Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

Hà Nội phân luồng tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 theo 4 cấp độ

(HNMO) - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện việc phân luồng tiếp nhận điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay theo 4 cấp độ.
Hướng dẫn mới giám sát, cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19
 
(HNMO) - Chiều 9-8, Bộ Y tế ra mắt các infographic hướng dẫn mới về giám sát, cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 để các cơ quan, đơn vị, đối tượng liên quan thực hiện. Trong đó, có infographic hướng dẫn cách ly y tế cho người nhập cảnh đã tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo Công văn số 6288/BYT-MT ngày 4-8-2021 của Bộ Y tế và hướng dẫn giám sát, cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 theo Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30-7-2021 của Bộ Y tế.
 
 

Xem bài chi tiết tại links sau:

Nguồn tin: http://www.hanoimoi.com.vn/infographic/Suc-khoe/1008403/huong-dan-moi-giam-sat-cach-ly-y-te-phong-chong-dich-covid-19

Thành ủy Hà Nội nhất trí giãn cách xã hội thêm 15 ngày, đến 22.8

 
 
Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã thống nhất sẽ giãn cách xã hội TP.Hà Nội thêm 15 ngày, xem đây là biện pháp tốt nhất để đảm bảo phòng dịch.
 
 
Hà Nội sẽ giãn cách xã hội thêm 2 tuần, tới 22.8
Ảnh Trần Cường
Nguồn tin cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhất trí kéo dài thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố thêm 15 ngày, tức là đến ngày 22.8.
Về việc thực hiện giãn cách xã hội, UBND TP.Hà Nội sẽ có thông báo cụ thể sau.
Việc kéo dài thời gian giãn cách xã hội 15 này nữa nhằm đảm bảo phòng, chống dịch một cách tốt nhất theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng.
 
Trước đó, Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội từ 6 giờ ngày 24.7 đến 7.8, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.
Sau 2 tuần giãn cách, dù đã có một số kết quả, song số ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là phát sinh các ổ dịch mới phức tạp. 
Trong văn bản thực hiện nhiệm vụ tháng 8 và các tháng cuối năm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triển khai kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế. Có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
 

Nguồn tin: https://thanhnien.vn/thoi-su/thanh-uy-ha-noi-nhat-tri-gian-cach-xa-hoi-them-15-ngay-den-228-1425869.html

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 xuất viện - đừng test nhanh liên tục rồi... hết hồn!

05-08-2021 - 14:30 | Sức khỏe

Những lần xét nghiệm sau xuất viện chỉ là để xác định khi nào bạn thực sự an toàn với người thân và cộng đồng, không nên vì thấy còn dương tính mà băn khoăn chuyện mình có thể bệnh lại

Tiêu chuẩn xuất viện của F0 hiện nay là âm tính hoặc chỉ số CT≥30, cho thấy người đó đã rất gần mức không lây nổi nữa. Chắc chắn rằng khi xuất viện, F0 đã trải qua bệnh Covid-19 rồi và đang hồi phục, hoàn toàn không có khả năng bệnh nặng thêm.

Vì vậy, việc mua cả mớ test nhanh về rồi lo lắng ngày nào cũng test xem mình hết virus chưa, hay thỉnh thoảng test lại xem mình có tái dương tính không, là không cần thiết. Nếu muốn chủ động, mua 1-2 cái về, 7 ngày, 10 ngày hoặc 14 ngày sau test là được.

Tốc độ thải virus của mỗi người mỗi khác, người lớn tuổi lại càng lâu có kết quả âm tính hơn người trẻ nhưng nếu cơ thể vẫn khỏe mạnh, là ca không triệu chứng hoặc đã qua một cơn bệnh cỡ cảm cúm nhẹ, thì hãy hiểu việc dương tính kéo dài này hoàn toàn không liên quan đến mức độ nặng của bệnh, nó chỉ khiến nguy cơ bạn lây bệnh cho người khác kéo dài thêm, đó là lý do các F0 xuất viện sớm được yêu cầu mang khẩu trang, kính chắn giọt bắn, tự cách ly thêm ít ngày.

 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 xuất viện - đừng test nhanh liên tục rồi... hết hồn! - Ảnh 1.

 

Xếp hàng chờ lấy mẫu tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức Ảnh: HUẾ XUÂN

 Nếu nhiều tuần sau, 1-2 tháng sau bạn thử test và thấy dương tính, thì đó chỉ là "tái dương tính", đã được chứng minh là không lây vì chỉ có xác virus, cũng không thể bệnh trở lại, sau khi người ta nghiên cứu dựa trên rất nhiều ca trong và ngoài nước. Theo dõi người tái dương tính đã được bãi bỏ do không cần thiết. Vì vậy cứ quên đi. Thật ra đã âm tính, đã hòa nhập với cộng đồng sau thời gian xuất viện rồi tự cách ly đúng chuẩn thì đừng lo nữa, đừng mua test làm hoài vì không có giá trị.

Một nhà toàn F0 cùng được về, sau đó người âm tính trước, người còn dương thì cũng không có gì lo. Người dương tính chắc chắn không nặng thêm và cũng không thể lây cho người mới hết bệnh được. Cũng đừng đọc lung tung rồi sợ "Covid kéo dài" nếu bạn chỉ là ca bệnh nhẹ, chừng nào bệnh nhân nặng, thở máy hẵng lo. Cố trấn tĩnh và tự biết mình đã khỏe, bắt đầu sắp xếp lại cuộc sống bình thường là tất cả những gì bạn nên làm. 

 
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM)

Nguồn tin: https://nld.com.vn/ban-doc/suc-khoe-cho-nguoi-cach-ly-f0-xuat-vien-dung-test-nhanh-lien-tuc-roi-het-hon-2021080420263615.htm

Thứ sáu, 06 Tháng 8 2021 04:20

Vì sao F1 hết hạn cách ly vẫn dương tính?

Written by

Vì sao F1 hết hạn cách ly vẫn dương tính?

06-08-2021 - 05:42 | Sức khỏe

 

Quy định cách ly 14 ngày hiện nay là đã đủ, bởi không có chuyện ai ủ bệnh trên 14 ngày

Chuyện một xóm phải phong tỏa kéo dài vì có F1 hoặc những người không rõ là F gì, âm tính những lần xét nghiệm đầu, đến ngày thứ 15 thử lần cuối để chờ gỡ phong tỏa bỗng dương tính, không phải là do ủ bệnh lâu. Các trường hợp cách ly tập trung 14 ngày, về nhà một thời gian tự test nhanh lại hay test ở địa phương, "hết hồn" thấy dương, càng không phải do ủ bệnh lâu hay do chủng này, chủng kia nên "lạ".

Cách ly tập trung về dương tính, thì do lây chéo. Cách ly tại nhà vẫn dương tính sau 14 ngày, chỉ có 2 khả năng: do ngày test hoặc do mới lây vì cách ly không đúng.

Thông thường F1 sẽ được xét nghiệm ngày 1, 7, 15. Nếu dương tính vào ngày thứ 15, cũng vẫn có thể họ phát bệnh từ khoảng thời gian ngày thứ 8-14 nhưng chưa được xét nghiệm nên chưa biết. Có nơi xét nghiệm đến ngày 21 vẫn thấy dương tính, cũng vì lý do đó: có khi dương lâu rồi, mà chưa xét nghiệm nên chưa biết!

Vì sao F1 hết hạn cách ly vẫn dương tính? - Ảnh 1.

 

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho người dân. Ảnh: HUẾ XUÂN

Nếu xét nghiệm đúng, thường xuyên mà đến ngày 16, 17, thậm chí 21 vẫn có người dương tính, rất có thể những người cách ly tại nhà vẫn còn "giao lưu" với hàng xóm hay trốn ra khỏi khu vực phong tỏa, hay tiếp xúc không an toàn với người bên ngoài khi giao - nhận đồ...

 Khi phát hiện 1 hoặc vài F0 trong một con hẻm, việc xác định F1 có thể chỉ là tương đối: người nhà của F0 thành F1 là chắc chắn nhưng những người trong con hẻm đó liệu có ai thành F1 mà không để ý hay không khai báo không? Khi có F0 trong xóm, mọi người phải điểm lại các thành viên trong gia đình, có ai lỡ đi "tám" lòng vòng không? Đừng nghĩ đeo khẩu trang rồi cứ lại gần nhau là an toàn. Khẩu trang, kính chắn giọt bắn, khoảng cách, môi trường thoáng thì mới đủ, mà tốt nhất là "nhà cách ly với nhà".

Trong khu vực phong tỏa, mỗi người nên tự coi mình là có nguy cơ. Nếu không, bạn có thể vô tình gặp gỡ F1 "bỏ sót" nào đó, biết đâu họ đã thành F0 mà chưa xét nghiệm nên chưa biết, để rồi bạn cũng có thể thành F0.

Vì vậy, nếu xóm bạn bị phong tỏa hết đợt này đến đợt khác, hãy nhìn thẳng vào vấn đề, đừng để xóm bạn "bệnh hết thì hết bệnh", bởi điều đó sẽ đánh đổi bằng những ca bệnh nặng, thậm chí là những ca tử vong, mà người lớn tuổi, có bệnh nền sẽ gánh chịu đầu tiên.

 
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Tiêm vaccine COVID-19 có an toàn cho những người bị bệnh tim?
 
VOV.VN - Các báo cáo cho thấy vaccine COVID-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn cực kỳ quan trọng. Do đó, người có tiền sử bệnh tim nên được tiêm chủng ngừa COVID-19 bằng mọi giá.

Biến chủng COVID-19 mới ảnh hưởng đến tất cả mọi người như nhau. Tuy nhiên, nó đã trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với những người đã mắc bệnh mãn tính từ trước. Bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 và mắc bệnh nền như tim mạch đã được chứng minh là nguy hiểm theo nhiều cách khác nhau. Được biết, số người chết do ngừng tim và đột quỵ sau nhiễm COVID-19 gia tăng.

Những người bị bệnh tim mạch đã phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất trong đợt đại dịch này. Cho dù nói đến việc giải quyết các triệu chứng COVID-19 hay quản lý các biến chứng sau COVID-19, bệnh nhân tim luôn sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên về vấn đề nhiễm virus nặng và nguy cơ đột tử. Cùng với nỗi sợ hãi đó là những nghi ngại và lầm tưởng về việc tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19.

 

 

Vaccine có an toàn cho những người bị bệnh tim không?

Trong bối cảnh nguy cơ ngày càng tăng của các biến thể mới, các bệnh lây nhiễm đột phá đã làm dấy lên báo động, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Đối với người bị bệnh tim, việc tiêm phòng không chỉ an toàn mà còn cực kỳ cần thiết.

Về mức độ an toàn, vaccine COVID-19 an toàn cho tất cả các nhóm tuổi đủ điều kiện. Trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng kêu gọi mọi người phù hợp với các tiêu chí đủ điều kiện nên tiêm vaccine COVID-19. Tuyên bố có nội dung: “Là một tổ chức dựa trên khoa học cam kết công bằng y tế, chúng tôi vui mừng vì vaccine COVID-19 đã được phê duyệt để bảo vệ các cá nhân, những người thân yêu và cộng đồng của họ khỏi đại dịch. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ nên tiêm phòng càng sớm càng tốt vì họ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nhiều so với những rủi ro sau khi tiêm vaccine”.

Tác dụng phụ của vaccine ở những người mắc các bệnh tim mạch từ trước so với người bình thường có khác không?

 

Cho dù bạn là người khỏe mạnh hay người mắc bệnh tim từ trước, tác dụng phụ của vaccine có thể không khác với bất kỳ ai. Sau khi tiêm vaccine COVID-19, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và đau khớp là điều thường thấy ở tất cả mọi người. Bạn cũng có thể bị đau cánh tay hoặc đau ở chỗ tiêm. Tuy nhiên, người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra liên tục sau khi tiêm chủng.

Vaccine COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim như đột quỵ không?

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về việc tăng nguy cơ biến chứng tim sau tiêm chủng. Những người bị bệnh tim mãn tính có nhiều nguy cơ bị đột quỵ và ngừng tim hơn nếu họ mắc COVID-19 và chưa được tiêm chủng. Vì vaccine làm giảm nguy cơ nhập viện và các bệnh lây nhiễm nặng, nên việc chủng ngừa sẽ chỉ cung cấp cho bạn sự bảo vệ chống lại virus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng khuyến cáo rằng do nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, bệnh nhân mắc bệnh tim nên tiêm phòng sớm hơn so với dân số chung.

Những người bị bệnh tim có nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi tiêm chủng không?

Cho dù bạn khỏe mạnh hay người bị bệnh tim, việc tiêm vaccine COVID-19 không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối và không bị nhiễm virus nữa. Cần lưu ý rằng các trường hợp lây nhiễm đột phá đã gia tăng trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của các biến thể mới. Điều đó chứng tỏ giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh tay đúng cách và ở nhà là vô cùng quan trọng./.

Thứ năm, 05 Tháng 8 2021 01:39

Những người có nguy cơ cao mắc Covid-19

Written by

Những người có nguy cơ cao mắc Covid-19

(HNMO) - Bộ Y tế vừa ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4 tiêu chí: Nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong 4 tiêu chí này, đáng chú ý có yếu tố "bệnh lý nền" là căn cứ rất quan trọng để phân loại bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ rất cao. Theo Bộ Y tế, có 19 bệnh lý nền dẫn tới nguy cơ cao mắc Covid-19.

 

Nguồn tin: https://hanoimoi.com.vn/infographic/Suc-khoe/1007864/nhung-nguoi-co-nguy-co-cao-mac-covid-19

4 nhóm nguy cơ và cách xử trí người nhiễm vi rút SARS-CoV-2

 

(HNMO) - Theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT của Bộ Y tế, tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm được chia làm 4 loại tương ứng với từng màu khác nhau: Màu xanh là mức nguy cơ thấp, màu vàng là nguy cơ trung bình, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ là nguy cơ rất cao.

 

Nguồn tin: https://hanoimoi.com.vn/infographic/Suc-khoe/1007538/4-nhom-nguy-co-va-cach-xu-tri-nguoi-nhiem-vi-rut-sars-cov-2

Cách xác định đối tượng nghi mắc Covid-19 và các tiếp xúc gần ca bệnh

 

(HNMO) - Hướng dẫn mới của Bộ Y tế xác định người nghi mắc Covid-19, F0, F1, F2, được xây dựng, cập nhật qua hoạt động thực tiễn, với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

 

Nguồn tin: https://hanoimoi.com.vn/infographic/Doi-song/1007652/cach-xac-dinh-doi-tuong-nghi-mac-covid-19-va-cac-tiep-xuc-gan-ca-benh

Thông tin cần biết về một số vắc xin Covid-19 đang tiêm chủng tại Việt Nam

(HNMO) - Ngày 4-8, Bộ Y tế ra mắt các infographic thông tin cần biết về một số vắc xin Covid-19 đang triển khai tiêm chủng tại Việt Nam để người dân tìm hiểu, nắm rõ. Các infographic này được xây dựng theo Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Chi tiết tại link sau:

Nguồn tin: https://hanoimoi.com.vn/infographic/Suc-khoe/1007914/thong-tin-can-biet-ve-mot-so-vac-xin-covid-19-dang-tiem-chung-tai-viet-nam