Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19 DO CHỦNG VI RÚT CORONA MỚI (SARS-COV-2)

Ngày 27/1/2021, Bệnh viện Than – Khoáng sản đã tổ chức tập huấn: “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID – 19 do chủng vi rút corona mới ( SARS – COV – 2) “ cho toàn thể CBCNV trong Bệnh viện.

 

 

(Ông Trần Quang Lương – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi tập huấn.)

Tham dự buổi tập huấn có:

-        - Ông Trần Quang Lương – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Bệnh viện

-        - Ông Lê Quang Chung – PBT Đảng ủy – Chủ tịch công đoàn – PGĐ Bệnh viện

-        - Cùng toàn thể CBCNV trong Bệnh viện.

Phát biểu tại buổi tập huấn , bác sỹ Trần Quang Lương – Giám đốc Bệnh viện đãcho biết, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát, khoanh vùng dập dịch , đặc biệt làm tốt công tác y tế dự phòng.

Ông đặc biệt nhấn mạnh , Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược, bệnh nhân nào mắc Covid-19 là cách ly triệt để. Nếu không chỉ cần xơ xẩy vài trường hợp không phát hiện sớm, khi lây cho vài nghìn người thì lúc đó rất khó kiểm soát dịch bệnh.

   Đồng chí Giám đốc đề nghị toàn thể CBCNV không được lơ là trong chống dịch, cần phải chuẩn bị kỹ càng, khắc phục khó khăn, chủ động điều trị , đồng thời cần kiểm kê lại xem có những trang thiết bị bảo hộ đúng chuẩn, các phương tiện vệ sinh bề mặt, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải…

Hiện nay, các nước trên thế giới cũng đang bùng phát dịch và chúng ta có thể sẽ phải tiếp nhận nhiều người trở về Việt Nam. Chưa biết lúc nào sẽ có ca mới xuất hiện ở tỉnh, thành phố nào. Nên các chúng ta luôn phải kiểm tra lại các trang thiết bị bảo hộ , tư thế sẵng sàng và phải chuẩn bị phương án đối phó tốt nhất.

Đồng chí Giám đốc ghi nhớ : “ Đối với dịch bệnh Covid-19, các cán bộ y tế cần ghi nhớ 4 nguyên tắc là phát hiện sớm, càng sớm càng tốt; cách ly triệt để; điều trị hiệu quả và áp dụng các biện pháp dự phòng toàn diện đối với từng cá nhân gia đình, cộng đồng, tránh nhiễm khuẩn ở bệnh viện.”

 

BSCKI . Nguyễn Thị Hải Anh – Trưởng khoa Nội – Nhi – Đông Y – PHCN đã trình bày các nội dung về:

“ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID – 19 do chủng vi rút corona mới

( SARS – COV – 2 ) ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tại buổi tập huấn, toàn thể CBCNV Bệnh viện được cập nhật các văn bản của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do Covid-19; chẩn đoán, điều trị và dự phòng viêm đường hô hấp cấp do Covid–19; hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống Covid–19; thông tin tình hình dịch tễ của Việt Nam và thế giới.

 

( CBCNV Bệnh viện tham gia buổi tập huấn )

Đây là dịp để đội ngũ cán bộ, bác sĩ được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng viêm đường hô hấp cấp do Covid-19; được hướng dẫn chi tiết về công tác báo cáo giám sát dịch; phân loại bệnh nhân và các đối tượng nghi ngờ nhiễm Covid-19; phương pháp cách ly với từng đối tượng; báo cáo ca bệnh; các biện pháp dự phòng áp dụng tại khu vực sàng lọc và phân loại bệnh nhân, dự phòng cộng đồng và tại bệnh viện; phương pháp tiến hành các biện pháp tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; cách pha chế dung dịch khử trùng...

Qua buổi tập huấn, cán bộ y tế được cung cấp các nội dung kiến thức thiết thực, bổ ích, góp phần chủ động trong công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, cấp cứu, điều trị kịp thời, dự phòng và ngăn chặn sự lây lan của Covid–19 .

Tin bài và ảnh : Bác sỹ Hải Anh

Tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng hồi sinh tim phổi cho người bệnh có bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Than – Khoáng sản.

Nhằm cập nhật kiến thức và kỹ năng hồi sinh tim phổi cho người bệnh có bệnh đường hô hấp, ngày 14 tháng 1 năm 2021, Bệnh viện Than – Khoáng sản tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng hồi sinh tim phổi cho người bệnh có bệnh đường hô hấp cho toàn thể nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện.

 

 

(BS.CKI. Nguyễn Vũ Toản - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện trình bày các nội dung tập huấn)

Lớp tập huấn với sự hướng dẫn trực tiếp của BS. CKI. Nguyễn Vũ Toản - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện.

Hồi sinh tim phổi là một cấp cứu hay gặp, một trong những kĩ năng thiết yếu quan trọng với cộng đồng và đặc biệt là nhân viên y tế. Do đó đòi hỏi cấp cứu ban đầu đúng kĩ thuật và tiến hành càng sớm càng tốt để cứu sống bệnh nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của lớp tập huấn, các viên chức – người lao động tại bệnh viện đã tham dự nghiêm túc, tích cực, chủ động tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ lại các kiến thức

Trong quá trình tập huấn nhân viên y tế được thảo luận và giải đáp thắc mắc, chia sẽ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và lượng giá kiến thức đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo.

Qua buổi tập huấn các nhân viên y tế trong bệnh viện được cập nhật và trang bị kiến thức về hồi sinh tim phổi cũng như những kỹ năng và cách nhận biết, đánh giá ngưng tuần hoàn hô hấp.

Một số hình ảnh về buổi tập huấn:

 

 

(Ông Trần Quang Lương Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện tham gia buổi tập huấn).

 

(Hướng dẫn thực hành các kỹ năng Hồi sinh tim, phổi tại khoa Hồi sức cấp cứu)

 

(Hướng dẫn thực hành các kỹ năng Hồi sinh tim, phổi tại khoa Hồi sức cấp cứu)

 

(Hướng dẫn thực hành các kỹ năng Hồi sinh tim, phổi tại khoa Hồi sức cấp cứu)

Tin bài và ảnh: Bác sỹ Hải Anh

Giật mình vì cách sơ cứu đột quỵ bằng chích máu ở tai, đầu ngón tay

Một cụ ông gần 70 tuổi bị đột quỵ não được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Bác sĩ cũng phải giật mình vì cách sơ cứu đáng sợ bằng cách chích máu ở tai, đầu ngón tay của người nhà.

Đột quỵ là một bệnh lý ngày càng phổ biến, không chỉ xảy ra ở người có tuổi mà cả người trẻ (dưới 45 tuổi). Càng phát hiện sớm, điều trị kịp thời càng tăng cơ hội phục hồi của người bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế, các bác sĩ vẫn gặp những trường hợp áp dụng những kiến thức truyền miệng sơ cứu đột quỵ hoàn toàn sai lầm. 

Trường hợp bệnh nhân mới đây được chuyển đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là một ví dụ cho cách xử trí nguy hiểm của gia đình bệnh nhân. 

Bệnh nhân là một cụ ông gần 70 tuổi, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hoàn toàn bình thường. Đột ngột một ngày, ông bị đột quỵ não tại nhà. Người con trai, trong lúc hoảng loạn, nhớ lại đã nghe đâu đó cách sơ cứu kỳ quặc. Anh đã lấy một con dao sắc cứa tai bố mình để chích máu ra. Sau đó, anh cuống cuồng đi tìm kim để chích máu các đầu ngón tay, nhưng không tìm thấy. 

 

Nhấn để phóng to ảnh

Lúc này, bệnh nhân nhanh chóng được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn. Các bác sĩ tiến hành điều trị tiêu sợi huyết sau khi đánh giá các tổn thương ở tai bệnh nhân không quá nguy hiểm, có thể cầm máu, đồng thời chuyển bệnh nhân tới Trung tâm Đột quỵ, Bạch Mai để lấy huyết khối cơ học. 

Chính các bác sĩ cũng phải giật mình vì cách sơ cứu đáng sợ, đau đớn, và khủng khiếp như thế này. Thật may mắn, hiện sức khỏe bệnh nhân hiện cải thiện. Vết thương ở tai sau đó cũng khô sạch và không chảy máu. 

Một bệnh nhân hơn 60 tuổi khác ở Hà Nội lại không có được may mắn như trường hợp trên. 

Trước đó, bệnh nhân có thể trạng sức khỏe rất tốt. Gần 6 tháng nay, ông đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện ra loạn nhịp tim hoàn toàn. Để phòng ngừa các biến cố tim mạch, đột quỵ não, bác sĩ kê thuốc sintrom chống đông, giải thích lợi ích nguy cơ và dặn dò ông cần tuân thủ chặt chẽ và tái khám thường xuyên để kiểm soát đạt mục tiêu điều trị. 

Tuy nhiên, cách đây 2 tháng, trong buổi họp mặt một người bạn khuyên ông nên bỏ thuốc vì nguy cơ chảy máu khó cầm do thuốc làm máu loãng. Ông quá sợ hãi nên ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. 

Hậu quả là mới đây, ông được người nhà đưa vào Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhồi não cấp do tắc động mạch lớn, nguyên nhân là do loạn nhịp tim. Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ và Điện quang đã áp dụng các biện pháp điều trị tối đa: lấy huyết khối cơ học, tập phục hồi chức năng… Tuy nhiên, tổn thương trên não quá lớn, kèm với bệnh tim phức tạp, nên cơ hội phục hồi của bệnh nhân chỉ được phần nào. 

Theo bác sĩ, nếu bệnh nhân tuân thủ lời dặn của bác sĩ, không bỏ thuốc, đi khám thường xuyên thì có lẽ đã không xảy ra sự việc đáng tiếc này.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não.

Thứ nhất là không được cho người bệnh uống thuốc. Aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. 

 

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân cần cảnh giác với bệnh đột quỵ trong thời tiết giá rét.

Thứ hai là không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Người nhà tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.

Thứ ba là không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ. 

Các dấu hiệu cụ thể gồm:

- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người)

- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt

- Đột ngột đau đầu dữ dội

- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…

Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để "cứu não".

Nam Phương

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/suc-khoe/giat-minh-vi-cach-so-cuu-dot-quy-bang-chich-mau-o-tai-dau-ngon-tay-20210118215425583.htm

Sau 2 tuần thông tuyến Bảo hiểm y tế: Nhiều thủ tục vẫn vướng

Kinhtedothi - Qua 2 tuần thực hiện thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT), ghi nhận tại các bệnh viện (BV) cho thấy không xảy ra tình trạng gia tăng trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến. Tuy nhiên, nhiều người tham gia BHYT vẫn chưa nắm rõ quy định mới, còn lúng túng, hiểu nhầm về những lợi ích được hưởng.

Không gia tăng tình trạng khám bệnh trái tuyến

Theo Giám đốc BV đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường, sau gần 2 tuần thông tuyến BHYT, BV chưa ghi nhận sự tăng đột biến người dân khám trái tuyến cũng như những phát sinh, bất cập. Có thể do những ngày qua đúng vào đợt rét nên số lượng bệnh nhân đi khám, điều trị cũng giảm hẳn so với bình thường, kể cả bệnh nhân tuyến tỉnh. Kể cả lượng bệnh nhân nội trú vẫn thấp, giảm hơn so với bình thường, nếu như trước đó, BV điều trị từ 650 - 680 bệnh nhân nội trú thì từ sau ngày 1/1 đến nay, BV chỉ còn 580 - 600 bệnh nhân.

 

 

 
 

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường cho biết, thời gian qua, BV đã tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế nắm rõ về quy định thông tuyến BHYT nội trú để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân cũng như quản lý bảo hiểm. Cụ thể, khi người dân đến khám chữa bệnh (KCB), nhân viên y tế phải giải thích và hướng dẫn tận tình, chu đáo. Tuy nhiên, mỗi người trước khi đi khám cũng nên tìm hiểu để tránh nhầm lẫn. Đặc biệt là quy định chỉ được hưởng BHYT trái tuyến trong điều trị nội trú chứ không phải ngoại trú, nghĩa là những người đi khám bệnh dịch vụ, tự nguyện vẫn phải chi trả như bình thường.

Tương tự, Giám đốc BV đa Khoa huyện Thạch Thất Vương Trung Kiên cho biết, từ ngày 1/1/2021 đến nay, BV khám, điều trị cho hơn 400 bệnh nhân nội trú, (giảm so với trước đó) do thời tiết rét đậm kéo dài. “Chúng ta phải đợi sau một thời gian mới đánh giá được những vướng mắc trong thông tuyến BHYT. Quan trọng, trong quá trình thực hiện, các BV phải quản lý bệnh nhân và biện pháp triển khai thông tuyến BHYT sao cho hiệu quả”- Giám đốc BV đa khoa huyện Thạch Thất nhấn mạnh.

Vẫn còn không ít bất cập

Thời gian qua, nhiều người cho rằng, từ 1/1/2021, người dân có thẻ BHYT được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh do Quỹ BHYT chi trả khi đi KCB tại bất kỳ BV tuyến tỉnh nào trong cả nước. Đây là cách hiểu chưa đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng nêu lên những băn khoăn, bất cập mà họ gặp phải.

Trong thời gian đi công tác tại Quảng Ninh, anh Chí Cường (quê Ba Vì, Hà Nội) bị mệt, khó thở được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh để khám, sau đó được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị. “Tôi có nghe thông tin về việc thông tuyến BHYT. Bản thân tôi nhập viện thì điều trị nội trú sẽ hưởng mức thanh toán do BHYT chi trả là 100%. Tuy nhiên, trước khi nhập viện, tôi phải khám ngoại trú và trả tiền cho các xét nghiệm tốn kém như chụp X-quang, MRI, CT, xét nghiệm. Tôi thấy đây là một trong những bất cập khi thông tuyến BHYT”- anh Cường băn khoăn.

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Hải (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi từ quê Ninh Bình lên ở với con cháu đã 10 năm nay tại Hà Nội. Sức khỏe của tôi ngày càng giảm sút bởi bản thân mắc bệnh tim, thoát vị đĩa đệm nhiều năm. Được biết, thông tuyến BHYT năm 2021 có nhiều điểm lợi cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định rõ ràng như thế nào thì người bệnh được chỉ định nội trú, ngoại trú. Điều này khiến nhiều người dân không biết, chạy lên tuyến tỉnh khám, xét nghiệm tốn kém, khi không được điều trị nội trú lại quay về”.

Đề cập tới vấn đề này, Trưởng Ban thực hiện Chính sách, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Văn Phúc cho biết, từ 1/1/2021, người có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến tại các BV tuyến tỉnh, nếu được chỉ định điều trị nội trú, thì sẽ được BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng của nhóm đối tượng đó. Quy định này chỉ áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú, không áp dụng cho KCB ngoại trú. Đây là chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu điều trị tại BV tuyến tỉnh, đặc biệt thuận lợi cho những người đang đi công tác. Song quá trình thực thi sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt là sự quá tải tại BV tuyến tỉnh trong khi các cơ sở chưa đáp ứng được về nhân lực, vật lực.

Hiện nay, người có thẻ BHYT đều được đăng ký KCB ban đầu từ tuyến huyện lên tuyến T.Ư, đối với tuyến huyện đã được thông tuyến BHYT từ năm 2016. Trong khi, các cơ sở y tế tuyến huyện đạt chất lượng tốt, nhiều BV huyện đạt BV hạng II, thậm chí BV hạng I, điều kiện về xét nghiệm, chẩn đoán khá tốt. “Người bệnh nên đến cơ sở KCB ban đầu để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán. Bởi, nếu người dân đến tuyến tỉnh ngay thì không chủ động được tình trạng bệnh của mình có được điều trị nội trú hay không. Nếu trong trường hợp bệnh nặng, quá khả năng của tuyến huyện thì cơ sở KCB tuyến huyện sẽ chuyển lên tuyến tỉnh. Tới lúc đó, dù KCB ngoại trú hay điều trị nội trú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi, không phải đồng chi trả mức quá lớn điều trị nội trú hoặc không phải tự chi trả KCB ngoại trú”- ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh.

"Vấn đề thông tuyến BHYT mới dừng lại đối với điều trị nội trú trong khi nhu cầu khám bệnh của người tham gia BHYT mới nhiều. Đơn cử, người ở Hà Nội đi vào Đắk Lắk công tác, bị bệnh không nặng nhưng cần khám ngay. Trong khi đó, theo quy định, khám thì không được thông tuyến, chỉ có nằm điều trị mới được thông tuyến. Điều này có 2 hệ lụy. Đó là người KCB chưa thực sự được thuận lợi. Và người bệnh tìm cách vào viện để được cấp phát thuốc theo BHYT nên dẫn đến phải nói dối. Điều này sẽ tạo gánh nặng cho BV và BHYT cũng phải thanh toán nhiều hơn. Nếu BHYT chi trả cho cả điều trị ngoại trú thì người bệnh đến khám, cấp thuốc, mua thuốc về sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. " - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí

Nguồn tin: http://kinhtedothi.vn/sau-2-tuan-thong-tuyen-bao-hiem-y-te-nhieu-thu-tuc-van-vuong-406918.html

Những phương thức hiệu quả của xông lá trị cảm cúm

 

Theo quan niệm dân gian, nhất là ở vùng nông thôn có thói quen mỗi khi cơ thể mệt mỏi, cảm cúm thường lấy lá nấu nồi nước xông.

Đông y ghi nhận xông là một trong những phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, xông lá không đúng cách, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Y học cổ truyền gọi là ngoại cảm phong nhiệt và ngoại cảm phong hàn, dân gian gọi là cảm lạnh, cảm tà. Trong trường hợp này việc điều trị bằng phương pháp xông lá rất hiệu quả. Nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý của hơi nước nóng, tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước. Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.

Xông lá trị bệnh cảm cúm

Tùy điều kiện từng vùng, có thể tìm những thuốc xông sau đây: Lá cành: kinh giới, tía tô, bạc hà, hương nhu, cúc tần, sả,... Lá: chanh, bưởi, cam, quýt,... Có thể là lá tươi mua sẵn ngoài chợ hay hái trong vườn nhà, hoặc lá khô ở dạng bào chế sẵn như gói thuốc xông.

Để làm giảm nhẹ những triệu chứng mà nguyên nhân do phong hàn hoặc phong nhiệt trên lâm sàng của cảm mạo như: sốt, đau đầu, đau người, sổ mũi, ho... cần phải:

- Làm ra mồ hôi (phát hãn giải biểu).

- Làm nóng đỏ da (khu phong tán hàn).

Khi xông thảo mộc, tinh dầu dễ dàng thâm nhập vào da, phổi rồi qua mao mạch vào hệ thống tuần hoàn. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, tốt và dễ chịu cho hô hấp. Hơi nước nóng giúp làm ẩm niêm mạc mũi họng, giảm sung huyết niêm mạc mũi. Độ nóng thích hợp sẽ tạo cảm giác thư giãn thoải mái, giảm đau nhức cơ.

Xông không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Chỉ định dùng nồi xông: Chữa chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi, hoặc ra mô hôi ít. Tổng trạng bình thường.

Xông không đúng: Xông quá lâu gây đổ mồ hôi nhiều, làm mất nước, người chóng mặt, khó chịu. Không nên xông quá 15-20 phút.

Không cẩn thận, khi xông có thể gây bỏng

Không nên xông khi: Sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, ra nhiều mô hôi, không khát nước. Cơ thể suy nhược, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa mới sinh, đang bị tiêu chảy. Không xông đối với trường hợp cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.

Trước khi xông hơi, cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.

Trong quá trình xông, nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay. Trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể, khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai, tránh cho người bệnh khỏi ngã.

Phương pháp xông đúng kỹ thuật

Để xông đạt hiệu quả, cần nắm vững khi nào cần sử dụng nồi xông: Chữa chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi, hoặc ra mô hôi ít. Tổng trạng bình thường.

Xông đúng kỹ thuật: Nơi xông phải kín gió. Đặt nồi xông thật vững chắc ở giữa giường. Người bệnh ngồi cạnh nồi xông, chống 2 tay bên cạnh nồi xông, cúi khom sao cho đầu cổ ngực ở phía trên miệng nồi, nơi trực tiếp hứng nhiều hơi thuốc. Người nhà dùng chăn mỏng phủ kín toàn bộ người bệnh và nồi xông. Người bệnh mở hé nắp nồi để hơi thuốc thoát ra từ từ, vừa đủ sức chịu đựng. Khi mồ hôi  ra nhiều, ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ. Có thể sau 6-8 giờ xông lần nữa.

Dược liệu xông: Có thể dùng tươi hoặc khô. Cần chú ý chất lượng các loại thảo dược, cần rửa sạch để không dính bụi, nếu khô chọn loại không bị nấm mốc.

Cẩn trọng khi dùng phương pháp xông lá để trị cảm cúm

Xông lá trị cảm có tác dụng khá tốt trong việc điều trị cảm cúm. Tuy nhiên, hiện nay cảm cúm có nhiều biến thể, không phải chỉ xông lá là đủ, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và cho thuốc, không nên chủ quan.

Cảm có thể do virus hay nguyên nhân khác (nhiệt độ lạnh, nắng nóng...), virus là tác nhân gây bệnh cúm. Cảm có triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu và cổ gáy, nhức mỏi nhưng triệu chứng không nặng nề và mau phục hồi. Cảm thường hồi phục sau 7-10 ngày. Cúm kéo dài hơn, cúm thường có triệu chứng nặng nề hơn, sốt và mệt mỏi hơn, đôi khi biến chứng viêm phổi nặng phải nhập viện, nhất là người lớn tuổi và trẻ em. Do đó người bệnh không được tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh, vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Xông và các chế độ thực dưỡng bổ trợ

Ăn nhiều thức ăn dễ tiêu, đủ dinh dưỡng: Cháo cá, cháo gà hoặc súp gà rất tốt cho người cảm cúm. Gừng và hành tỏi giúp ấm và hỗ trợ, tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn, chống oxy hóa, thông đường hô hấp… giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Uống sữa và ăn sữa chua: Men vi  sinh trong sữa chua tốt cho người bị tiêu lỏng (có thể gặp ở người nhiễm siêu vi).

Tăng cường vitamin C: Ăn nhiều rau quả tươi (kiwi, trái thơm,cam, quýt, bưởi, chanh, cóc, ổi, trái dâu tây, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông đỏ, cải xoăn....). Vitamin C giúp giảm mệt mỏi, tỉnh táo hơn, mau hồi phục bệnh. Nên thường xuyên bổ sung vitamin C, chứ không phải đợi đến bệnh mới dùng.

Ưu tiên nghỉ ngơi: Không đến chỗ làm và trường học cùng những hoạt động thể lực cho đến khi phục hồi. Thức khuya, thiếu ngủ sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại mầm bệnh. Đi ngủ sớm buổi tối và nên có giấc ngủ ngắn trong ngày. Nếu nghẹt mũi khi nằm, có thể kê gối đầu cao sẽ giúp giảm áp lực trong xoang mũi và dễ thở.

Uống nhiều nước: Giúp loãng đàm, dễ khạc nhổ ra ngoài, giảm sung huyết niêm mạc đường hô hấp. Ho khạc, sốt sẽ gây mất nước trong cơ thể, làm triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi nặng lên. Uống đủ nước sẽ ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng. Không uống rượu bia, cà phê, soda... sẽ gây lợi tiểu và không cải thiện triệu chứng khô họng. Có thể uống trà ấm, trà gừng hoặc nước trái cây, nước chanh, cam, bưởi ép ...

Súc họng thường xuyên với nước muối ấm: Giúp giảm phản ứng viêm, kháng khuẩn nhẹ, cải thiện triệu chứng đau rát khó chịu họng, giảm sưng họng. Loại bỏ, rửa trôi tác nhân gây bệnh và mảng bám vùng hầu họng, làm loãng đàm nhớt giúp dễ khạc ra ngoài.

Uống mật ong: Mật ong có độ bám dính lên họng sẽ làm dịu cơn ho. Có thể pha vào trà hay nước chanh, cam. Lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

                                                                                     Nguồn tin: Suckhoedoisong.vn

Phát hiện mới về lý do phải đo huyết áp cả 2 tay

 

Đo huyết áp nên đo ở cả hai cánh tay thay vì chỉ một tay. Một nghiên cứu mới đây phát hiện đo huyết áp ở cả hai tay có thể giúp nhận biết những nguy cơ sức khỏe và giúp cứu sống người bệnh.

 

Sự chênh lệch lớn huyết áp giữa 2 cánh tay có thể cảnh báo nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, thậm chí chết sớm

Ảnh minh họa: Shutterstock

 

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết họ phát hiện những “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy sự chênh lệch huyết áp giữa 2 cách tay có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn, theo Evening Express.

 

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Hypertension. Nhóm khoa học đã phân tích dữ liệu của gần 54.000 người, được thu thập từ 24 nghiên cứu khác nhau.

 

Việc kiểm tra huyết áp ở cả 2 tay bằng máy đo huyết áp thông thường là rất dễ, chi phí thấp và có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế.

 

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu ở 2 cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo động mạch đang hẹp dần hoặc xơ cứng, tiến sĩ Chris Clark, người dẫn đầu nghiên cứu và đang là chuyên gia tại Trường Y khoa Đại học Exeter (Anh), cho biết.

 

Trong khi đó, động mạch hẹp và xơ cứng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc chết sớm.

 

“Chúng tôi tin rằng chênh lệch 10 mmHg huyết áp tâm thu giữa 2 cánh tay được xem là giới hạn của mức bình thường”, giáo sư Victor Aboyans, một trong những tác giả nghiên cứu và đang là chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Đại học Dupuytren (Pháp), cho biết.

 

Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 cánh tay trên mức 10 mmHg là dấu hiệu cảnh báo với sức khỏe. Nghiên cứu phát hiện từ 10 mmHg, chênh lệnh huyết áp càng cao thì nguy cơ xuất hiện cơn đau tim, đột quỵ càng sớm.

 

Các bằng chứng cho thấy nếu chênh lệch huyết áp giữa 2 cánh tay từ mức 15 mmHg trở lên thì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và mọi nguyên nhân khác.

 

Nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới cần được đưa vào các khuyến cáo sức khỏe và đánh giá lâm sàng trong tương lai. Việc này sẽ giúp nhiều người được khám và điều trị tốt hơn trong tương lai, nhờ đó giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và tử vong, theo Evening Express.

 

Nguồn tin: https://thanhnien.vn/suc-khoe/phat-hien-moi-ve-ly-do-phai-do-huyet-ap-ca-2-tay-1325162.html

Thứ ba, 08 Tháng 12 2020 07:42

Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu?

Written by

Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu?

Tăng huyết áp thường không có dấu hiệu, nhưng nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Không có gì ngạc nhiên khi nó thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng.

Khi huyết áp tăng cao đến mức gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, nó có thể là một dạng cơn tăng huyết áp được gọi tăng huyết áp cấp cứu. Người bị cơn tăng huyết áp loại này cần gọi cấp cứu hoặc đến phòng khám cấp cứu ngay.

Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Câu trả lời nằm ở hai con số. Huyết áp tâm thu, chỉ số trên trong số đo huyết áp, đề cập đến áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm trương, chỉ số dưới, cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường.

Nếu huyết áp từ 180/120 milimet thủy ngân (mmHg) trở lên và bạn bị đau ngực, đau lưng, tê hoặc yếu hoặc thay đổi thị lực, bạn có thể đang bị tăng huyết áp cấp cứu.

Những triệu chứng này cho thấy có thể bạn đang bị tổn thương nội tạng. Tăng huyết áp không được điều trị sẽ tác động tiêu cực đến mạch máu ở các khu vực quan trọng của cơ thể như não, tim, thận và động mạch chủ, đây là những mạch máu chính đưa máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể.

Tổn thương nội tạng có nhiều dạng bao gồm đột quỵ, đau tim và suy thận. Số đo huyết áp không chỉ cho thấy tình trạng cấp cứu và nguy cơ, mà đó còn là các triệu chứng của tổn thương cơ quan nội tạng.

 

Nhấn để phóng to ảnh

Các dấu hiệu khác của tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp cấp cứu có thể là:

- Choáng ngất

- Mất trí nhớ

- Tổn thương mắt

- Vỡ động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể

- Đau ngực (đau thắt ngực)

- Phù phổi (chất lỏng tích tụ trong phổi)

- Tiền sản giật, một biến chứng thai nghén nghiêm trọng

Trong những tình huống khẩn cấp này, bạn cần được giúp đỡ ngay lập tức.

Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác không cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng, bao gồm:

- Đau đầu nghiêm trọng

- Khó thở

- Chảy máu cam

- Lo lắng nghiêm trọng

Bạn có nguy cơ bị cao huyết áp cấp cứu không?

Gần một nửa số người Mỹ trưởng thành bị tăng huyết áp-nghĩa là huyết áp cao hơn 130/80 mmHg-hoặc đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp, khiến họ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cấp cứu. (Chỉ khoảng 1/4 số người lớn bị tăng huyết áp kiểm soát được huyết áp).

Nam giới có nguy cơ bị tăng huyết áp cấp cứu cao hơn phụ nữ. Theo nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm tuổi cao, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và/hoặc bệnh thận mãn tính. Tương tác thuốc cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.

Trong nhiều trường hợp, tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi người bệnh ngừng dùng thuốc huyết áp. Hầu hết những người bị tăng huyết áp cấp cứu đều biết rằng là mình bị tăng huyết áp, nhưng họ không quản lý được thuốc và tình trạng tăng huyết áp tiến triển. 

Điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch và nhập viện, cùng với điều trị những tổn thương ở cơ quan nội tạng.

Nếu bạn bị tăng huyết áp nguy hiểm cùng với các triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan nội tạng, đó là một trường hợp cấp cứu.

Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu có thể được ngăn ngừa bằng cách kiểm tra y tế thường xuyên- đặc biệt ở những người có các yếu tố nguy cơ khác-cùng với theo dõi huyết áp tại nhà, ít nhất nửa giờ tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần, chế độ ăn uống phù hợp không thêm muối và duy trì cân nặng lý tưởng đều có thể kết hợp với nhau để ngăn ngừa trường hợp cấp cứu.

Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?

Cơn tăng huyết áp được chia thành hai mục: khẩn cấp và cấp cứu.

Trong cơn tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp cực kỳ cao, nhưng dường như không có các triệu chứng cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng. Sự khác biệt không phải là mức huyết áp mà là có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng hay không.

Với tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp là 180/120 hoặc cao hơn. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng. Hãy coi đó là một lời cảnh báo thực sự nghiêm túc.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên đợi khoảng năm phút và đo lại huyết áp nếu con số là 180/120 hoặc cao hơn mà không có triệu chứng. Nếu lần đo thứ hai cũng cao như vậy, hãy đến gặp bác sĩ.

"Chúng tôi muốn can thiệp trước khi nó tiến triển làm tổn thương các mạch máu và gây ra tình trạng cấp cứu", TS Stephen J. Huot, Phó trưởng khoa, và là Giám đốc Đào tạo Y khoa sau đại học tại Trường Y Yale/Bệnh viện Yale New Haven.

"Việc điều trị có thể đòi hỏi phải dùng lại thuốc hoặc bắt đầu dùng thuốc mới. Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi kỹ hơn, thay vì theo dõi định kỳ như khi huyết áp chỉ tăng một chút. Cơn tăng huyết áp khẩn cấp thường không cần nhập viện", chuyên gia nói..

Không giống như cơn tăng huyết áp cấp cứu, những cơn tăng huyết áp khẩn cấp có thể đi kèm với các triệu chứng khác mà không cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng.

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây đau tim và đột quỵ. Thay đổi lối sống như chế độ ăn ít muối, duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên thường được khuyến khích đầu tiên.

Cũng có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp. Hãy đảm bảo rằng bạn biết mức huyết áp của mình và đang làm mọi cách để giữ huyết áp trong vùng an toàn. Ngay cả huyết áp hơi cao cũng có thể nguy hiểm.

Cẩm Tú
Theo The Healthy

Nguồn tin: https://dantri.com.vn/suc-khoe/khi-nao-huyet-ap-cao-can-cap-cuu-20201207063029245.htm