Tin chuyên môn |#ffcc00

Tin chuyên môn |#ffcc00 (302)

Thứ ba, 22 Tháng 8 2017 02:08

Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết

Written by

DẤU HIỆU PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT, SỐT VIRUS VÀ SỐT DO NGUYÊN NHÂN KHÁC.

Nhiều người không biết phân biệt thế nào là sốt xuất huyết; sốt virus hay sốt do các nguyên nhân khác, thường tự ý điều trị,vì vậy dễ để lại biến chứng nặng nề.

 

( Điều trị Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Than – Khoáng sản )

I. Sốt

- Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nhiệt độ vượt quá 37.5ºC là bị sốt.

- Sốt cũng thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.

- Những yếu tố ngoại lai như môi trường (cảm nắng, cảm lạnh, thuốc hoặc hóa chất, nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) cũng có thể gây sốt.

II. Sốt virus

-Sốt virus do nhiều căn nguyên virus gây ra. Sốt virus rất đa dạng vì có tới hàng ngàn loại virus khác nhau.

Chẳng hạn: Virus gây sốt xuất huyết (dengue) là 1 loại virus lây truyền qua muỗi vằn đốt. Sau khi bị muỗi đốt truyền virus thường 4-7 ngày, người bệnh sẽ bị sốt Dengue

Virus Dengue có 4 type: DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Nếu một người bị nhiễm lần đầu với 1 type nào đó, thường bệnh sẽ diễn biến khá nhẹ: Người bệnh sốt, đau đầu, đau mỏi người, mệt mỏi vài ngày rồi tự hết. Nhưng nếu họ bị nhiễm các lần sau bởi bất kỳ type nào còn lại thì cơ thể sẽ phản ứng mãnh liệt hơn và gây bệnh sốt xuất huyết.

  1. Dấu hiệu sốt virus ở trẻ em

Thường là sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, đi kèm 1 số dấu hiệu khác như:

Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu; tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được.

Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2 - 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).

Kèm theo các dấu hiệu khác như trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dỉ mắt,… khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.

Một số trẻ nhỏ bị sốt cao còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.

  1. Dấu hiệu sốt virus ở người lớn

-Mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng đặc hiệu nhất của sốt virus ở người lớn.

- Đau người: Do mệt mỏi và tăng thân nhiệt, những người bị sốt vi-rút bắt đầu bị đau người, đặc biệt là đau các cơ.

- Sốt: Đây là một trong những triệu chứng nổi bật nhất của sốt virus ở người lớn. Khi nhiệt độ tăng cao là tình trạng nhiễm trùng nặng. Có khả năng sốt lên tới 40ºC.

- Ho và chảy nước mũi: Vì nhiễm trùng gây ra cảm giác run lạnh, bệnh nhân bị ho và chảy nước mũi.

- Nghẹt mũi: Đây là tình trạng đi kèm sau ho và sổ mũi, gây khó thở.

- Nhức đầu: Đây là ảnh hưởng đến sau sốt và đau cơ thể.

- Phát ban da: Vì sốt virus gây ra bởi virus, tình trạng phát ban da sẽ khá phổ biến.

III. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn sốt cao:

Thường trong 3 ngày đầu. Bệnh nhân sốt cao liên tục, đau đầu, nhức vùng hốc mắt, đau mỏi các cơ khớp, đau tức thắt lưng. Các dấu hiệu này cũng giống như biểu hiện khi nhiễm nhiều loại virus khác nên chỉ có thể phân biệt nhờ xét nghiệm.

  1. Giai đoạn diễn biến nặng:

Thường từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh. Bệnh nhân lui sốt dần nhưng lại có thể xuất hiện các biến chứng nặng:

-       Biến chứng tăng tính thấm thành mạch, gây thoát dịch khỏi mạch máu, làm máu trong lòng mạch cô đặc lại. Nếu không được bù dịch kịp thời sẽ làm thiếu thể tích trong lòng mạch, gây tụt huyết áp và sốc. Những trường hợp sốc nếu không được xử trí kịp thời có thể tử vong trong vòng một vài giờ.

-       Biến chứng hạ tiểu cầu trong máu:  Nếu nặng có thể gây các chảy máu bất thường như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, hoặc các xuất huyết nội tạng nguy hiểm như: Chảy máu tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng hay băng kinh và có thể dẫn đến tử vong nếu không được truyền tiểu cầu, cầm máu kịp thời.

Ngoài hai biến chứng thường gặp trên, người bệnh có thể có các biến chứng hiếm gặp hơn như: Viêm não, viêm cơ tim, hạ bach cầu máu và giảm miễn dịch gây bội nhiễm vi khuẩn , vv…

  1. Giai đoạn hồi phục:

Thường sau giai đoạn thoát dịch 24-48h: Bệnh nhân  hết sốt, phần dịch thoát ra khỏi lòng mạch lại tái hấp thu lại làm gia tăng lượng dịch trong lòng mạch. Giai đoạn này cần hạn chế truyền dịch để tránh nguy cơ quá tải dịch.

Như vậy, với sốt xuất huyết, trong giai đoạn sốt cao, chỉ có thể phân biệt với các sốt virus khác nhờ xét nghiệm sớm. Còn sang các giai đoạn sau thì phân biệt nhờ xét nghiệm và diễn biến bệnh.

Điều đáng lưu ý là với sốt virus thông thường, khi lui sốt là bệnh đã lui. Còn với sốt xuất huyết thì khi lui sốt là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần phải đến cơ sở y tế để khám, làm xét nghiệm hàng ngày để phát hiện sớm những biến chứng này để xử trí kịp thời.

Người bệnh cũng cần lưu ý, khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo sau phải đến cơ sở y tế ngay:

Sau 3-4 ngày vẫn sốt cao liên tục

-        Mệt lả

-        Nôn, buồn nôn nhiều

-        Vật vã hoặc li bì

-        Đau bụng nhiều, đau tức vùng gan

-        Tiểu ít

-        Có các chảy máu bất thường: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen…

Bệnh viện Than – Khoáng sản đã có xét nghiệm phát hiện Sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu ( Xét nghiệm Dengue NS1 ) và xét nghiệm bệnh ở giai đoạn sau ( Xét nghiệm Dengue IgG – IgM ) ; Bệnh viện đã và đang điều trị tốt nhiều trường hợp bệnh nhân bị Sốt xuất huyết từ đầu tháng 8 đến nay. Để được khám, tư vấn và điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi:

BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Điện thoại: 024.36641765

Website: www.benhvienthankhoangsan.vn

                                                                                     (Tổng hợp tin bài: Bác sỹ Hải Anh

Nguồn: Internet )

Thứ tư, 26 Tháng 7 2017 08:57

BỆNH LOÃNG XƯƠNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Written by

BỆNH LOÃNG XƯƠNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Loãng xương làm cho xương giòn, mỏng, dễ gãy kể cả khi không bị chấn thương, triệu chứng có thể quan sát được là bạn giảm dần chiều cao và đau lưng.

Thống kê cho thấy loãng xương là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam giới, với tỷ lệ 3:1. Loãng xương để lại hậu quả rất nặng nề, làm cho xương trở nên giòn, mỏng manh và rất dễ gãy, kể cả khi không bị chấn thương. Người ta thường gọi tình trạng này là gãy xương tự nhiên, đây là một biến chứng nặng nề của loãng xương.

 

Xương người được cấu tạo bởi các bè xương liên kết với nhau thành một mạng lưới, tạo nên bộ khung vững chắc để nâng đỡ cả cơ thể. Ở người bình thường, các bè xương xếp dày đặc, độ dày của mỗi bè khá lớn.

Xương bị loãng sẽ yếu và giòn hơn rất nhiều so với xương không bị loãng

Khi con người bước qua tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, các nội tiết tố giảm, quá trình tạo xương không còn sung mãn như trước, đồng thời quá trình hủy xương tăng lên làm cho xương bị mất đi, trở nên xốp hơn.

 

Ngoài vấn đề tuổi tác, còn nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác làm tăng quá trình hủy xương như:

– Chế độ ăn uống quá ít canxi, ít đạm, ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

– Sử dụng thuốc corticosteroid hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.

– Nằm bất động trên giường quá lâu.

– Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

– Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.

– Người quá nhẹ cân, lúc nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Phân biệt các loại loãng xương

Loãng xương người già hay còn gọi là loãng xương tiên phát xảy ra khi vừa có tình trạng tăng hủy xương và giảm tạo xương. Bệnh thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Loãng xương sau mãn kinh xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, do tăng hủy xương, trong khi tạo xương ít bị suy giảm. Loại loãng xương này chiếm tỷ lệ cao nhất.

Loãng xương thứ phát là hậu quả của một số bệnh như viêm khớp, thận, bệnh của tuyến cận giáp hoặc do nằm lâu, thói quen dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…

Loãng xương ở giai đoạn sớm không có triệu chứng gì nên được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã mất đi 30% khối lượng xương. Ở giai đoạn bệnh tiến triển có thể xuất hiện cảm giác đau, thường được mô tả là đau ở trong xương. Đây là một triệu chứng rất mơ hồ nên thường bị bỏ qua.

Một triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.

 

Gãy xương là triệu chứng rõ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loãng xương. Gãy xương do loãng xương là các trường hợp gãy xương tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay.

Bệnh viện Than – Khoáng sản có hệ thống máy đo mật độ xương hiện đại và chính xác, các bác sỹ chuyên khoa  để khám, chẩn đoán và chăm sóc các bệnh về xương khớp.
Để có thêm thông tin tư vấn, khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Điện thoại: 024.36641765

Website: www.benhvienthankhoangsan.vn

                                                                                                (  Tổng hợp tin bài: Bác sỹ Hải Anh

                                                                                                   Ảnh: nguồn internet. )

Thứ sáu, 21 Tháng 7 2017 03:09

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO VIRUS

Written by

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO VIRUS

Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não vi rút đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. 



Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...

Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.

  1. Nguyên nhân

Ở nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các virus  arbo (trong đó có virus  viêm não Nhật Bản), virus  herpes, các virus  đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai

bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ, ...

Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus, do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định virus.

Như vậy, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus  ở nước ta. Từ trước những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não virus chủ yếu là virus viêm não Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995. Nhờ kết quả phòng bệnh của chương trình triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại nước ta, số trường hợp viêm não do vi rút viêm não Nhật Bản đã giảm đáng kể, đến nay chỉ còn chiếm khoảng 10-15% tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não vi virus.

Virus gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột... và trên muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa, vừa là môi giới truyền virus sang người.

Muỗi truyền viêm não Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus. Muỗi Culex có khoảng 550 loài đã được xác định

 

( Hình ảnh muỗi Culex Tritaeniorhynchus )

Tại nước ta, viêm não virus xảy ra rải rác quanh năm, bệnh thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
        2. Phòng dịch, phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu mùa dịch Bộ Y tế đã có Công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống dịch mùa hè tại các địa phương;

Riêng đối với bệnh viêm não Nhật Bản, hiện đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên hàng tháng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm miễn phí cho trẻ 1- 5 tuổi. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, đưa phần mềm quản lý tiêm chủng vào sử dụng trên phạm vi cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm chủng không được tiêm chủng.

Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho đối tượng trẻ từ 6-15 tuổi tại 16 tỉnh, thành phố hiện đang lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản, có nguy cơ bùng phát dịch cao nhằm giảm đến mức thấp nhất số mắc và tử vong các trường hợp viêm não Nhật Bản.

Hiện  nay đang vào mùa dịch, để chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút, trong đó có Viêm não Nhật Bản,  

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

  1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng chăn nuôi gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại chồng chăn nuôi gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.
  3. Nằm màn kể cả khi ngủ ban ngày và ban đêm. Thường xuyên sử dụng các biện pháp xua muỗi diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
  4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
  5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
  6. Nếu có dấu hiệu sốt cao và kèm theo những rối loạn yhaanf kinh trung ương như: co giật; rối loạn vận động; lơ mơ…phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

                                                                              Tổng hợp tin: Bác sỹ Hải Anh

Thứ ba, 11 Tháng 7 2017 09:12

SỎI THẬN

Written by

SỎI THẬN

Sỏi thận được hình thành do sự lắng đọng, kết tinh của những chất có thể hòa tan trong nước tiểu. Bệnh sỏi thận có thể gây đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Biểu hiện của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có nhiều biểu hiện rất đa dạng:

-       Đau bụng, đau vùng thắt lưng là một triệu chứng hay gặp nhất. Đau bụng có thể kèm theo buồn nôn hoặc chướng bụng.

-       Đau vùng thắt lưng, có khi cơn đau âm ỉ suốt ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau quặn thắt, dữ dội. Kèm theo những cơn đau chính có thể  là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són…

Trước hoặc trong cơn đau có thể sốt cao, rét run và nước tiểu đục, đỏ, có khi có máu.

2. Chế độ ăn để hạn chế hình thành sỏi thận.

- Chế độ ăn có nhiều canxi khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ sỏi.

- Ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một số nguy cơ gây sỏi thận.

- Ăn quá nhiều mỡ cũng sẽ làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật cũng hình thành nên sỏi. 

* Vì vậy, để sỏi thận không hình thành được,  nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm nhiều canxi.

Nên ăn bổ sung nhiều rau tươi và chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột giảm thiểu tạo nên sỏi..

3. Uống nhiều nước sẽ hạn chế hình thành sỏi thận

Để phòng tránh sỏi thận cần phải uống đủ nước. Nhiều người khi thấy khát mới uống nước, chứ không biết đến vai trò quan trọng của nước với cơ thể và tác dụng của nước với việc phòng sỏi thận.

 Nhu cầu về nước trung bình là khoảng 2 lít mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và thời tiết, nhất là những người lao động nặng nhọc, hoặc những người mải làm việc cả ngày mà không uống nước.v.v..

Sỏi thận diễn biến tiềm tàng, âm thầm chỉ phát hiện khi siêu âm ổ bụng tổng quát.

Vì thế khám sức khỏe định kỳ giúp bạn biết rõ mình có bị sỏi thận hay không từ đó giúp cho việc điều trị bệnh không mất nhiều thời gian, tiền bạc.

  • Bệnh viện Than – Khoáng sản được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và dịch vụ y tế chất lương cao.. đã và đang trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Điện thoại: 02436641765

Website: www.benhvienthankhoangsan.vn

                                                                                           Tổng hợp tin bài: Bác sỹ Hải Anh

                                                                                            Ảnh sưu tầm.

Thứ ba, 11 Tháng 7 2017 08:35

RỐI LOẠN NHỊP TIM

Written by

RỐI LOẠN NHỊP TIM

Rối loạn nhịp tim có thể thường gặp nhưng hầu hết người bệnh dễ bỏ qua gây hậu quả đe dọa sức khỏe nghiêm trọng.

 

Mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần và bơm đến 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể, hoạt động không ngưng nghỉ trong suốt cuộc đời. Vì thế hiện tượng lỗi nhịp xảy ra là điều bình thường, tuy nhiên, khi trường hợp lỗi nhịp xảy ra thường xuyên như nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn mức trung bình (60-100 nhịp/phút) thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và tư vấn điều trị vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm.

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim

-       Loạn nhịp tim nhiều khi không gây triệu chứng.

-       Trong trường hợp nhịp tim quá chậm, người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc ngất và xuất hiện các triệu chứng của suy tim như khó thở, phù mắt cá chân,..

-       Khi nhịp tim quá nhanh, các triệu chứng như trên cũng có thể xuất hiện do các buồng tâm thất không đủ thời gian giãn ra để đổ đầy máu.

  1. Đánh trống ngực: là khi ta cảm thấy quả tim mình đang đập mạnh. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của loạn nhịp tim, mặc dù dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay cả khi quả tim đang làm việc hoàn toàn bình thường. Đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim có thể được mô tả rất khác nhau:
  • Cảm giác “hẫng hụt”, xuất hiện khi có một nhát bóp đến sớm. Do thời gian được đổ đầy máu ngắn (lượng máu về buồng thất ít), nên nhát bóp của tim chỉ bơm được một lượng máu rất ít khiến người bệnh cảm thấy hẫng hụt.
  • Cảm giác tim bị ngưng vài giây, thường theo sau bởi một nhịp đập mạnh, đôi khi như thể bị “đấm” vào ngực. Đây là biểu hiện của một lượng máu lớn được bơm ra khỏi quả tim sau thời gian đổ đầy dài hơn bình thường do tim ngưng đập trong chốc lát.
  • Nhiều cảm giác “hẫng hụt” liên tiếp, có thể đều hoặc không đều.

Dường như không thể xác định được chính xác loại rối loạn nhịp tim nếu chỉ dựa vào cảm giác đánh trống ngực mà nó gây ra. Hơn nữa, đôi khi một người có thể có nhiều loại loạn nhịp khác nhau và thông thường họ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.

  1. Thấy tim đập nhanhthường thấy trong rối loạn nhịp tim nhanh, và cũng là triệu chứng phổ biến khiến bệnh nhân đi khám bệnh.
  2. Mệt và cảm giác khó thởđây là biểu hiện thường gặp của nhiều loại loạn nhịp, tuy nhiên nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau.

Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân gây nên cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân

Có những rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân, nhưng phần lớn các trường hợp có liên quan đến tổn thương thực thể tại tim như đột quỵ tim, phẫu thuật tim, viêm cơ tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh.

Một số bệnh làm gia tăng áp lực cho tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp cũng gây rối loạn nhịp tim.

Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường như:

-       Bệnh tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp;

-       Các thuốc ho, cảm cúm có chứa nhiều thành phần như paracetamol, phenylpropanolamin được phối hợp với chlopheniramin, hoặc dextromethorphan, codein hay một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra căn bệnh này.

-       Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie – giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Khi rối loạn những chất này cũng tiềm ẩn nguy cơ loạn nhịp.

-       Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim, rung nhĩ và loạn nhịp khác.

-       Stress, thiếu ngủ, các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có gas, thuốc lá, rượu, đều có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim cần làm gì?

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám tại chuyên khoa tim mạch, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Các bệnh lý tim mạch thường tiến triển âm thầm vì vậy ngay cả khi không có những triệu chứng của bệnh, bạn vẫn nên chủ động thăm khám sức khỏe tim mạch tầm soát phát hiện sớm nhất những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và điều trị hiệu quả.

  • Bệnh viện Than – Khoáng sản có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ. Các bác sỹ có kinh nghiệm trong việc điều trị loạn nhịp tim.

Để được tư vấn khám và điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi:

BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Điện thoại: 024.36641765

Website: www.benhvienthankhoangsan.vn

                                                                                           Tổng hợp tin bài: Bác sỹ Hải Anh

                                                                                            Ảnh sưu tầm.

Thứ hai, 03 Tháng 7 2017 01:12

Viêm loét dạ dày tá tràng

Written by

Loét dạ dày tá tràng là loại bệnh đường tiêu hóa tương đối phổ biến trên thế giới. Loét dạ dày tá tràng là một tổn thương hở xảy ra trên lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Các dấu hiệu  thường gặp nhất giúp bạn nhận biết sớm bệnh loét dạ dày, tá tràng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tại Việt Nam, viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 26% và vẫn đang dẫn đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý mãn tính, nó không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.v.v..

Một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (hay gọi tắt là vi khuẩn HP) là một trong những nguyên nhân chính gây hình thành vết loét.

Trong khi đó các yếu tố như stress tâm lý, thực phẩm bạn ăn vào không gây ra loét nhưng lại là tác nhân kích thích những vết loét dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân gây viêm loét

  1. Vi khuẩn HP: Là loại vi khuẩn duy nhất sống được ở lớp nhày của niêm mạc dạ dày, là một loại vi khuẩn có dạng xoắn. Tỷ lệ gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp chiếm khoảng 70 – 90%. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người sang người qua đường nước bọt: bàn chải đánh răng, ăn uống những loại thực phẩm không sạch sẽ.v.v..
  2. Thuốc : Những loại thuốc gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày ví dụ như: nhóm axit acetylsalicylic (như Aspirin), thuốc chống viêm có Corticoide, thuốc hormone như sterol… Vì vậy  trong trường hợp cần thiết sử dụng các loại thuốc này thì nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  1. Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột, làm tăng axit hydrochloric và pepsin khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
  2. Chế độ ăn uống: No đói không đều làm cho axit hydrochloric và các chất xúc tác dạ dày tiết ra trung hòa thức ăn không ổn định, thời gian thức ăn lưu lại dạ dày lâu, làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ dạ dày. Khi ăn uống thất thường làm cho dạ dày không được nghỉ ngơi làm bệnh dễ phát và dễ tái phát. Ăn uống quá no không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng đến dạ dày bởi nó kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  3. Uống nhiều bia rượu: Rượu bia rất có hại cho sức khỏe, nó có thể gây ra xơ gạn, viêm tuyến tụy, tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
  4. Chế độ ăn uống: No đói không đều làm cho axit hydrochloric và các chất xúc tác dạ dày tiết ra trung hòa thức ăn không ổn định, thời gian thức ăn lưu lại dạ dày lâu, làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ dạ dày. Khi ăn uống thất thường làm cho dạ dày không được nghỉ ngơi làm bệnh dễ phát và dễ tái phát. Ăn uống quá no không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng đến dạ dày bởi nó kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng

  1. Đau bụng âm ỉ: Cơn đau có thể không dữ dội và quặn giống như trong bệnh đại tràng nhưng nó âm ỉ gây khó chịu với người bệnh, làm người bệnh không tập trung được vào các công việc khác. Cơn đau âm ỉ này có vị trí ở khu vực trên rốn, quanh thượng vị.

Khi ăn các thức ăn sẽ thấm hút acid trong dạ dày làm người bệnh có cảm giác cơn đau dịu đi, đặc biệt là ăn các loại thức ăn có khả năng thấm hút acid tốt như bánh mỳ, bột gạo rang,..

Sau một vài giờ ăn xong, acid dạ dày quay trở lại làm cho dạ dày lại tiếp tục đau.

  1. Giảm cân, chán ăn: Giảm cân và chán ăn bởi cảm giác đau âm ỉ, gây stress cho người bệnh. Ngoài ra, loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên có thể gây ra thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C.
  2. Thường xuyên đầy hơi, ợ hơi: Nhu động dạ dày ruột không bình thường, dẫn tới quá trình tích tụ khí thừa trong dạ dày tăng lên nên người bệnh bị ợ hơi. Cảm giác đầy hơi cũng thường trực một phần là do khả năng tiêu hóa và các chức năng của dạ dày không được thực hiện đầy đủ làm thức ăn bị ứ đọng và sinh hơi trong quá trình tiêu hóa tại dạ dày.

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý sớm, tránh các biến chứng của bệnh.

                                                                                                 Tổng hợp bài viết: BS Hải Anh

                                                                                                  Ảnh: sưu tầm

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes Aegypti.  Sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt. Chính vì vậy, dù ở nhà, không tiếp xúc với người bệnh bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết nếu như bị muỗi truyền virus Dengue.

 

( Muỗi vằn Aedes Aegypti )

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây thành dịch lớn, nhất là trong thời điểm mùa mưa , bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc bị muỗi đốt . Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể dẫn đến sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến khả năng tử vong cao, nhất là đối với trẻ em bị sốt xuất huyết.


  1. Bệnh sốt xuất huyết thường có các dấu hiệu sau:

– Biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ: người bệnh bị sốt cao đột ngột lên đến trên 38 độ C, và có biểu hiện sốt kéo dài trong thời gian từ 2 đến 7 ngày, đau đầu dữ dội vùng trán,khó hạ sốt, cơ thể có dấu hiệu phát ban, đau sau nhãn cầu, không kèm theo ho và sổ mũi.

– Sốt xuất huyết nặng : bao gồm các dấu hiệu nêu của thể nhẹ và kèm theo một số triệu chứng sau:

 Xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng,  chảy máu cam, vết bầm chỗ tiêm, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, chân tay lạnh, buồn nôn, hốt hoảng, vật vã, đau bụng.

  1. Những điều cần làm khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Khi nghi ngờ bạn hoặc người khác bị mắc sốt xuất huyết thì đưa ngay người bệnh đi khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc đáng tin cậy nhất.

Trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc người bệnh tại nhà như sau:

– Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại nhà.

– Cho uống thật nhiều nước, uống thêm nước trái cây hoặc uống dung dịch Oresol. Cho bệnh nhân sốt xuất huyết ăn nhẹ các thức ăn như: súp, cháo hoặc uống sữa.

– Hạ sốt với Paracetamol, chườm mát khi sốt cao

Theo dõi thật kỹ bệnh nhân nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu, biểu hiện xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng ( sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều ) cần đưa ngay đến bệnh viện.

  1. Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:


Có nhiều biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết mà mỗi chúng ta đều có thể thực hiện được.

3.1. Các biện pháp loại bỏ khu sản của muỗi,tiêu diệt lăng quăng, cung quăng, tiêu diệt bọ gậy:

       1. Đậy kín các chum, lu, khạp…chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.

       2. Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.

       3. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( lu, chum, bể..) 1 tuần 1 lần.

       4. Bỏ muối vào chén nước kê chân giường tủ, chân chạn bát,  cho thêm cát ẩm vào lọ hoa.

       5. Thu gom đồ phế thải quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe hỏng, chai lọ vỡ…Lật úp các vật thải có khả năng chứa nước.

3.2. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:

  1. Khi ngủ cần ngủ trong màn kể cả là ban ngày (vì muỗi vằn thường hoạt động ban ngày)
  2.  Mặc áo quần dài tay để tránh bị muỗi đốt.
  3. Cho người bị mắc bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh muỗi đốt tránh lây lan cho người lành.
  4. Dùng mành , rèm tẩm hóa chất diệt muỗi, sử dụng các công cụ diệt muỗi như vợt điện, đèn diệt muỗi,…
  5.  Diệt muỗi bằng một số loại hóa chất như tẩm màn, phun thuốc, dùng bình xịt diệt muỗi, dùng hương muỗi, bôi kem chống muỗi…

Trên đây là một số cách nhận biết về các đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

                                                                                                      Tổng hợp tin bài: BS Hải Anh

                                                                                                       Ảnh: Sưu tầm

Thứ tư, 28 Tháng 6 2017 02:36

Chính sách Bảo hiểm y tế

Written by

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ

Là một bệnh viện được phép đăng ký bảo hiểm ban đầu tại Hà Nội, Bệnh viện Than – Khoáng sản áp dụng chính sách bảo hiểm y tế cho người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về thanh toán bảo hiểm. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất để người dân có thể tiếp cận với y học hiện đại trong khám chữa bệnh, Bệnh viện Than – Khoáng sản áp dụng chính sách bảo hiểm một cách triệt để, mang đến lợi ích tối đa cho người bệnh. Các thủ tục thanh toán cũng được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, không mất nhiều thời gian.  Cụ thể như sau:

  1. Người có công với cách mạng có thẻ BHYT, bao gồm (Thương binh nặng 81% trở lên (mã thẻ BHYT: CC1); Bà mẹ Việt Nam anh hùng (mã thẻ BHYT: CC1); Lão thành cách mạng hoạt động trước năm 1945 (mã thẻ BHYT: CC1 hoặc HT1; HT2 ). Những đối tượng nêu trên nếu đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Than – Khoáng sản sẽ được chi trả hưởng chế độ bảo hiểm theo đúng quy định của Nhà nước.
  2. Nếu muốn đăng ký thẻ bảo hiểm y tế qua doanh nghiệp nơi đang làm việc: Để đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thành Bệnh viện Than – Khoáng sản, cần liên hệ phòng nhân sự hoặc phòng y tế tại công ty.
  3. Nếu là thẻ tự nguyện, hoặc các đối tượng hưu trí, trẻ em, người có công với cách mạng, người mất sức lao động, bảo trợ xã hội….vv thì đến cơs quan Bảo hiểm xã hội Quận, Huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xin đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về Bệnh viện Than – Khoáng sản vào ngày từ 1 đến 10 đầu Quý tại BHXH Quận, Huyện đó.
  4. Nếu thẻ mua tự nguyện thì đăng ký mua tại Phường (kèm theo hộ khẩu thường trú + CMT nhân dân) và đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Than – Khoáng sản.

* Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (trên phạm vi cả nước), trường hợp cấp cứu sẽ được hưởng theo quy định của Nhà nước.

* Trường hợp bệnh nhân tự chọn tuyến (vượt tuyến, trái tuyến) nếu điều trị nội trú sẽ được thanh toán  theo quy định của Nhà nước.

Bệnh nhân cần thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại Bệnh viện Than – Khoáng sản hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với Bệnh viện để được chúng tôi hỗ trợ.

BỆNH VIỆN THAN – KHOÁNG SẢN

Điện thoại: 02436641765

Website: www.benhvienthankhoangsan.vn

                                                                                        Tổng hợp tin bài: BS Hải Anh

                                                                   Ảnh: Sưu tầm

 

Trang 22 của 22