Thứ sáu, 21 Tháng 7 2017 03:09

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO VIRUS

Written by
Rate this item
(0 votes)

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO VIRUS

Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não vi rút đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. 



Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...

Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.

  1. Nguyên nhân

Ở nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các virus  arbo (trong đó có virus  viêm não Nhật Bản), virus  herpes, các virus  đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai

bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ, ...

Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus, do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định virus.

Như vậy, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus  ở nước ta. Từ trước những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não virus chủ yếu là virus viêm não Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995. Nhờ kết quả phòng bệnh của chương trình triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại nước ta, số trường hợp viêm não do vi rút viêm não Nhật Bản đã giảm đáng kể, đến nay chỉ còn chiếm khoảng 10-15% tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não vi virus.

Virus gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột... và trên muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa, vừa là môi giới truyền virus sang người.

Muỗi truyền viêm não Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus. Muỗi Culex có khoảng 550 loài đã được xác định

 

( Hình ảnh muỗi Culex Tritaeniorhynchus )

Tại nước ta, viêm não virus xảy ra rải rác quanh năm, bệnh thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
        2. Phòng dịch, phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu mùa dịch Bộ Y tế đã có Công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống dịch mùa hè tại các địa phương;

Riêng đối với bệnh viêm não Nhật Bản, hiện đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên hàng tháng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm miễn phí cho trẻ 1- 5 tuổi. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, đưa phần mềm quản lý tiêm chủng vào sử dụng trên phạm vi cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm chủng không được tiêm chủng.

Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho đối tượng trẻ từ 6-15 tuổi tại 16 tỉnh, thành phố hiện đang lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản, có nguy cơ bùng phát dịch cao nhằm giảm đến mức thấp nhất số mắc và tử vong các trường hợp viêm não Nhật Bản.

Hiện  nay đang vào mùa dịch, để chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút, trong đó có Viêm não Nhật Bản,  

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

  1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng chăn nuôi gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại chồng chăn nuôi gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.
  3. Nằm màn kể cả khi ngủ ban ngày và ban đêm. Thường xuyên sử dụng các biện pháp xua muỗi diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
  4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
  5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
  6. Nếu có dấu hiệu sốt cao và kèm theo những rối loạn yhaanf kinh trung ương như: co giật; rối loạn vận động; lơ mơ…phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

                                                                              Tổng hợp tin: Bác sỹ Hải Anh

Read 10237 times Last modified on Thứ sáu, 21 Tháng 7 2017 03:16
Login to post comments