Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

5 viec lam

 

7 thoi quen

Nguồn: Báo Sức khỏe&Đời sống

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, Telemedecine sẽ xóa nhòa ranh giới trình độ của các đơn vị còn chưa được nâng cao về chuyên môn.

Trong 3 năm đầu tư triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa cho vùng sâu vùng xa, khó khăn lớn nhất mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nội gặp phải là gì thưa ông?

Có hai khó khăn lớn nhất. Thứ nhất là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Nguồn thu chỉ đến từ việc khám chữa cho bệnh nhân.

Khó khăn thứ hai là chưa có một thông tư rõ ràng nào để có thể triển khai rộng rãi được.

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y đã triển khai nền tảng Telehealth, việc khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ thay đổi ra sao?

Thay đổi tốt nhất sẽ được thể hiện ở các bệnh viện vệ tinh. Với sự hỗ trợ của Viettel về phần cứng, các công nghệ nâng cấp cho bệnh viện vệ tinh và đặc biệt là chính ở bệnh viện chúng tôi thì việc hội chẩn trực tuyến sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Các hình ảnh, các buổi truyền hình và các phương tiện phân tích hình ảnh trong chẩn đoán hình ảnh: CT, MRI và siêu âm sẽ rõ ràng và có chất lượng tốt hơn.

Nếu phần mềm của Viettel thực sự tốt – chúng tôi cũng chưa thể khẳng định có tốt hay không vì mới ở giai đoạn đầu – thì chúng tôi có thể triển khai trên diện rộng tất cả các bệnh nhân tái khám ở bệnh viện. Họ có thể cài đặt ứng dụng này trong điện thoại thông minh để sử dụng trong việc hẹn tái khám, theo dõi trong quá trình điều trị và đặc biệt sẽ có một hồ sơ bệnh án riêng cho mỗi bệnh nhân. Như vậy khi tái khám sẽ rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của bác sĩ.

Trong tương lai gần, những thay đổi tiếp theo mà hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có thể làm được với nền tảng Telehealth dự kiến là những gì?

Trong tương lai, việc thiết thực nhất là chúng tôi sẽ nâng cấp hệ thống bệnh viện vệ tinh đến tận xã. Các bác sĩ ở bệnh viện huyện sẽ quản lý các trạm y tế xã, với các kết nối thông minh, đặc biệt là các thiết bị. Nếu phía Viettel có thể đưa ra chính sách giá hợp lý cho các bộ dụng cụ thăm khám, theo dõi từ xa cho người dân, tôi hi vọng gần 700 xã nằm trong hệ thống bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ được trang bị hệ thống theo dõi khám sức khỏe từ xa như vậy.

Nhân rộng hơn nữa, nếu mô hình này thành công thì sẽ có nhiều bệnh viện tuyến trung ương có thể triển khai mạng lưới giống như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã sẵn sàng với hệ thống khám chữa bệnh từ xa có nền tảng mới hay chưa?

Tôi nghĩ là chưa sẵn sàng 100%, vì chúng tôi cũng mới bắt đầu triển khai, bắt đầu học hỏi. Chính vì thế giai đoạn đầu tiên sẽ là giai đoạn khó khăn nhất. Đội ngũ y bác sĩ chúng tôi sẽ cập nhật thông tin qua các buổi huấn luyện, học tập cách sử dụng cũng như làm quen với việc không khám trực tiếp cho người bệnh mà phải sử dụng các công cụ hỗ trợ.

Chúng tôi sẽ xây dựng những quy trình chặt chẽ về chuyên môn, tránh trường hợp bỏ sót chẩn đoán khi chúng ta không trực tiếp thăm khám được. Chúng ta sẽ có những giới hạn nhất định của Telehealth và lường trước các sự cố có thể xảy ra khi người dân không thăm khám trực tiếp. Đây là quá trình cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức.

Người bệnh đã sẵn sàng với hệ thống này chưa?

Theo tôi là chưa. Đây là một việc rất mới. Người bệnh đã quen với việc phải đến tận nơi gặp bác sĩ. Giờ họ cần làm quen với việc sử dụng công nghệ để có thể theo dõi sức khỏe của mình. Nên tôi nghĩ rất cần có sự tham gia của truyền thông, cùng với hệ thống y tế, các bác sĩ và bệnh viện phải vào cuộc để thúc đẩy người dân sử dụng công cụ này.

Và một việc đặc biệt quan trọng chính là hành lang pháp lý. Bệnh nhân, các cơ quan quản lý nhà nước phải ra những thông tư, chỉ định, chỉ đạo hướng dẫn rõ ràng hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Đặc biệt là bên Bảo hiểm Y tế, tìm ra phương hướng để chi trả cho việc khám chữa bệnh từ xa bằng Quỹ Bảo hiểm Y tế. Vì sử dụng hệ thống này sẽ làm giảm tốn kém cho cả người dân đến bệnh viện và chính Quỹ Bảo hiểm Y tế. Vì mỗi lần người bệnh đến khám không cần thiết là một lần Quỹ bị tiêu tốn nguồn lực.

Theo tôi, trong thời gian ngắn, Bộ Y tế sẽ phải tiên phong đưa ra thông tư, quy định hướng dẫn cho việc khám chữa bệnh từ xa và Bảo hiểm Y tế cần vào cuộc càng sớm càng tốt.

Với những người bệnh, họ sẽ có được điều gì với hệ thống khám chữa bệnh mới?

Với Telehealth, chúng ta có thể đặt lịch khám, tổ chức khám bệnh hết sức khoa học. Bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân sau khi khám bệnh xong, đánh giá tiến triển người bệnh.

“Những gì mà chúng ta chứng kiến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy lợi ích rõ ràng của hoạt động khám chữa bệnh từ xa. Người bệnh vẫn được khám bệnh nhưng không phải tới bệnh viện; bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới hết sức nhanh chóng và thuận lợi” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Hơn hết, chúng ta có thể gắn kết hệ thống y tế thành một khối, xóa nhòa ranh giới trình độ của các đơn vị còn chưa được nâng cao về chuyên môn. Như tuyến huyện, tuyến xã sẽ được nâng lên tương đương với tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Lúc đó, người hưởng lợi không còn chỉ là bệnh nhân mà chính là nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng cũng dễ dàng hoạt động y nghiệp hơn.

Khả năng khám chữa bệnh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ được hỗ trợ ra sao trong thời gian ngắn và trong tương lai với hệ thống Telehealth này?

Hiện chúng ta đang khám chữa bệnh theo phương pháp truyền thống và vẫn cần tiếp tục duy trì phát huy. Telehealth sẽ là một công cụ hỗ trợ. Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là Telehealth. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế.

 

Trong dịch Covid-19, hệ thống Telehealth này đem lại hiệu quả gì?

Hiệu quả rõ nhất là giảm tỷ lệ bệnh nhân đi từ nhà đến bệnh viện cơ sở. Giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện cơ sở đến bệnh viện trung ương. Đặc biệt là giảm tỷ lệ tái khám của người bệnh.

Hiện tại, nhóm bệnh cụ thể nào có thể khám chữa bệnh qua Telehealth?

Tất cả các bệnh lý không lây nhiễm chúng ta đều có thể khám được. Nhưng để bệnh nhân có thể không cần đến gặp bác sĩ thì cần có những trường hợp cụ thể. Nếu như bệnh nhân đang điều trị ổn định, chẩn đoán rõ ràng và có những thông số theo dõi bằng Telehealth ổn định thì có thể được nghe tư vấn và tiếp tục điều trị từ xa. Còn những trường hợp chẩn đoán khó, thì hiện nay bệnh nhân vẫn cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

     Mới đây, Bệnh viện Đại học Y đã triển khai nền tảng Telehealth - khám chữa bệnh từ xa do Viettel cung cấp. Phát biểu tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khám chữa bệnh trực tuyến, khám bệnh từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba, vừa giúp giãn cách xã hội, vừa minh bạch thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, giảm tiền mặt, giảm chi phí cho người dân. Từ mô hình thí điểm khám bệnh từ xa tại BV Đại học Y, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế có đánh giá để rút kinh nghiệm, từ đó triển khai hoạt động này trên toàn quốc, huy động nhiều bác sĩ chuyên môn cao. 

Bệnh viện Đại học Y khám trực tuyến cho bệnh nhân tại Lễ Khai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa sáng 18/4. 

     Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chính nhờ hỗ trợ của công nghệ, nhờ hỗ trợ chuyên môn trực tuyến nên không còn khoảng cách trong Nam, ngoài Bắc, không phân biệt tuyến trên, tuyến dưới, ngay tuyến huyện cũng có thể được hội chẩn với các chuyên gia.

     Chia sẻ về việc triển khai giải pháp này tới các bệnh viện, ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho rằng, Khi dự khai trương nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Thủ tướng kỳ vọng nền tảng này có thể được triển khai khắp 14.000 cơ sở y tế trên cả nước.

     Về mặt kỹ thuật, sau lễ khai trương, Viettel vẫn tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện các giải pháp để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế. Việc cải tiến và hoàn thiện là không ngừng. Nền tảng của Viettel có thể dễ dàng triển khai nhanh đến toàn bộ 14.000 cơ sở y tế trên cả nước là vì chạy trên môi trường cloud.

     Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Hổ cho rằng, thách thức lớn nhất cho việc triển khai này là phải thay đổi thói quen của người dân, các y bác sĩ từ cách thức khám chữa bệnh cũ sang phương pháp khám chữa bệnh mới.

     "Để giải quyết bài toán này, Viettel sẽ phối hợp với các bệnh viện, cơ quan quản lý của Bộ Y tế để chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh từ xa. Trước mắt, Viettel sẽ mời cơ quan quản lý y tế tham gia đào tạo, tập huấn các cơ sở khám chữa bệnh với quy mô khác nhau để làm mẫu, từ đó xây dựng quy trình khám chữa bệnh, chuẩn hóa và đào tạo với quy mô lớn hơn" ông Nguyễn Mạnh Hổ nói.

     CEO Viettel Solutions cho rằng, để việc nhân rộng đạt hiệu quả thực sự, cần phải đảm bảo 3 yếu tố. Thứ nhất, chúng ta phải có cơ sở pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa. Trước đây, các ý kiến chuyên gia thăm khám bệnh kiểu này chỉ đóng vai trò tư vấn. Do vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ cần chính thức hoá các ý kiến này giống như khám chữa bệnh trực tiếp. Thứ hai, khám chữa bệnh từ xa cũng phải có chính sách chi trả từ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế tương tự như khám trực tiếp. Thứ ba, các phần mềm, ứng dụng chỉ là một phần, chúng ta vẫn cần những thiết bị IoT, thiết bị y tế phục vụ thăm khám, đo chỉ số cá nhân tại gia đình với chất liệu và giá thành rẻ có thể chấp nhận được. Khi giải quyết được 3 vấn đề này thì người dân có thể ngồi tại nhà, thông qua các thiết bị trong khả năng chi trả để tương tác, chuyển thông tin sức khoẻ đến bệnh viện.

     Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa cho vùng sâu vùng xa từ 3 năm nay. Tuy nhiên, thách thức của các bệnh viện là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Khó khăn thứ hai là chưa có một thông tư rõ ràng nào để có thể triển khai rộng rãi được.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, Telehealth sẽ xóa nhòa ranh giới trình độ của các đơn vị còn chưa được nâng cao về chuyên môn.

     "Với sự hỗ trợ của Viettel về phần cứng, các công nghệ nâng cấp cho bệnh viện vệ tinh và đặc biệt là chính ở bệnh viện chúng tôi thì việc hội chẩn trực tuyến sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu phần mềm của Viettel thực sự tốt – chúng tôi cũng chưa thể khẳng định có tốt hay không vì mới ở giai đoạn đầu – thì chúng tôi có thể triển khai trên diện rộng tất cả các bệnh nhân tái khám ở bệnh viện. Họ có thể cài đặt ứng dụng này trong điện thoại thông minh để sử dụng trong việc hẹn tái khám, theo dõi trong quá trình điều trị và đặc biệt sẽ có một hồ sơ bệnh án riêng cho mỗi bệnh nhân. Như vậy khi tái khám sẽ rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của bác sĩ" ông Nguyễn Lân Hiếu nói.

     Vẫn theo ông Nguyễn Lân Hiếu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ phải sẽ cập nhật thông tin qua các buổi huấn luyện, học tập cách sử dụng cũng như làm quen với việc không khám trực tiếp cho người bệnh mà phải sử dụng các công cụ hỗ trợ. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ xây dựng những quy trình chặt chẽ về chuyên môn, tránh trường hợp bỏ sót chẩn đoán khi chúng ta không trực tiếp thăm khám được. 

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

 

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 cho từng đối tượng

Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hộiCẩn trọng khi mua, sử dụng khẩu trangNên bỏ khẩu trang đúng chỗ

(HNMO) - Ngày 13-4, Bộ Y tế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam xây dựng và cho ra mắt các infographic về việc hướng dẫn tạm thời lựa chọn và sử dụng khẩu trang cho từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể để phòng, chống dịch Covid-19.

Các infographic gồm: Nguyên tắc sử dụng khẩu trang; hướng dẫn sử dụng khẩu trang; sử dụng khẩu trang tại cộng đồng; sử dụng khẩu trang tại khu vực nhập cảnh; sử dụng khẩu trang tại khu vực cách ly tập trung; sử dụng khẩu trang của đội phản ứng nhanh; sử dụng khẩu trang tại khoa, phòng khám bệnh; sử dụng khẩu trang tại cơ sở điều trị nội trú. 

 

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm

(Thứ hai, 06/04/2020 08:14)

Cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong hơn 4 ngày qua. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:

- Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

- Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

 

 

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch. 

 

BỘ Y TẾ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

__________

Số: 16/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020

                      

CHỈ THỊ

Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19

_____________

Dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu làm trên 72 vạn người mắc, gần 3,5 vạn người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần coi trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, để tiếp tục chủ động ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra, nhất là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, tuân thủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau:

1. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

2. Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 Thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12 tháng 3 năm 2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.

Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8 tháng 3 năm 2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú).

3. Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

4. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

5. Giao Bộ Y tế:

a) Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.

b) Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.

c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2020.

d) Tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế.

đ) Xem xét, xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

6. Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiệm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.

7. Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.

9. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.

10. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

11. Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.

12. Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- VP Chủ tịch nước,

- VP Quốc hội;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NC, KTTH, QHQT, QHĐP, TKBT, TH;

- Lưu: VT, KGVX (3b).Q

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Thứ ba, 24 Tháng 3 2020 07:46

6 hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn

Written by

6 hướng dn v sinh, kh khun để phòng, chng dch

Covid-19

 

AN NHIĐịa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

(HNMO) – Ngày 20-3, Bộ Y tế đã xây dựng và đưa ra 6 hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19. Hướng dẫn dành cho gia đình; người cách ly tại nhà, nơi lưu trú; tại chung cư, khu tập thể, khu nhà hoặc chung cư cho thuê; tại trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch (khu dịch vụ); tại nơi làm việc; tại trường học.

 

Nguồn tin: http://www.hanoimoi.com.vn

Thứ hai, 23 Tháng 3 2020 03:19

Nắng nóng mùa hè có giết được virus

Written by

TS Nguyễn Quốc Thục Phương: Nắng nóng mùa hè có giết được virus gây bệnh COVID-19 không?

TS Nguyễn Quốc Thục Phương | 23/03/2020 09:25

Dù thế nào thì vẫn có thể hi vọng rằng hệ thống y tế của nước ta sẽ không bị quá tải đột ngột và vỡ trận như Vũ Hán (Trung Quốc) hoặc Ý nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng thực hiện các biện pháp chống dịch.

LTS: Khi dịch bệnh Covid-19 đã lan tràn khắp thế giới, cùng với các nhận xét cho rằng bệnh gây ra do chủng virus mới này có nhiều biểu hiện triệu chứng giống với cúm mùa, một câu hỏi tiềm ẩn niềm hy vọng lớn được đặt ra là liệu con virus này có bị suy yếu và giết chết vì nắng hè, tương tự các loài virus đã được biết đến hay không?

Trân trọng giới thiệu bài phân tích của TS Nguyễn Quốc Thục Phương, Chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester, bang New York, Mỹ.

Có một hiện tượng đã được công nhận từ 2.500 năm trước bởi Hippocrates và Thucydides nhưng đến nay vẫn chưa được chú ý nhiều lắm: Nhiều loại bệnh truyền nhiễm có tính theo mùa (phổ biến hơn vào một mùa cụ thể). Tuy nhiên, câu giải thích cho hiện tượng này đột nhiên trở nên cấp bách hơn khi toàn thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19.

SARS-CoV-2, loại virus gây bệnh COVID-19, tính đến hết 22/3/2020 đã lây nhiễm cho hơn 304.000 người trên toàn cầu (số liệu thống kê được), hơn 12.000 người chết. Một số người lạc quan hy vọng nó sẽ giống cúm và giảm dần khi mùa hè đến ở vùng ôn đới của Bắc bán cầu, nơi hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sinh sống. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ hy vọng đó. Tại Việt Nam, những ca bệnh được phát hiện đến nay chưa lây lan thành cụm dịch lớn (dù có thể nguyên nhân chủ yếu là do những biện pháp cách ly tức thời hữu hiệu của Việt Nam).

Chúng ta đã biết được những gì về COVID-19 và những virus gây dịch bệnh tương tự? Liệu virus SARS-CoV-2 có giảm đi khi hè đến? Chúng có biến mất hoàn toàn hay không?

Bệnh dịch do virus rất đa dạng, bùng phát theo mùa hoặc tồn tại quanh năm

Trong hình bên dưới, dựa trên hồ sơ sức khỏe của liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ, mỗi bong bóng đại diện cho tỷ lệ phần trăm các trường hợp hàng năm xảy ra trong mỗi tháng. (Dữ liệu đã cũ vì nhiều bệnh đã biến mất sau khi tiêm chủng được thực hiện rộng rãi.)

 

 

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho tính mùa vụ của các dịch bệnh này. Ví dụ như mối quan hệ giữa mầm bệnh, môi trường và hoạt động của con người. Chẳng hạn, cúm thường hoành hành vào mùa đông vì các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ môi trường thuận lợi.

(Xem thêm tại đây, mọi người thường sinh hoạt trong nhà nên ở gần nhau hơn; hoặc thay đổi chế độ ăn uống và liều lượng vitamin D thu nhận).

Martinez cũng đang nghiên cứu một lý thuyết khác: Hệ thống miễn dịch của con người có thể thay đổi theo mùa, trở nên đề kháng tốt hơn hoặc dễ bị nhiễm trùng tuỳ vào mức độ ánh sáng mặt trời cơ thể chúng ta nhận được. Hiểu nôm na rằng cơ thể có sức đề kháng yếu hơn vào mùa lạnh do thiếu nắng.

Nhiệt độ và độ ẩm không khí được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự lây nhiễm theo mùa của virus

Có hai nhóm virus chính:

• Một nhóm (non-enveloped virus) có vật liệu di truyền được đóng gói bên trong lớp vỏ protein (gọi là capsid).

• Nhóm khác (enveloped virus như hình minh họa) có lớp vỏ ngoài được làm từ chất béo do chúng sử dụng lớp màng tế bào của vật chủ khi thoát ra.

 

Vòng đời của virus có vỏ ngoài (Hình vẽ có chỉnh sửa từ sách Nấu ăn thông minh – Tác giả Nguyễn Quốc Thục Phương)

Neal Nathanson, một nhà virus học danh dự tại Đại học Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho rằng khả năng tồn tại của virus bên ngoài cơ thể con người (ví dụ trong các giọt bắn) là rất quan trọng.

Virus có vỏ ngoài thường mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương trước các điều kiện bất lợi, bao gồm, nhiệt mùa hè và độ ẩm không khí. Cúm và các coronavirus, bao gồm SARS-CoV-2 đều là virus có vỏ ngoài.

 

Tác giả bài viết - TS Nguyễn Quốc Thục Phương, chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại ĐH Rochester, New York, Mỹ

Một nghiên cứu năm 2018 trong tạp chí Science Report cho kết quả giống với nhận định của Neal Nathason. Nhà virus học Sandeep Ramalingam tại Đại học Edinburgh và các đồng nghiệp đã phân tích đặc tính theo mùa của 9 loại virus. Theo ông Ramamam, virus có vỏ ngoài thường có tính theo mùa rất rõ ràng.

Ví dụ, RSV và cúm đạt đỉnh dịch trong những tháng mùa đông. Cả hai đều chỉ lây lan mạnh trong khoảng 4 tháng lạnh mỗi năm.

Trong khi đó, rhinovirus (virus phổ biến nhất gây cảm lạnh thông thường bên cạnh các chủng coronavirus), thuộc nhóm không có vỏ ngoài. Sự lây lan của chúng không phụ thuộc vào thời tiết lạnh và đạt cực đại khi trẻ em trở lại trường sau kỳ nghỉ hè và mùa xuân.

Độ ẩm không khí (hiểu đơn giản là lượng hơi nước có trong không khí) cũng được cho là ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và lây nhiễm bệnh của các virus có vỏ ngoài.

Độ ẩm tuyệt đối giảm mạnh vào mùa đông, vì không khí lạnh giữ ít hơi nước hơn mùa hè. Nghĩa là vào mùa đông, khi không khí khô hơn thì virus hoạt động mạnh hơn.

Nắng nóng mùa hè có giết được virus gây bệnh COVID-19 như các virus theo mùa khác không?

SARS-CoV-2 là virus có vỏ ngoài, nên liệu chúng có sẽ chết đi nhanh hơn vào mùa xuân và mùa hè, khi trong không khí có nhiều hơi nước hơn (độ ẩm tuyệt đối và tương đối tăng lên) hay không?

Hai loại virus gần với SARS-CoV-2 nhất là SARS và virus gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), không đưa đủ manh mối cho chúng ta. SARS xuất hiện vào cuối năm 2002 và bị loại trừ hoàn toàn vào mùa hè năm 2003 thông qua các nỗ lực ngăn chặn mạnh mẽ. MERS thỉnh thoảng chuyển từ lạc đà sang người và đã gây ra dịch bệnh trong bệnh viện, nhưng không bao giờ lây truyền từ người sang người như COVID-19. Cả hai loại đều không lưu hành đủ lâu và trên quy mô đủ rộng để ta có thể theo dõi đặc tính theo mùa của chúng.

Bốn loại coronavirus khác (thường gây cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp ở người) tiết lộ cho ta biết nhiều hơn, dù trình tự gien của chúng ít giống với SARS-CoV-2 hơn. Trong một bài báo năm 2010, nhà nghiên cứu sinh học phân tử Kate Templeton tại Đại học Edinburgh đã phân tích 11.661 mẫu thử từ hệ hô hấp được thu thập từ năm 2006 đến 2009. 

Kết luận được đưa ra là bốn loại coronavirus này có đặc tính theo mùa như bệnh cúm.

Một nghiên cứu (chưa qua kiểm duyệt của chuyên gia) được công bố trong tuần này kết luận rằng việc lây nhiễm COVID-19 liên tục trong cộng đồng dường như chỉ xảy ra ở các dải vĩ tuyến cụ thể trên toàn cầu có nhiệt độ từ 5°C đến 11°C và độ ẩm tương đối 47% đến 70%.

Như vậy, hiện vẫn chưa có chứng cớ chắc chắn về việc COVID-19 có đặc tính theo mùa như một số loại virus gây bệnh dịch ở người khác hay không.

Dù giả sử COVID-19 có đặc tính lan truyền theo mùa, thì theo nhận định của các chuyên gia, khả năng COVID-19 biến mất hoàn toàn khi mùa hè đến ở Bắc bán cầu là rất thấp.Bởi vì cần có sự cân bằng giữa các yếu tố môi trường và mức độ miễn dịch của cộng đồng.

Các coronavirus khác đã có từ lâu, vì vậy một bộ phận dân số đã có khả năng miễn dịch, giúp hạn chế phát tán các virus này trong điều kiện không thuận lợi. Thế nhưng điều này khó có thể áp dụng cho COVID-19.

Mặc dù sự lây lan COVID-19 có thể giảm nhiều vào mùa hè, nhưng nếu có đủ người nhạy cảm trong cộng đồng, virus này vẫn có thể truyền từ người sang người và lưu hành trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, dù COVID-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất, nhưng việc lây lan theo mùa của COVID-19 (nếu có), vẫn có thể mang lại hi vọng rằng hệ thống y tế của nước ta sẽ không bị quá tải đột ngột và vỡ trận như Vũ Hán (Trung Quốc) hoặc Ý nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng thực hiện các biện pháp chống dịch.

Độ ẩm không khí là gì?

Có hai khái niệm về độ ẩm không khí thường được sử dụng:

• Độ ẩm tuyệt đối (absolute humidity) là hàm lượng hơi nước tính trong một đơn vị thể tích không khí (ví dụ gam trên mét khối, g/m3). Độ ẩm tuyệt đối thay đổi khi áp suất không khí thay đổi, do đó thường được dùng trong hoá học kỹ thuật và ít thông dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày.

• Độ ẩm tương đối (Relative Humidity hay RH) là chỉ số cho biết lượng hơi nước trong không khí ở một nhiệt độ xác định so với lượng hơi nước không khí có thể chứa tối đa ở cùng nhiệt độ đó, thể hiện theo dạng (%). Nói đơn giản hơn, khi độ ẩm tương đối đạt 100% (hơi nước bão hoà), lượng hơi nước trong không khí đã đạt đến mức tối đa có thể tại nhiệt độ đó. Nếu tiếp tục thêm hơi nước vào, sẽ có hiện tượng hơi nước ngưng tụ và biến đổi thành giọt hơi nước to hơn, sương mù hoặc mây. Độ ẩm tương đối thường được dùng trong dự báo thời tiết.

Trong một bài báo năm 2010 trên PLOS Biology, Shaman và nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan báo cáo: Việc giảm độ ẩm tuyệt đối giải thích rõ hơn sự khởi phát của dịch cúm ở Hoa Kỳ so với nhiệt độ hoặc độ ẩm tương đối.

* Bài viết lược dịch từ bài báo được trích dẫn và có bổ sung thêm ý kiến của tác giả. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.sciencemag.org/news/2020/03/why-do-dozens-diseases-wax-and-wane-seasons-and-will-covid-19

https://congngheviet.com/khong-khi-la-gi-neu-noi-100-no-co-nghia-la-khong-khi-da-tro-thanh-nuoc-hay-khong/

Nguồn tin: https://soha.vn/

Gần 1700 điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn tại Hà Nội, TP.HCM

H.Bình | 23/03/2020 09:16

 

Bộ Công Thương cho biết người dân có thể đến hệ thống siêu thị Vinmart, Co.op Mart, Aeon… để mua các loại khẩu trang vải kháng khuẩn chất lượng với giá hợp lý.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách các điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống Covid-19 do doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất tại một số thành phố và các tỉnh như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Cần Thơ, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Theo đó, Hà Nội có 830 cửa hàng thuộc chuỗi Vinmart, 6 cửa hàng Co.opmart, 3 siêu thị thuộc hệ thống MM Mega Market, 18 cửa hàng thuộc chuỗi siêu thị BRG và 2 siêu thị Aeon.

TP.HCM có 841 cửa hàng, siêu thị thuộc chuỗi Vinmart, 3 siêu thị thuộc hệ thống MM Mega Market, siêu thị Aeon Tân Phú, 36 siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart.

Trong khi đó, người dân Đà Nẵng có thể mua các loại khẩu trang vải tại hệ thống siêu thị, cửa hàng Vinmart, hệ thống Co.opmart và MM Mega Market.

Tại một số địa phương khác Hải Dương, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng nước, giọt bắn cũng được bán tại các cửa hàng tiện ích và siêu thị.

 

Liên quan đến mặt hàng khẩu trang, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tuần này đã chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp phân phối để đánh giá năng lực sản xuất, cũng như khả năng cung ứng khẩu trang ra thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, năng lực sản xuất khẩu trang của các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Tuy vậy, theo ông Cẩm, doanh nghiệp sản xuất đang rất lo khâu đầu ra, nên cần sự vào cuộc của doanh nghiệp phân phối và các cơ quan quản lý nhà nước. "Doanh nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cộng đồng để chung tay phòng chống dịch. Tuy nhiên, nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn", ông Cẩm nói.

Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thời gian qua, Bộ Công Thương có nhiều hoạt động kết nối cung - cầu để đảm bảo các hệ thống phân phối lớn ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân trong mùa dịch.

Theo đó, Vụ Thị trường trong nước kết nối các hệ thống phân phối bán lẻ lớn như Vincommerce (chuỗi cửa hàng Vinmart, Vinmart+), Big C, MM Mega Market, AEON, BRG Retail với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải.

Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phân phối nghiên cứu chủ động tăng đặt hàng khẩu trang vải trước diễn biến dịch bệnh, nhằm đáp ứng đủ nhu cẩu khẩu trang của người dân cho phòng chống dịch bệnh.

Theo số liệu tổng hợp từ Saigon Coopmart, Big C, Vincommerce (Vinmart, Vinmart+), BRG Retail, MM Mega Market, dự kiến khẩu trang cung ứng ra thị trường từ 15/3-31/3 là hơn 23 triệu chiếc, tăng 13 triệu chiếc. Kế hoạch từ 31/2 đến 15/4 sẽ cung ứng ra thị trường thêm gần 9 triệu chiếc nữa.

Nguồn tin: https://soha.vn/

Nhng vic cn làm khi b st, ho, đau hng, khó th

 

Bộ Y tế hướng dẫn những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở để giúp người dân phương pháp để phát hiện và dự phòng bệnh COVDI-19 sớm nhất.

Tính đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 61 trường hợp mắc bệnh COVDI-19, trong đó đã có 16 trường hợp khỏi bệnh và ra viện.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp.

Đó là các hoạt động chính như: Ban hành văn bản chỉ đạo việc tổ chức, cách ly người nhập cảnh đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 bao gồm các nước thuộc khu vực Schengen, Vương quốc Anh và Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran…

Bộ Y tế cũng đã có công điện gửi các Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đôn đốc việc thực hiện nghiêm khai báo y tế điện tử tại các cửa khẩu...

Dự báo số trường hợp mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Vì vậy, người dân cần nắm rõ các biểu hiện để phát hiện bệnh kịp thời.

Vì vậy, Bộ Y đã tế hướng dẫn "Những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở" giúp mọi người các cách thức để phát hiện và dự phòng bệnh COVDI-19 sớm nhất.

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, người dân khi có các biểu hiện (sốt, ho, đau họng, khó thở) cần báo ngay cho đường dây nóng các cơ sở y tế gần nhất, đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 hoặc 1900 3228 để được hướng dẫn, tư vấn và theo dõi sức khoẻ./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Nguồn tin: https://www.vietnamplus.vn