hạt bụi cao. Nếu hạt bụi có kích thước lớn, chúng sẽ được bắt giữ ở đường hô hấp trên và đào thải ra ngoài dễ dàng. Với những hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ tiến sâu vào trong phế nang và việc đào thải khó khăn hơn.

Do không thể loại bỏ được tất cả các hạt bụi này nên chúng sẽ gây viêm trong phổi và dẫn tới hình thành các mô sẹo. Bệnh thường tiến triển trong một thời gian dài trước khi có biểu hiện ra ngoài.

Tùy thuộc vào loại hạt bụi mà người lao động hít phải trong môi trường làm việc mà bệnh bụi phổi được chia thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm một số dạng chính như sau:

Bệnh bụi phổi silic: Đây là căn bệnh nghề nghiệp đã có từ lâu. Người lao động hít phải các hạt bụi chứa tinh thể silic tự do. Hạt bụi này tương đối nhẹ, lơ lửng trong không khí và không nhìn thấy được bằng mắt thường. Bệnh thường gặp những người làm việc với đá ( thợ nổ đá, nghiền đá, mài đá..), cát ( thổi thủy tinh…), sa thạch, đá phiến, một số loại quặng hoặc bê tông. Bệnh cũng gặp phải ở những người vận chuyển hoặc nổ đá và cát như thợ mỏ, thợ xay silica, thợ xây đường hầm, những người làm đồ gốm hoặc thủy tinh, …

Bệnh bụi phổi ở thợ mỏ than: Do hít phải bụi than từ than carbon cao (than đá, than mỡ) hoặc muội than. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người khai thác, chế biến và vận chuyển than trong nhiều năm ( thường > 20 năm) màcó thiết bị bảo hộ không đảm bảo.

Bệnh bụi phổi amiăng: Amiăng là tên chung của một họ khoáng chất dạng sợi, có trong các vật liệu xây dựng cách nhiệt, gạch lát sàn và trần nhà, vật liệu chống cháy, lót phanh ôtô … Bệnh thường gặp ở những người lao động trong các công ty đóng tàu, công nhân phá dỡ, thợ mỏ, thợ cơ khí ôtô làm việc với phanh,… Bệnh tiến triển âm thầm trong vòng 20 năm hoặc lâu hơn trước khi có biểu hiện bệnh lý.

Bệnh bụi bông: Thường xảy ra ở những người lao động có tiếp xúc khoảng 10 năm với bông thô chưa qua chế biến, đặc biệt ở những người tiếp xúc với kiện hàng mở hoặc làm việc trong bông quay hoặc trong buồng chải.

Biểu hiện của bệnh bụi phổi

Do bệnh tiến triển trong một thời gian dài nên các triệu chứng thường xuất hiện từ từ, mức độ tăng dần và trở lên rầm rộ khi có các biến chứng. Các biểu hiện bao gồm:

Ho: Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho kéo dài và có thể khạc ra đờm màu đen hoặc màu vàng, xanh nếu có nhiễm trùng hô hấp đi kèm.

Khó thở: Cảm giác khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi tập thể dục, mức độ khó thở tăng dần. Tức ngực, cảm giác đau nhói ở ngực hoặc khó chịu, nặng tức ngực.

Ở giai đoạn muộn, khi có các biến chứng của bệnh xảy ra như ung thư phổi, suy tim, suy hô hấp… thì người bệnh có khó thở nhiều, tăng lên khi đi lại hoặc làm việc, tím môi và móng tay, hoặc phù 2 chân, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh, da xanh xao …

Chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi

Việc chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu thường rất khó khăn do hình ảnh tổn thương không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dựa vào thông tin tiền sử mắc bệnh, môi trường làm việc, thời gian làm việc, các bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm phù hợp như chụp Xquang phổi hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, xét nghiệm khí máu…

Việc điều trị bệnh thường rất phức tạp, tốn kém chủ yếu là hỗ trợ hô hấp, rửa phổi và dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Tiên lượng của bệnh

Tiên lượng bệnh bụi phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc và người bệnh có hút thuốc lá hay không. Điển hình như bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi, thường có xu hướng tiến triển nặng dần lên mặc dù đã được điều trị và không còn tiếp xúc với bụi silic.

Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau đớn, khó thở, mất khả năng lao động và cuối cùng dẫn đến tử vong Trong trường hợp người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi silic cao thì thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc khởi phát bệnh sẽ ngắn hơn, có trường hợp ghi nhận chỉ sau 3 tháng tiếp xúc.

Hoặc những người mắc bệnh bụi phổi do amiăng có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư biểu mô ác tính. Do nam giới thường đảm nhiệm các công việc liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và có thói quen hút thuốc nên các trường hợp tử vong do bệnh bụi phổi thường gặp hơn ở nam giới.

Phòng ngừa biến chứng bụi phổi bằng cách nào?

Để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh bụi phổi, người lao động cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với bụi khoáng tại nơi làm việc bằng cách: Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang hoặc đeo mặt nạ phòng độc vừa khít, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; mặc quần áo bảo hộ đạt tiêu chuẩn, đeo kính mắt…

- Rửa sạch mặt và tay chân, quần áo sau khi tan làm. Không ăn uống ở trong hoặc gần khu vực làm việc. Rửa tay và mặt trước khi ăn.

- Bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Do hút thuốc làm trầm trọng thêm tác hại của bệnh và tăng thêm nguy cơ bị ung thư phổi. Tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ phổi.

- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý của phổi, người bệnh cần sớm nhập viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.

BS Phạm Thị Hằng

 

Nguồn tin: https://baomoi.com/bui-phoi-khien-nhieu-cong-nhan-tu-vong-o-nghe-an-can-benh-nghe-nghiep-de-lai-nhieu-di-chung-nang-ne-cho-nguoi-lao-dong-c47805828.epi

Thứ tư, 13 Tháng 12 2023 09:52

Mua thuốc ngoài viện

Mua thuốc ngoài viện

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân

Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Mấy hôm nay bệnh viện tôi xôn xao vì cái tin sắp tới BHYT sẽ trả tiền các đơn thuốc mua ngoài. Bệnh nhân mừng rỡ, hy vọng. Bác sĩ thì bối rối lo âu vì lường trước biết bao rắc rối đang chờ đợi mình.

Dù mừng hay lo, chúng tôi đều thấp thỏm rằng câu chuyện này rồi sẽ thoảng qua, như chút nắng ấm trong ngày đông thôi. Nhưng lần này Bộ Y tế làm thật. Bộ vừa ra dự thảo thông tư về việc BHYT thanh toán tiền thuốc và vật tư mà bệnh nhân mua ngoài. Khi vấn đề đã được đưa thành văn bản pháp luật thì cần nói cho hết nhẽ. Vì nếu dự thảo thông qua mà không thực hiện được thì tình hình y tế có thể càng rối hơn.

Trước hết, phải nói ngay rằng việc bệnh nhân phải mua thuốc ngoài là chuyện thường ngày, đã có từ lâu, vì thế mới có cái "Nhà thuốc bệnh viện". Bệnh viện nhỏ thì một nhà thuốc, bệnh viện lớn có đến vài nhà thuốc mới đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.

Lần lại lịch sử y tế, thời bao cấp bệnh nhân không phải mua thuốc ngoài. Khi đó mọi nhu cầu khám chữa bệnh đều được bao cấp. Bệnh viện rất khó khăn, nhưng có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, bác sĩ và bệnh nhân đều hiểu và chấp nhận giật gấu vá vai. Vả lại khi đó thuốc ngoài cũng không có mà mua.

Từ những năm 1990, khi đất nước dần từ bỏ mô hình bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường, cách thanh toán trong ngành y cũng thay đổi. Hoạt động bệnh viện được chi trả từ ba nguồn riêng biệt. Một là từ ngân sách nhà nước, bao cấp cho mua sắm cơ sở vật chất lớn, xây dựng, điện nước, trả lương nhân viên y tế. Nguồn thứ hai từ bảo hiểm y tế, chi trả cho thuốc men, vật tư tiêu hao, xét nghiệm... hàng ngày. Nguồn thứ ba là từ chi trả trực tiếp của người bệnh, cho các dịch vụ hoặc thuốc ngoài. Theo nhiều thống kê đã công bố, nguồn chi trả trực tiếp từ người bệnh chiếm 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.

Kế hoạch năm của BHYT là khoảng 110 nghìn tỷ đồng. Ngân sách Nhà nước bỏ ra một khoảng tương đương. Tức tổng cộng xấp xỉ 10 tỷ USD/năm. Người dân chi trả trực tiếp 5-6 tỷ USD. Như vậy tổng ngân sách y tế Việt Nam một năm khoảng 15 tỷ USD. Cho 100 triệu dân. Tính ra chi phí y tế bình quân đầu người một năm có 150 USD. Để so sánh, con số này ở Mỹ, cao nhất thế giới, là gần 11.000 USD, Nhật (4.690 USD), Hàn Quốc (3.400 USD), Trung Quốc (810), Indonesia (337 USD), Ấn Độ (257 USD), theo số liệu của WHO năm 2019.

150 USD, dễ thấy ngay, là không đủ cho nhu cầu y tế của người dân. Nhưng chúng ta ít khi nói rành mạch về vấn đề này. Nhiều người dân vẫn hiểu lơ mơ rằng tôi đã mua BHYT là tôi được thanh toán hết các chi phí khám chữa bệnh. Nếu tôi còn phải chi thêm tiền ngoài thì là do ngành y làm ăn tiêu cực. Bao nhiêu năm nay ngành y vẫn phải mang điều tiếng như vậy.

Vì nguồn tài chính không đủ, BHYT chỉ đáp ứng những chi phí cơ bản nhất, hướng tới số đông. Thuốc và vật tư y tế cũng vậy, luôn phải chọn những gì rẻ nhất. Tôi thật sự thông cảm và thấu hiểu cho những người đang được giao một việc rất khó khăn, là với nguồn tài chính ít ỏi, làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho 100 triệu dân.

Lý thuyết và thực tiễn vênh nhau mới sinh ra thuốc ngoài, thuốc trong; khiến người thầy thuốc trực tiếp chữa bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Ví dụ đơn giản: bệnh nhân sốt, cho uống viên paracetamol trong BHYT mãi chưa hạ sốt, vì thuốc viên nén cần có thời gian tan ra mới ngấm; còn cho uống viên sủi paracetamol nhập ngoại, thả vào nước tan ra thơm mát thì hạ nhiệt ngay. Nhưng giá của hai viên thuốc này chênh nhau khoảng 10 lần. Là bác sĩ ai chẳng muốn cho người bệnh uống thuốc tốt nhất, mau ra viện. Nhưng chi phí chênh lệch, ai sẽ bù cho?

Tôi vừa trình bày lý do lớn nhất của việc mua thuốc ngoài. Nếu không nắm được lý do chính này để ra chính sách, sẽ gây ra những hiểu lầm rất lớn. Tuy Bộ Y tế đã rất thận trọng, dự thảo thông tư nói rõ những thuốc trong phạm vi thanh toán của BHYT mà để người bệnh tự mua thì BHYT sẽ phải thanh toán lại cho người bệnh. Tức là trong ví dụ trên của tôi, để hạ sốt thì BHYT có viên nén paracetamol, nếu thuốc này trong bệnh viện hết, người bệnh phải tự ra ngoài mua, thì BHYT sẽ thanh toán đúng giá viên nén paracetamol; còn những ai muốn dùng viên sủi ngoại nhập thì BHYT không thanh toán. Nhưng người bệnh không phải ai cũng hiểu cặn kẽ như vậy. Họ chỉ nghe vắn tắt là mua thuốc ngoài cũng được thanh toán, ai không chịu thanh toán là đang gây khó dễ cho. Nhận thức này nếu không được truyền thông đầy đủ sẽ có thể gây ra mâu thuẫn không đáng có giữa người bệnh và nhân viên y tế, tạo ra hiểu nhầm giữa người dân và ngành y.

Nếu thông tư chỉ nhằm thúc ép các bệnh viện mua sắm đủ thuốc men và vật tư y tế trong kế hoạch, không để người bệnh phải tự đi mua, thì thật sự không đáng. Các tháo gỡ của chính phủ cho BYT về đấu thầu đã tháo bỏ hầu hết trở ngại do chủ quan. Phần lớn bệnh viện hiện nay đã có đủ thuốc trong BHYT cho người bệnh. Số lượng thuốc và vật tư trong BHYT mà người bệnh phải tự mua còn rất ít. Tôi quan sát thấy số lượng người bệnh quay lại viện công tăng rõ rệt so với cao điểm khủng hoảng do đấu thầu cách đây một năm.

Công việc cần làm tiếp của BYT là khẩn trương xây dựng quy chế đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Làm sao tất cả thuốc và vật tư y tế của cả nước được đấu thầu cấp quốc gia, các bệnh viện chỉ căn cứ vào giá đó để lên kế hoạch mua sắm. Như vậy ngành y sẽ mua được thuốc và vật tư với giá tốt nhất, tiết kiệm được một số tiền lớn nếu xét ở quy mô quốc gia. Các bệnh viện cũng sẽ tiết kiệm được số nhân lực lớn trong tổ chức đấu thầu mua sắm. Việc này cũng giúp ngăn được một trong những nguyên nhân gây tham nhũng trong bệnh viện.

Sau cùng, nếu Bộ Y tế muốn trả lại tiền thuốc BHYT cho bệnh nhân mua thuốc ngoài, thì về cách thực hiện, phải làm sao đừng đẩy cái khó khăn khi thanh toán cho người bệnh. Các nguyên tắc tài chính đều cần sự chặt chẽ. Thuốc nào được BHYT chi trả, thuốc nào không. Giấy tờ nào giúp chứng minh nằm viện, giấy nào chứng minh thuốc được mua đúng bệnh... những thủ tục này, nếu không được làm cho đơn giản, rành mạch, sẽ khiến nhiều người bỏ cuộc, không dám đi lấy lại tiền. Rút cuộc, ý định tốt đẹp của người thiết kế thông tư có thể không đến được với người bệnh.

Vì thế theo tôi, nếu vẫn quyết thực hiện trả lại tiền cho người bệnh đã mua ngoài, thì đó phải là việc của bác sĩ với BHYT. Chính bác sĩ là người rõ nhất bệnh nhân cần thuốc nào, thuốc đó có trong BHYT hay không. Nếu bác sĩ biết thuốc đó có trong BHYT mà bệnh viện hiện tại không có, họ sẽ kê đơn cho bệnh nhân đi mua ngoài, và bản sao đơn thuốc cùng hóa đơn từ nhà thuốc bệnh viện sẽ được chuyển cho BHYT thanh toán, người bệnh không phải bận tâm. Nhưng bệnh viện và BHYT sẽ không thích điều này, vì họ phải thêm việc.

Đó đều là những phiền toái mà nhà làm chính sách cần nghĩ tới trước khi ra quyết định.

Quan Thế Dân

Nguồn tin: https://vnexpress.net/mua-thuoc-ngoai-vien-4688043.html

Lấy người bệnh làm trung tâm trong thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện

12-12-2023 10:41 AM | Y tế

SKĐS - TS.BS Dương Huy Lương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, cho biết sau 10 năm áp dụng 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, diện mạo của nhiều bệnh viện thay đổi với mục tiêu an toàn cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản với sự tham gia của mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện miền Bắc gồm các trưởng phòng hoặc chuyên trách công tác quản lý chất lượng bệnh viện ở các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố, bệnh viện tư nhân và bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng và các bộ ngành khác khu vực miền Bắc…

Lấy người bệnh làm trung tâm trong thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện- Ảnh 1.

TS.BS Dương Huy Lương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, cho biết sau 10 năm áp dụng 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, diện mạo của nhiều bệnh viện thay đổi.

Chủ trì hội thảo, TS.BS Dương Huy Lương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, cho biết sau 10 năm áp dụng 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, diện mạo của nhiều bệnh viện thay đổi, được Chính phủ, nhân dân công nhận, ủng hộ; thể hiện bằng việc Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 thông qua ngày 09/01/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 tại các Điều 49, Điều 57, Điều 58 quy định về việc xây dựng Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện, hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng.

Báo cáo "Định hướng, đánh giá, công nhận chất lượng khám chữa bệnh", ThS. Đào Nguyên Minh – Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng và Chỉ đạo tuyến – Cục Quản lý khám chữa bệnh nhấn mạnh lộ trình để xây dựng Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện, triển khai Luật khám chữa bệnh dự kiến theo hướng: Tiếp tục áp dụng đánh giá theo Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (83 tiêu chí) đến khi Bộ Y tế ban hành Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện để thay thế; Ban hành Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào quý I năm 2024; Ban hành Tiêu chuẩn chất lượng nâng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào quý I năm 2025; Ban hành Tiêu chuẩn chất lượng đối với các chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật từ năm 2024. 

Để đáp ứng lộ trình trên, Bộ Y tế tổ chức các hội thảo thu nhận ý kiến đóng góp của các thành viên mạng lưới quản lý chất lượng để triển khai và áp dụng cho bệnh viện trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn, an toàn cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, tiến tới tiêu chuẩn quốc tế.

 
Lấy người bệnh làm trung tâm trong thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện- Ảnh 2.

TS.BS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định: tại Bệnh viện E dần chuyển mình thay đổi, từ những điều nhỏ nhất khi thực hiện hoạt động quản lý chất lượng, đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí.

Tham luận tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, đã từ nhiều năm nay Bệnh viện E nhận thấy hoạt động quản lý chất lượng, đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí là rất cần thiết, giúp bệnh viện hạn chế phòng ngừa sự cố; việc xác định lấy người bệnh làm trung tâm giúp bệnh viện phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh, dần đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Việc triển khai 83 tiêu chí ảnh hưởng tích cực và sâu rộng đến hoạt động của các bệnh viện cũng như đến toàn thể cán bộ viên chức, người lao động của các bệnh viện. Đơn cử như tại Bệnh viện E dần chuyển mình thay đổi, từ những điều nhỏ nhất như nhà vệ sinh không mùi, đến lối đi có vạch kẻ hướng dẫn, mái che hành lang nối các tòa nhà… đến những cải tiến sâu hơn về hoạt động chuyên môn kỹ thuật, triển khai những biện pháp như giảm tải bệnh viện, tăng cường khám chữa bệnh từ xa…

TS.BS Nguyễn Công Hựu mong muốn, Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản được xây dựng và áp dụng vào thực tiễn sẽ giúp hệ thống các bệnh viện đạt tiêu chuẩn của quốc gia và hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, hướng tới mục tiêu các bệnh viện Việt Nam vươn tầm đón người bệnh trên thế giới đến khám chữa bệnh tại Việt Nam…

Lấy người bệnh làm trung tâm trong thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện- Ảnh 3.

Quang cảnh hội nghị.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đơn vị đầu mối, thông qua phương án xây dựng Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh như sau: căn cứ, kế thừa nội dung 83 tiêu chí đang áp dụng, dự thảo chia thành 2 bộ: Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản và Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện nâng cao.

Theo đó, Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản sẽ được dự thảo dựa trên nội dung các tiêu chí từ mức 1 đến mức 3. Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện nâng cao sẽ được dự thảo nội dung các tiêu chí từ mức 4 (tiệm cận với bệnh viện quốc tế trong khu vực châu Á) và các tiêu chí mức 5 (tiệm cận với bệnh viện quốc tế trên thế giới).

Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhấn mạnh, tất cả các bệnh viện trên toàn quốc sẽ phải bắt buộc hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản để được duy trì hoạt động. Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ công bố danh sách công khai các bệnh viện đạt tiêu chuẩn cơ bản để người dân có quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc gia trở lên.

Thái Bình