Đoàn thanh niên

THÁNG 3/2022 – THÁNG THANH NIÊN

Bám sát ý kiến chỉ đạo của Đoàn Thanh niên TKV về triển khai các hoạt động thiết thực ý nghĩa trong Tháng thanh niên. Đoàn Thanh niên chi Đoàn Bệnh viện Than Khoáng sản triển khai ra quân Tháng thanh niên nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của Đoàn viên, Thanh niên Bệnh viện trong việc xây dựng Bệnh viện xanh sạch đẹp.

Tham dự và trực tiếp chỉ đạo thực hiện có đồng chí Đồng chí Trần Quang Lương – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Bệnh viện Than Khoáng sản, với mong muốn mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên trong bệnh viện phát huy cao tinh thần xung kích tình nguyệntích cực, sáng tạo thi đua lập thành tích để thực hiện thành công Tháng Thanh niên năm 2022.

(Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện tham gia dọn vệ sinh cùng các đồng chí đoàn viên thanh niên)

Tại buổi vệ sinh, đoàn viên Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Than – Khoáng sản chung tay cùng bệnh nhân nội trú tham gia tổng vệ sinh cơ quan, dọn sạch cỏ và thu gom rác thải khu vực khuôn viên Bệnh viện mang lại không gian thoáng đãng, xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện môi trường thuận lợi thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh viện.

(Đoàn viên- thanh niên- bệnh nhân nội trú Bệnh viện Than -Khoáng sản chung tay ra quân)

Khuôn viên sau khi được cắt tỉa-dọn dẹp

Đợt ra quân này là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động Tháng thanh niên – Tháng 3 năm 2022 chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời tuyên truyền tới các cán bộ, người lao động trong đơn vị tích cực nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và môi trường nơi làm việc nói riêng, đẩy lùi dịch bệnh để Bệnh viện ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp hơn.

Tin bài: Hương Lan

Triển khai tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19

Về việc tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 được triển khai đối với các nhóm đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Xem bài chi tiết tại link sau:
  

Phong tỏa vô tội vạ

Nguyễn Lân Hiếu

Bác sĩ

Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly trong cộng đồng.

Nhưng cho đến lúc này, việc khoanh vùng phong tỏa, cách ly vô tội vạ những khu vực dân cư chỉ vì có một hay vài ca F0 đã không còn hợp lý. Chúng ta đã chứng kiến sự khốn cùng của người dân khi bị phong tỏa cứng nhiều ngày để tin rằng, phương thức chống dịch đó hoàn toàn không nên lặp lại.

Cuối tháng tư năm nay, tôi đã là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ rằng cần nhanh chóng giãn cách xã hội cách triệt để, hướng tới mục tiêu "Zero Covid" ở nước ta. Nhưng khi virus đã tấn công hàng trăm nghìn dân ở Sài Gòn, Bình Dương, tôi nhận ra, việc mong quét sạch Covid khỏi Việt Nam là điều không thể.

Ở một số tỉnh, thành còn nhiều ca nhiễm, ta đều biết không thể tách hoàn toàn F0 khỏi cộng đồng. Để giảm thiểu sự tổn thất cho dân chúng, việc quản lý lây nhiễm nên thực hiện tính toán theo từng đơn vị nhỏ nhất có thể như một ngõ hẻm, một khu phố, thôn, tổ dân phố và cụm dân cư.

Cách tiếp cận mới là: thay vì cách ly cả một phường, chính quyền chỉ lựa chọn số người, số hộ nhất định cần phong tỏa, cách ly khi có ca nhiễm. Việc xác định phạm vi này hãy để cho các nhà dịch tễ học quyết định, dựa vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Dù việc triển khai các khu cách ly tập trung là chiến lược được nhiều nước và Việt Nam lựa chọn khi mới bị Covid xâm nhập, nó cũng đã hỗ trợ chúng ta đi qua ba mùa Covid tương đối bình an.

Nhưng hôm nay, sống cùng virus tức là chúng ta thống nhất được với nhau rằng, việc bóc toàn bộ F0 đưa vào khu cách ly tập trung không còn phù hợp. Không có cơ sở cách ly nào có thể chứa nổi, không có bộ máy nào vừa lo sinh hoạt vừa chăm sóc y tế chu đáo cho những khu tập trung hàng ngàn người.

Đám cháy bởi biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn cháy rừng, vỡ đê rất nhiều lần. Thay đổi cách khoanh vùng phong tỏa, cách ly và quản lý di chuyển của dân chúng chính là chìa khóa thay đổi cách phòng, chống dịch. Làm được điều này, chúng ta mới có thể sống chung với Covid-19 một cách yên ổn mà tôi cho rằng trách nhiệm thay đổi đầu tiên ở các lãnh đạo địa phương.

Covid không có hộ khẩu nên nó chẳng biết ranh giới giữa các phường, quận, các tỉnh, thành mà tránh ra. Hai vùng tiếp giáp với nhau mà chính quyền địa phương vẫn còn chọn cách tiếp cận khác nhau chính là mồi ngon cho virus nhân rộng. Tâm lý cục bộ, chỉ lo bảo vệ "vùng xanh thành tích" của mình vô tình khiến những người có trách nhiệm làm ngơ những dấu hiệu nguy cơ của xã, phường, huyện, tỉnh lân cận. Với biến thể Delta, tư duy cục bộ theo "địa giới của tôi" không thể ứng phó nổi.

Tỉnh Bình Dương tuần này bắt đầu mở cửa trở lại theo nguyên tắc "xuống thang" như thông lệ quốc tế hay gọi. "Lên thang" thế nào sẽ xuống như vậy, không quá vội vã nhảy liền 2-3 bậc, nhưng cũng không dừng mãi trên một nấc. Nghĩa là nới lỏng giãn cách từ từ với các hoạt động cụ thể, tiêu chí cụ thể, bám sát khoa học và thực tiễn.

Những vùng xanh - nơi tỷ lệ phát hiện ca dương tính cộng đồng giảm liên tiếp, không phát hiện ổ dịch mới, số ca nhập viện giảm rõ rệt, các bệnh viện tầng một và hai vận hành an toàn, còn đủ số giường để tiếp nhận các bệnh nhân trở nặng. Tại đây, dân chúng sẽ được mở dần các hoạt động mà Chỉ thị 16+ không cho phép. Cứ sau ba ngày, các số liệu thống kê được tổng kết lại để xem xét nới lỏng tuần tiếp theo. Trước đây cấm các hoạt động thế nào, nay mở ra dần dần như vậy. Tôi nghĩ lộ trình này cũng nên áp dụng rộng rãi với mọi địa phương.

Giai đoạn đầu, chính quyền có thể cho những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc một mũi nhưng đã đủ thời gian vaccine phát huy tác dụng, F0 đã khỏi, người không có yếu tố nguy cơ tăng nặng đi làm trở lại. Thực tế, chưa có bệnh nhân nào được tiêm đủ hai mũi vaccine phải nhập ICU của chúng tôi.

Bình thường mới có nghĩa là không bao giờ trở lại như cũ, nhưng ta đều sẽ được trở lại sinh hoạt, học hành và làm việc với điều kiện nghiêm túc thực hiện 5K.

Với các biến thể khác nhau, tốc độ lây lan cũng như mức nhiễm cộng đồng hiện nay, việc chấp nhận virus như một phần của cuộc sống đã hiện hữu. Chỉ có ổn định ba tầng điều trị, tăng cường "phủ" vaccine, chúng ta mới có thể mở giãn cách dần dần. Và vì vậy, chiến lược điều trị Covid của Việt Nam cũng cần bài bản lại.

Tôi đề nghị Chính phủ coi Covid là một chuyên ngành y khoa mới như những chuyên ngành khác. Trong quá khứ, câu "chửa cửa mả" chỉ việc mang thai và sinh nở tự nhiên khiến tỷ lệ tử vong rất cao, nhờ chuyên ngành phụ sản phát triển, tỷ lệ tử vong sinh sản còn rất thấp. Trước đây, chúng ta chỉ có khoa Nội, khoa Ngoại, nhưng bây giờ, những chuyên ngành lẻ như tim mạch, thần kinh, hô hấp... rất phát triển. Các bệnh lý được điều trị theo chuyên khoa sâu với việc hiểu rõ bệnh sinh, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, diễn biến, biến chứng, thuốc, vaccine giúp sức khỏe cộng đồng được cải thiện.

Chuyên ngành Covid cũng cần xây dựng như vậy để Việt Nam có thể chung sống với virus đặc biệt nguy hiểm này. Chúng ta đã có đủ điều kiện để thực hiện, chỉ cần tập hợp lại thành một hệ thống hoàn chỉnh, có thể do các bác sĩ truyền nhiễm làm nòng cốt.

Nhiều tài liệu về những khía cạnh khác nhau của Covid đã được viết ra bằng tiếng Việt đã cho thấy thế mạnh của chuyên sâu. Bản thân nhóm chúng tôi cũng đang tập hợp các chuyên gia đa lĩnh vực để ra đời sớm nhất một cuốn sách tham khảo về Covid-19. Cần thêm cơ chế rõ ràng từ Bộ Y tế, hướng đi này sẽ thành công.

Khi đó, những hàng rào sắt, những barrie lạnh lùng vô cảm sẽ được thay bằng những hàng rào thu hẹp tối thiểu vùng phong tỏa có F0, hàng rào y tế là các bệnh viện phân tầng linh hoạt sẵn sàng ứng phó với virus lâu dài.

Khoa học là chìa khoá để loài người tồn tại đến hôm nay. Vì thế, cuộc sống có tiệm cận bình thường nhất hay không, ta phải tin và hành động theo khoa học.

Nguyễn Lân Hiếu

 Nguồn tin: https://vnexpress.net/phong-toa-vo-toi-va-4358378.html

Nỗ lực đảm bảo “Bệnh viện an toàn”trong phòng chống dịch COVID-19

 

Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp.

Hàng ngày, số ca dương tính với Sars-CoV2 vẫn không ngừng tăng lên, do đó chúng ta không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tại Bệnh viện Than – Khoáng sản, hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được duy trì, thường xuyên được kiểm tra giám sát theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành về “Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”.

Để đảm bảo tiêu chí “Bệnh viện An toàn” - Bệnh viện tiếp tục củng cố các hoạt động phân luồng, khám sàng lọc nhằm phát hiện, cách ly sớm với người nghi nhiễm/nhiễm Covid-19.

Ngay từ cổng vào, Bệnh viện đã bố trí khu khám sàng lọc Covid-19 riêng kèm theo đó là hệ thống khép kín từ khám bệnh, thực hiện xét nghiệm, siêu âm, chụp X quang chẩn đoán dành cho những trường hợp người bệnh, người nhà người bệnh có yếu tố dịch tễ hoặc triệu chứng hô hấp.

Bệnh viện tiếp tục duy trì khu cách ly, điều trị Covid-19 hoàn toàn riêng biệt với các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác trong bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân dân khi đến Bệnh viện.

Tại những nơi đón tiếp người bệnh như khoa Khám bệnh, Cấp cứu, Sảnh Bệnh viện: 100% người bệnh và người nhà phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khai báo y tế và sát khuẩn tay trước khi vào khoa khám, chữa bệnh.

 

(Đảm bảo khám bệnh an toàn)

Tại các khoa nội trú của bệnh viện, vẫn duy trì việc hạn chế người nhà ở lại chăm sóc người bệnh, không đón khách vào thăm người bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện lập kế hoạch, bố trí nhân lực phù hợp để chăm sóc người bệnh tại các khoa, tuân thủ giãn cách giường bệnh nội trú theo quy định.

Với người bệnh điều trị ngoại trú: Bệnh viện áp dụng các hình thức khác nhau để thực hiện tốt nhất quy định giãn cách như hẹn khám theo giờ, đặt lịch hẹn khám qua điện thoại, triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa.

Đối với các hoạt động chuyên môn trong Bệnh viện thực hiện lắp đặt thiết bị thiết lập điểm cầu hội chẩn phục vụ hội chẩn trực tuyến các ca bệnh nặng thực hiện trực tuyến qua các ứng dụng như Zalo, Zoom...

Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được giám sát thường xuyên, nhân viên y tế được tập huấn khử khuẩn môi trường, giám sát lây nhiễm chéo.... Tăng cường các hoạt động vệ sinh bề mặt, vệ sinh tay…

 

 

 

(Phun khử khuẩn ngoại cảnh và trong nhà, đảm bảo an toàn phòng dịch)

 

(Hướng dẫn người bệnh thực hiện sát khuẩn tay khi đến bệnh viện khám bệnh)

Kết quả khảo sát hài lòng người bệnh cho thấy người bệnh rất hài lòng và đồng tình chung tay với Bệnh viện phòng chống dịch bệnh.

Hiện Bệnh viện vẫn tiếp tục duy trì thực hiện hướng dẫn “5K” của Bộ Y tế, rất mong nhận được sự chung tay của người dân để Bệnh viện có thể duy trì một môi trường thực sự an toàn cho người dân yên tâm khi đến khám, chữa bệnh.

                                                             Tin bài và ảnh: Bác sỹ Hải Anh

Bệnh viện Than - Khoáng sản tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ đoàn nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2021.

 Chiều ngày 26/3/2021, Bệnh viện Than – Khoáng sản đã tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ đoàn nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021).

Đồng chí Trần Quang Lương - Bí thư đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện chủ trì buổi gặp mặt.

 

(Đồng chí Trần Quang Lương - Bí thư đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện chủ trì buổi gặp mặt )

Buổi gặp mặt nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, cũng là dịp để tôn vinh các thế hệ cán bộ Đoàn, nhằm lan tỏa giá trị của Đoàn Thanh niên cho thế hệ trẻ sau này; đồng thời, là một diễn đàn để mỗi cán bộ Đoàn Thanh niên Bệnh viện Than – Khoáng sản chia sẻ những kỷ niệm, những bài học sâu sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên thời gian qua; là nơi để gửi gắm những suy nghĩ, chia sẻ những cách làm sáng tạo, những mô hình tốt nhằm đổi mới công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Thanh niên Bệnh viện trong thời gian tới, để Đoàn Thanh niên thực sự là lực lượng xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng ủy, lãnh đạo Bệnh viện.

Thay mặt lãnh đạo Bệnh viện, Đồng chí Trần Quang Lương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Đoàn thanh niên Bệnh viện đã đạt được trong thời gian qua, đồng chí cũng mong muốn các đoàn viên thanh niên cần tiếp tục phát huy sức trẻ của mình, cống hiến hơn nữa vì sự phát triển và đi lên của Bệnh viện Than – Khoáng sản. Việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thanh niên được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bền vững của Bệnh viện.

Cũng trong buổi gặp mặt này, Đồng chí Trần Quang Lương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã trao tặng giấy khen cho Bác sỹ Nguyễn Thanh Huyền – đoàn viên thanh niên đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “ Tham gia hiến máu tình nguyện – Vì sức khỏe cộng đồng ”.

Qua buổi gặp mặt, Đồng chí Trần Quang Lương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện mong muốn các thế hệ cán bộ Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dù ở cương vị nào cũng tiên phong, dám đổi mới, sáng tạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”.

Một số hình ảnh:

 

(Đồng chí Giám đốc Bệnh viện khen tặng bác sỹ Nguyễn Thanh Huyền.)

 

(Ban lãnh đạo Bệnh viện khen tặng bác sỹ Nguyễn Thanh Huyền)

 

             Tin bài và ảnh: Bác sỹ Hải Anh

BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN THỰC HIỆN TẾT TRỒNG CÂY

Hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu 2021, Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Than – Khoáng sản nhấn mạnh, Tết trồng cây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên đối với công tác môi trường, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

Trong những ngày đầu xuân Tân Sửu 2021; CBCNV Bệnh viện đã thực hiện trồng cây thuốc nam tại “ Khu vườn cây thuốc nam ” do Khoa Nội – Nhi – Đông Y – Phục hồi chức năng đảm nhận chăm sóc.

 

(Đồng chí Giám đốc Bệnh viện tham gia Tết trồng cây Xuân 2021)

Cách đây hơn 60 năm, ngày 28-11-1959, vi tm nhìn chiến lược, Ch tch H Chí Minh đã viết bài đăng trên Báo Nhân Dân vi nhan đề "Tết trng cây", phân tích ý nghĩa to ln và li ích thiết thc ca vic trng cây, gây rng. Trong bi cnh hin nay, tình hình biến đổi khí hu din biến phc tp, tác động tiêu cc đến s phát trin kinh tế - xã hi đất nước, mt ln na khng định ý nghĩa to ln ca vic trng cây, mt hình thc Tết mang ni dung, ý nghĩa đặc bit sâu sc, lâu dài, toàn din, phc v cuc sng no m, hnh phúc ca nhân dân và s phát trin ca đất nước. Hơn 60 năm qua, li phát động Tết trng cây ca Ch tch H Chí Minh vn còn nguyên giá trđi vào nếp sng thường nht ca nhân dân, tr thành mt phong trào qun chúng sâu rng, mt nét đẹp trong văn hóa truyn thng Vit Nam. Tết trng cây theo tư tưởng ca Người s mãi mãi là động lc to ln, c vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hăng hái, nhit tình, ra sc trng cây, trng rng.

Nh li Bác dy, cán b công nhân viên Bnh vin Than - Khoáng sn đã luôn gi vng và phát huy nét đẹp y tr thành mt truyn thng, để Tết trng cây thc s là ngày hi ca Bnh vin, ca các khoa phòng , để Bnh vin ngày càng Xanh - Sch - Đẹp hơn.

Một số hình ảnh Tết trồng cây Xuân 2021:

 

 

 

 

 

                                                                                   Tin bài và ảnh : Bác sỹ Hải Anh

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và hướng tới kỉ niệm 89 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2020); bằng sức trẻ và lòng nhiệt huyết của mình, các đoàn viên thanh niên của Bệnhviện Than – Khoáng sản luôn nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện trong mọi hoạt động để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chămsóc sức khỏe cho nhân dân.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy bệnh viện Than – Khoáng sản, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mọi hoạt động của Bệnh viện đều hướng đến việc chủ động phòng chống dịch bệnh.

Ngay từ những ngày đầu có dịch bệnh covid-19, với quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bằng tất cả các nguồn lực. Ban Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp chỉ đạo và triển khai nhiều hoạt động, huy động toàn bộ mọi lực lượng tham gia, trong đó Đoàn Thanh niên là lực lượng nòng cốt.

Các hoạt động như: phát tờ rơi, khẩu trang miễn phí; tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nước sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách; phun thuốc sát khuẩn, khử trùng tại Bệnhviện và các đơn vị trong tập đoàn TKV; phân loại những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý về đường hô hấp ngay từ khi vào Bệnh viện nhằm ngăn ngừa sự lây lan và chủ động kiểm soát dịch bệnh đều do các đoàn viên thanh niên của Bệnh viện tình nguyện thực hiện.

Thực hiện lời Bác dặn “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, phát huy sức trẻ của thanh niên, các đoàn viên của Bệnh viện Than – Khoáng sản luôn chung sức, đồng lòng xung kích đi đầu trên mọi mặt trận, không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân, viên chức ngành than khoáng sản và cộng đồng.

Trần Thị Tâm

Một số hình ảnh về phòng chống dịch bệnh Covid-19

tại Bệnh viện Than – Khoáng sản

 

Đồng chí Trần Quang Lương – Giám đốc Bệnh viện trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các đơn vị trong TKV.

Đồng chí Lê Quang Chung – Phó giám đốc Bệnh viện chỉ đạo công tác phun thuốc sát khuẩn khử trùng tại các đơn vị trong TKV. 

Đo thân nhiệt, điền bảng hỏi, phân luồng người bệnh trước khi vào khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Than – Khoáng sản do các Đoàn viên, thanh niên thực hiện.

    Truyền thông phòng chống dịch bệnh tại Quầy đón tiếp của Bệnh viện

Luật rừng

 

Jan Rybnik Chuyên viên xuất nhập khẩu

Luật rừng

Nguyễn Công Hoan là nhà văn Việt Nam yêu thích nhất của tôi, phần vì tôi đã đọc sách của ông dịch sang tiếng Ba Lan từ khi còn nhỏ, phần vì truyện của ông nhẹ nhàng nhưng lại phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ 20 một cách sâu sắc.

Tôi nhớ có một truyện ngắn về người đàn bà nghèo, đi hầu quan, không may làm rơi một đồng tiền. Tưởng rằng đồng tiền mất đi đâu, hóa ra lại nằm dưới chân ông quan huyện và bị ông này chiếm đoạt.

Thời điểm đọc truyện ngắn đó, tôi đã không thể tưởng tượng việc tương tự lại xảy ra với chính tôi khi chuyển đến Việt Nam sinh sống. Đó là lần ở Nha Trang, tôi cùng người bạn Việt Nam đến một tiệm kim hoàn để đổi ngoại tệ sang tiền Đồng. Bạn tôi vào trong giao dịch, tôi đợi bên ngoài. Bỗng tôi nghe tiếng hét thất thanh: "Jan, Jan giúp tôi với, họ muốn cướp tiền". Tôi khẩn cấp chạy vào cửa hàng thì thấy bạn đang ngồi dưới đất, dùng tất cả sức lực ghì xuống để giành lại tiền trên tay người đàn ông chủ tiệm kim hoàn.

"Jan", bạn tôi kêu lên, "ông ta nói tôi là một kẻ lừa dối, tiền đô la này là giả và ông ta muốn tịch thu nó". Tôi đã buột miệng nguyền rủa những từ xấu xí nhất bằng tiếng Ba Lan và giật lại tiền từ tay người đàn ông kia. Ông ta có vẻ bất ngờ vì bạn tôi không chỉ đi một mình, vẫn cố đe dọa bằng giọng đầy hằn học: "Tao đang gọi cảnh sát, chúng mày sẽ không thoát được đâu". "Tôi cũng đang gọi cảnh sát đây" - bạn tôi hét lên cùng lúc bấm số điện thoại của đồn công an phường chỉ cách đó vài trăm mét.

Chưa đầy năm phút, những công an xuất hiện trước vẻ mặt đầy kinh ngạc của ông chủ tiệm kim hoàn. Và chúng tôi được giải thoát.

Không chỉ có lần đó tôi bị chiếm dụng tài sản một cách ngang nhiên và trắng trợn. Một buổi sáng trong lành ở Quảng Ngãi, trên chuyến đi dọc Việt Nam, tôi dừng chân nghỉ tại quán nước ven đường. Anh chủ quán người địa phương tươi cười, đon đả đón khách. Anh ngồi kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện ít ai biết đến ở đây. Tôi rất vui.

Có lẽ đó là một kỷ niệm đẹp nếu như tôi không phát hiện chiếc máy chụp hình compact biến mất sau khi rời quán chừng ba cây số. Tôi quay lại quán nước hỏi tìm. Thật ngạc nhiên là vẫn anh chủ quán lúc sáng nhưng vẻ mặt anh đã khác hoàn toàn, không còn chút xíu nào thiện chí. Anh hỏi tôi có bao nhiêu tiền trong ví và muốn tôi dùng tất cả số tiền đó để chuộc lại cái máy ảnh.

Tôi đã tranh luận rất căng với anh rằng tại sao đó là tài sản của mình mà tôi không được nhận lại. Dĩ nhiên sau đó, tôi sẽ cảm ơn anh bằng một số tiền tượng trưng nhưng do tôi quyết định. Anh một mực không đồng ý‎, vì cho rằng quyền sở hữu của tôi đã ở thì quá khứ - chỉ cách đó chừng nửa tiếng đồng hồ.

Tôi buộc phải chi số tiền bằng một nửa giá trị cái máy ảnh để lấy lại nó vì tiếc tư liệu chuyến đi của mình. Nếu không, tôi sẽ bị dân làng giữ lại. Không hiểu sao lúc đó khá đông dân làng đã kéo đến bao vây tôi. Và đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu hành xử của anh chủ quán nước và dân làng ở đó. Lẽ nào logic của tôi về quyền sở hữu đã sai ở vùng đất này? Hoặc giả sử tôi vẫn đúng, thì tại sao những con người kia biết sai mà vẫn làm thế với tôi?

Các bạn tôi bảo: Jan là nạn nhân của "luật rừng". Cả hai câu chuyện kể trên đều là những hành vi dựa vào thế mạnh mà mình đang có để uy hiếp và chiếm đoạt thứ thuộc về người khác, bất chấp luật pháp, lý lẽ, đạo đức. Tôi và người bạn Việt Nam đã may mắn hơn người đàn bà khốn khổ trong truyện của Nguyễn Công Hoan. Nhưng tôi tự hỏi, một thế kỷ đã trôi qua mà sao những chuyện tương tự như thời của ông nhà văn vẫn còn tồn tại.

Mặc dù có não và hơn 95% cấu trúc DNA giống với các loài linh trưởng không phải người khác, nhưng theo Socrates, những việc làm và hành vi của con người là kết quả của ý thức và thái độ đạo đức, đó chính là điều tạo nên nền tảng của nhân loại. Socrates đã thuyết phục rằng hành vi xấu là kết quả của sự thiếu hiểu biết, "không ai cố tình và có ý thức làm điều ác" cả.

Đứng trước lợi ích, con người dễ dàng quên đi sự nghiêm minh của luật pháp vì luật không có mặt ngay tức thì. Lúc này, chỉ có đạo đức mới cứu rỗi được họ.

Trong thí nghiệm Stanley Milgram, khi quyết định dừng việc dùng quyền mà mình đang có để tra tấn tàn nhẫn đối với người khác, những người tham gia thí nghiệm (chiếm 20% tổng số tham gia) đã đề cập đến lý do chính là niềm tin đạo đức của họ. Đó có thể là một quan điểm tôn giáo hay đơn giản là "mẹ tôi sẽ không chấp nhận hành động này của tôi". Khi không có đạo đức làm xương sống nâng đỡ, con người gãy đổ, trở nên thiển cận, tham lam, hung hãn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn các loài động vật khác để thỏa mãn sự thèm khát vô tận đối với vật chất và quyền lực.

Trên đường xe lớn chèn ép xe nhỏ; xe máy, xe hơi giành đường và uy hiếp người đi đường, xe đạp; các phương tiện thi nhau bấm còi inh ỏi chỉ để lấn thêm vài centimet cho mình. Đó là biểu hiện của luật rừng. Chiếm dụng vỉa hè công cộng ngay trước nhà mình cũng là luật rừng. Tự ‎động tăng giá cả hàng hóa không theo một quy định, quy tắc nào cả là luật rừng. Và còn nhiều ví dụ khác, xảy ra hàng ngày trong cuộc sống xung quanh chúng ta.

Khi nghe chuyện này, sẽ có người nói: "Thì ai cũng làm như vậy mà, phải theo thôi, biết làm sao được". Với lý lẽ đó, chúng ta đã thể hiện sự bất lực với năng lực được lựa chọn hành động mà Socrates đã từng chỉ ra: "Con người có năng lực nhận ra điều tốt và nên làm điều đó". Việc những người khác cư xử xấu không phải là một cái cớ cho hành động của chúng ta.

Có thể Việt Nam sẽ mất rất nhiều năm để xây dựng và thực hiện những chuẩn mực hành động. Điều đó đòi hỏi một chương trình giáo dục trong sáng, sâu sắc và cốt lõi, với sự tham gia của bộ máy chính quyền, gia đình và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là khen thưởng cho "hành vi tốt" hay những tiếng vỗ tay hoan hô. Hành động tử tế đã là một phần thưởng cho mỗi con người, quan trọng hơn nhiều so với lợi ích tạm thời từ những việc làm phi đạo đức.

Mới đây, khi băng qua đường ở đoạn Hai Bà Trưng và Lê Duẩn, ngay trung tâm TP HCM, tôi được một chiếc xe hơi từ tốn dừng trước vạch kẻ để nhường đường. Hành động nhỏ nhưng khiến tôi rất vui vì đó là dấu hiệu khởi đầu của sự hồi phục hình ảnh "con người Việt Nam" đẹp đẽ trong trái tim tôi.

Jan Rybnik
(Nguyên bản tiếng Việt)

Nguồn tin: vnexpress.net